"Nối dài" nét đẹp văn hóa truyền thống dịp đầu xuân

Ly Ly| 06/02/2023 19:58

Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn với gần 1.300 lễ hội có quy mô lớn, nhỏ, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô cũng như du khách thập phương.

1.jpg
Đoàn kiểm tra do đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Trần Thị Vân Anh làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại huyện Ba Vì

Lưu giữ và lan toả nét đẹp văn hoá Thăng Long – Hà Nội

Nhắc đến những lễ hội nổi tiếng ở Hà Nội thường gắn liền với tên tuổi của những anh hùng có công với dân, với nước như: lễ hội Gò Đống Đa gắn liền với những chiến công chống giặc ngoại xâm cứu nước của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ; lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương; lễ hội Gióng với huyền thoại Thánh Gióng; lễ hội Hai Bà Trưng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị. Bên cạnh đó, có một số lễ hội ở Hà Nội gắn liền với những danh thắng nổi tiếng như: lễ hội Chùa Hương được gọi là thắng cảnh đẹp nhất trời nam; lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại huyện Ba Vì gắn liền với sức hấp dẫn của một vùng đất “sơn thuỷ hữu tình”, độc đáo, đặc trưng của 3 dân tộc Kinh - Mường – Dao… Mỗi lễ hội mang đậm giá trị văn hoá truyền thống của người Việt và của người Hà Nội - Tràng An.

10.jpg
Lễ hội Gò Đống Đa vào ngày Mùng 5 tháng Giêng xuân Quý Mão 2023

Sau 2 năm tạm dừng tổ chức vì COVID-19, những ngày đầu xuân mới Quý Mão 2023 này, tiết trời tại Thủ đô như “chiều lòng người”, thích hợp để tổ chức các lễ hội.

Ghi nhận thực tế tại các lễ hội, các di tích trên địa bàn Thủ đô cho thấy, hàng ngày mỗi di tích, lễ hội đón hàng nghìn người về đi lễ, du xuân, khiến cho không khí khắp nơi càng trở nên náo nức hơn bao giờ hết. Nhân dân nô nức trở lại trẩy hội mùa xuân. Mỗi người đều mang trong mình biết bao khát vọng, ước muốn về một năm mới gặp nhiều măn mắn, “Vạn sự như ý, trăm điều như muốn”. Ai ai cũng háo hức du xuân, đều thành tâm sửa soạn những vật phẩm ý nghĩa nhất, đẹp nhất để dâng lễ cầu may, cầu tài.

4.jpg
Nhân dân kính cẩn dâng lễ tại lễ hội Tản Viên Sơn Thánh - Đền Hạ - huyện Ba Vì

Đảm bảo một mùa lễ hội giàu bản sắc văn hoá, an toàn, lành mạnh

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trước, trong, sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cho biết, Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước ban hành chỉ thị riêng về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2023 trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội là đơn vị được Thành phố giao chủ trì xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong việc triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội; giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ vụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; thường xuyên cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh…

dong-da.jpg
Các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các lễ hội

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm (lợi dụng di tích lễ hội để trục lợi, lưu hành kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; không dễ các đối tượng lợi dụng lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan trái với thuần phong, mỹ tục, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

“Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau lễ hội nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, là trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý nhà nước (các sở ngành của thành phố; các quận, huyện, thị xã); vai trò của những người đang được giao chủ trì các lễ hội: như các Tăng ni tại chùa, các Ban quản lý tại các di tích và sự tham gia hiệu quả, nghiêm túc của đông đảo người dân. Người dân vừa là chủ thể sáng tạo, là người thụ thưởng đồng thời cũng là người phát triển các lễ hội. Bên cạnh đó, thông qua kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Đoàn kiểm tra có thể kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn trong tổ chức lễ hội. Lễ hội là hồn cốt của một di tích đồng thời là chất liệu phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. Thông qua kiểm tra công tác tổ chức lễ hội, cơ quan chuyên môn sẽ đề xuất Thành phố biểu dương, khen thưởng những cách làm tốt, mô hình hay trong công tác tổ chức lễ hội để khích lệ, lan toả ngày càng nhiều “Người tốt, việc tốt” trong cộng đồng”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các quận, huyện trên tăng cường tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng, quy chế quản lý lễ hội để người dân, du khách biết thực hiện

12.jpg
Nhân dân không xen lấn, xô đẩy khi tham quan tại các điểm di tích, lễ hội

Theo chân Đoàn kiểm tra đến các điểm di tích, lễ hội cho thấy, mặc dù lượng khách đổ về đông nhưng Ban quản lý các di tích, lễ hội cùng với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, sẵn sàng làm nhiệm vụ phân luồng giao thông; ý thức tham gia lễ hội của nhân dân được cải thiện nâng cao rõ rệt, không còn tình trạng xen lấn, xô đẩy trong các di tích, lễ hội; tình trạng trộm cắp móc túi, chèo kéo hạn chế hẳn so với những năm trước đây; công tác phòng chống cháy nổ, về y tế, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm cũng được chú trọng để lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn nhằm phục vụ tốt nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.

Một số hình ảnh được phóng viên tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại các lễ hội, di tích trên địa bàn Thủ đô dịp Xuân Quý Mão 2023:

5.jpg
00.jpg
11(2).jpg
2(1).jpg
01.jpg
16.jpg
14.jpg
0.jpg
Bài liên quan
  •  Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh - Nét văn hoá đặc sắc của Ba Vì
    Sáng 4-2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại di tích đền Hạ (huyện Ba Vì), diễn ra Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh. Tới dự, có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
(0) Bình luận
  • Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 gắn với kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế
    Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ngày 24/3, Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 với chủ đề “Kinh thành tỏa sáng” gắn với Lễ kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO vinh danh.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tháng ba nhớ về Lễ hội chùa Láng
    Hội Láng xưa là lễ hội lớn nhất kinh thành Thăng Long, thường diễn ra trong 10 ngày. Đặc biệt, vào những năm đại hội “phong đăng, hỏa cốc” (10 - 15 năm) mới rước Thánh một lần. Ngày nay, hội Láng chỉ tổ chức trong 3 ngày (từ mùng 6 - 8 tháng ba) nhưng chỉ là hội lệ.
  • Lễ cầu ngư: Nét văn hoá đặc sắc Làng chài Vạn Vỹ
    Hàng năm cứ từ ngày 13 tháng giêng đến ngày 25/2 âm lịch, người dân làng Vạn Vỹ tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ cùng nhau tổ chức Lễ cầu ngư để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà, người dân của làng đánh bắt được nhiều cá tôm hơn ...
  • Hiệu sách tự phục vụ, tự thanh toán đầu tiên tại Hà Nội
    Mô hình "Tiệm sách tự phục vụ" vừa ra mắt tại Hàng Trống, (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến nhiều người thích thú. Tại đây không có bất kỳ nhân viên bán hàng nào, khách hàng sẽ tự chọn sách, tự tính tiền và tự trả tiền bằng một ứng dụng thông minh.
  • Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023 với nhiều hoạt động hấp dẫn
    Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 20 đến 29/4 (tức mùng 1 đến mùng 10 tháng Ba âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hộp nghệ thuật - Số 07: Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại - Kỳ II
    Ở kỳ trước của Podcast  Hộp nghệ thuật chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lễ hội truyền thống và thực trạng lễ hội truyền thống hiện nay. Với những biến tướng và thực trạng đó, ở podcast kỳ này, Người Hà Nội tiếp tục có cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ để làm sáng tỏ những vấn đề tiếp theo xoay quanh lễ hội truyền thống. Đó là hệ quả, nguyên nhân và hướng đi cho sự phát triển vẹn toàn của loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Top 05 điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam
    “Săn mây” đang là một trào lưu cực "hot" của dân "phượt" hiện nay. Đứng trên các ngọn núi cao, thả hồn theo đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi dưới chân hẳn là những giây phút mà ai cũng muốn được một lần trải nghiệm trong đời.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
"Nối dài" nét đẹp văn hóa truyền thống dịp đầu xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO