Những công trình giao thông mới nâng tầm Thủ đô Hà Nội
Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội|24/01/2023 10:32
Giao thông Hà Nội gần đây được đánh giá có những thay đổi đáng kể về diện mạo, “giảm nhiệt” tương đối hiệu quả áp lực ùn ứ vào giờ cao điểm. Đặc biệt, một số công trình hạ tầng giao thông đã và đang từng bước hoàn thiện, tăng khả năng kết nối, nâng tầm Thủ đô văn minh, hiện đại.
Tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội.Sau 4 năm xây dựng với tổng mức đầu tư là 9.997 tỷ đồng, chiều dài 5,08km, Dự án tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở đã chính thức thông xe ngày 11/1/2023 vừa qua, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị Hà Nội.Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3 với tổng mức đầu tư 698 tỷ đồng, chiều dài 475m cũng đã được Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng, giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian phương tiện lưu thông qua nút.Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội 2A Cát Linh-Hà Đông với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 18.001,5 tỷ đồng, chiều dài 13,05km, trải qua 360 ngày khai thác an toàn đã vận chuyển được hơn 7,5 triệu hành khách, giúp giảm ùn tắc giao thông đô thị.Dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, với tổng mức đầu tư 32.900 tỷ đồng. Ngày 5/12/2022, đã chạy thử đoạn trên cao.Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư là 2.560 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 1/2021 và dự kiến hoàn thiện và thông xe vào dịp 2/9/2023. Theo quy hoạch, cầu Vĩnh Tuy rộng 38m, dài 5,8 km. Trong đó phần cầu chính vượt sông dài 3,7km, đường dẫn hai đầu 1,68km. Dự án sau khi hoàn thành sẽ tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Hà Nội.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, trong năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần sáng tạo, tập trung toàn lực cho công việc, Ban Quản lý dự án đã gặt hái được nhiều thành công. Năm 2023, sẽ có nhiều dự án giao thông lớn được khởi công.
Thiết kế đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đoạn đi qua Hà Nội dài 58,2km, với nhiều nút giao với các tuyến đường đô thị, đường trục chính liên tỉnh…
“Đặc biệt, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ những khó khăn mà một số dự án đang gặp phải”, ông Nguyễn Chí Cường nhấn mạnh.
Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội dịp Tết, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội và các cơ quan liên quan thường xuyên rà soát bất cập trong tổ chức giao thông, từ đó nghiên cứu điều chỉnh hợp lý nhằm hạn chế xung đột; tăng cường lực lượng chốt trực tại các vị trí giao cắt gây xung đột giao thông để hướng dẫn, phân luồng…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa gửi thư khen 6 huyện: Thanh Oai, Đan Phượng, Sóc Sơn, Mê Linh, Thường Tín, Hoài Đức về triển khai dự án Vành Đai 4 - Vùng Thủ đô.
Chiều 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng), Thường trực Thành ủy tổ chức gặp mặt cán bộ chủ chốt cơ quan Thành ủy Hà Nội trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Chiều 27/1 (tức mùng 6 Tết Quý Mão 2023), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã đến thăm, động viên cán bộ, công nhân viên, người lao động Tập đoàn Thành Công, nhân dịp ra quân sản xuất đầu năm Quý Mão 2023.
Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, trong 5 ngày Tết Nguyên đán (từ mùng 1 đến mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão), Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón gần 15 vạn lượt khách du xuân, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, nhất là phong tục xin chữ, cầu may đầu năm.
Sáng 26/1, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng đại diện lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Anh đã làm lễ dâng hương nhân dịp Lễ hội đền Cổ Loa 2023, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh).
Nhà Lý coi đạo Phật là Quốc giáo nên không ít những nhà sư giỏi giang được mời về làm tham mưu, giúp rập cung đình như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Đào Cam Mộc…
Một mùa xuân mới đã đến, mùa xuân của một khởi đầu mới sau hơn 2 năm vì đại dịch, cả nước chúng ta phải thực hiện giãn cách xã hội. Với anh chị em văn nghệ sĩ Thủ đô Hà Nội lại càng thấy mới mẻ trên chặng đường đầu của nội dung Hội nghị Văn hóa toàn quốc - Tháng 11/2021.
Sông Hồng chảy vào Việt Nam, từ Hà Khẩu, Lào Cai đến cửa Ba Lạt, Nam Định dài 556km. Dòng sông thân thuộc có nhiều tên gọi, gắn với những vùng đất mà sông chảy qua.
Ngày 28/1, tại không gian văn hóa Bảo tàng tỉnh Nam Định đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm "Dấu ấn thành Nam". Sự kiện do Bảo tàng tỉnh Nam Định và Trung tâm lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp tổ chức.
Ngày 29/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chương trình Hòa nhạc đặc biệt chào xuân 2023 - New year concert 2023 do Bộ Công an chỉ đạo tổ chức nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2023) và đón xuân Quý Mão 2023. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình CAND (kênh ANTV).
Một trong những thú vui cuối năm của tôi là mũ áo sùm sụp, đan tay người thương rồi dạo Đồng Xuân trong gió lạnh cạn mùa. Gạn chút năm cũ với mây xám đêm dài, với chè chén bên Gầm Cầu, thật không khác gì được sắm Tết trong cái nhớ Tết. Tết của chuyện kể hiền như thần thoại, của mùi vị óng ánh bên trong ván cửa lùa, của thú chơi tài tử hào hoa, của mùi pháo cũ tiễn nhiều năm cũ.
Trong tâm thức của mỗi người Việt, ngày Tết là một ngày thiêng liêng. Đó là ngày đoàn tụ gia đình, ngày con người trở về với quê hương bản quán, về với họ hàng, tổ tiên. Tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi, được vui chơi, mà đó còn là dịp để sum họp, để thăm hỏi, chúc tụng. Với nhà văn Vũ Bằng, Tết là phải về quê.
Mưa bụi. Thi thoảng mới có chút gió nhẹ. Thế mà lạnh, tôi cảm nhận được một chút rùng mình của nhà thơ Tế Hanh khi ông ôm chặt tôi hơn. Xe vẫn chạy chậm, rất chậm.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa gửi thư khen 6 huyện: Thanh Oai, Đan Phượng, Sóc Sơn, Mê Linh, Thường Tín, Hoài Đức về triển khai dự án Vành Đai 4 - Vùng Thủ đô.
Ngày 26/01/2023, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, tận tụy với công việc, ngày đêm căng mình với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Theo số liệu từ Sở Du lịch Ninh Bình, dịp Tết năm nay lượng khách du lịch đến tỉnh này tăng 25 lần so với năm 2022, các điểm đến nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính luôn kín.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 124-KH/TU về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/3 tới đây.
Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023), ngày 27/1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ra mắt Triển lãm chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tết cổ truyền dân tộc” tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.