Nỗi nhớ tình yêu không dứt

Lời bình của Đặng Huy Giang| 14/12/2022 08:28

“Vang âm tiếng sóng” - tập thơ mới nhất của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh khá dày dặn và đầy đặn. Điều làm tôi ngạc nhiên là trong tập có nhiều bài thơ tình ấn tượng, cho thấy sự say cháy và bừng rộ nhờ lối viết, cách triển khai rất riêng. Chất ngẫm cảm, liên tưởng cũng được đẩy lên ở mức cao. Đó là các bài: “Tình say”, “Nhả tơ”, “Hoa sưa” và “Nhớ cà phê phố”.

Nguyễn Hồng Vinh

Nhớ cà phê phố



Tặng Phan Tiến Dũng



Phố xa
Anh ngóng đợi từng phút
Café nhỏ giọt
Em xa hút...

Từ ngày trở về
Anh lẻ bóng
Nuối tiếc ngày xưa trong cõi lặng.

Giá kim đồng hồ quay ngược
Em ơi!



Tháng 2/2022

Một “Tình say” với “Em rót vào anh tràn ly rượu/ Hai ta lên xuống giữa trời mây/ Sóng như tung lên rồi nhấn xuống/ Con thuyền cứ thế ngả nghiêng say”, một “Nhả tơ” với “Ngỡ em nhả tơ từ kiếp trước/ Để anh ám ảnh một kiếp tằm/ Kìa sông chảy xuôi, cá lội ngược/ Đôi mình như mắc lưới tình duyên”, một “Hoa sưa” với “Hoa sưa trắng nỗi niềm xưa/ Sáng-trưa - chiều-tối... đón đưa em về/ Hoa sưa bừng nở, còn nghe/ Tiếng chim líu ríu đầu hè... nhắc ai?” thật đáng nhớ. Sự say cháy của tình yêu trong “Tình say” đã đến độ. Sự kết hợp lứa đôi trong “Nhả tơ” như định mệnh. Còn “Hoa sưa trắng” đến cả “nỗi niềm xưa” trong “Hoa sưa” là một câu thơ tài hoa và cả tài tình nữa. Mỗi bài thơ hay mỗi vẻ và đôi khi phụ thuộc vào sự cảm nhận, chia sẻ của từng người, nhưng với tôi, đáng nhớ hơn cả là “Nhớ cà phê phố”.

Có thể nói, “Nhớ cà phê phố” là một bài thơ đặc sắc, được viết rất tự nhiên và viết như bắt được vậy. Từ xưa đến nay, những bài thơ đặc sắc kiểu này đều được hạ sinh như thế. Và nó lạ ngay từ cái tên: Không phải viết về một quán cà phê phố, mà viết về nỗi nhớ quán cà phê phố. Và nỗi nhớ ấy cũng không phải là nỗi nhớ quán cà phê phố, mà là nỗi nhớ em. Chính sự thiếu vắng, nói cụ thể là sự “thiếu em”, “vắng em” cùng sự tiếc nuối và ngậm ngùi như những tiếng thở dài đã trở thành điểm xuất phát, trở thành cái hồn cốt, cái căn cơ của tứ thơ.

Ngay ở khổ đầu, người đọc đã có ngay một cảm thức về thời gian rất rõ. Phố thì xa, anh thì ngóng đợi, thời gian thì trôi. Từng giây, từng phút như tương ứng với từng giọt cà phê nhỏ... trong một hiện thực cụ thể với một không gian: “Em xa hút”. Trong cái khoảnh khắc một đi không trở lại ấy, ánh hồi quang của quá khứ, của tình yêu đã trở về mãnh liệt đến khó hình dung ra nổi. Rồi anh cảm thấy cô đơn (lẻ bóng) trong sự im ắng (cõi lặng) hơn bao giờ hết, trong nỗi xót xa và “nuối tiếc ngày xưa” cũng hơn bao giờ hết.

Xa xưa, nhà thơ Hồ Dzếnh từng viết “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Ấy là nói về vẻ đẹp của một hành trình tới đích, cụ thể là hành trình tới đích của tình yêu. Chính hành trình tới đích của tình yêu mới tạo ra kịch tính, sự hồi hộp trong tình yêu. Trong “Chùa Hương” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, cũng vậy. Bài “Chùa Hương” được nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp coi là “thiên ký sự của một cô bé ngày xưa”. Dưới bài “Chùa Hương”, tác giả còn chú thêm: “Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều”. Như vậy là khi “hai người lấy nhau”, về cơ bản, là hết chuyện và hành trình tới đích của tình yêu cũng kết thúc. Còn ở thời đương đại, Lubomirski (nhà thơ người Áo) lại viết: “Em ở xa tôi đến nỗi/ Nếu em không đến được/ Tôi không bao giờ gặp được tôi đâu”. Ấy là nói đến bản chất “là một” của tình yêu đôi lứa. “Tôi không bao giờ gặp được tôi đâu” là câu thơ độc đáo, câu thơ chốt, chi tiết thơ đắt mang chất khẳng định như dao chém đá vậy. Chắc chắn tứ thơ được “cất” lên từ câu này. Hay nói một cách khác: Không có câu này, bài thơ không còn ấn tượng nữa.

Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, đụng đến sự thiếu vắng hoặc trống vắng lứa đôi mà trở thành cội nguồn của những ca khúc hay, phải nói đến “Tuyết rơi” của một nhạc sĩ người Pháp mà tiếc tôi không còn nhớ tên, “Tình ca” của nhạc sĩ Hoàng Việt, “Xa khơi” của Nguyễn Tài Tuệ, “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, “Bài ca hi vọng” của nhạc sĩ Văn Ký. Nếu “Ngoài kia tuyết rơi rơi...” mà “Em đến bên anh chiều nay” thì không có “Tuyết rơi”. Nếu không có sự khắc khoải đợi chờ hoặc đợi chờ gần như trong tuyệt vọng trong sự cách chia đằng đẵng của dòng Hiền Lương, cũng khó có “Tình ca”, “Xa khơi”, “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Bài ca hi vọng”...

Cho nên thơ tình, xét về mặt bản chất là thơ thất tình và trên thực tế, những bài thơ tình để lại dấu ấn thường có xuất phát và mang đặc trưng như vậy. Sinh thời, nhà thơ Phạm Tiến Duật từng nói rất vui nhưng không phải là không có lý: “Khi đã có người yêu, lúc nào cũng ở bên người yêu, thì người yêu mình đã là một bài thơ tình tuyệt vời rồi, việc gì phải làm thơ tình nữa!”

Cuối cùng, chẳng có cách gì khác bằng cách ước điều không thể xảy ra: “Giá kim đồng hồ quay ngược/ Em ơi!”, cho dù tác giả biết: Có bao giờ, thời gian có thể “quay xe” được.

Rõ ràng, người xưa thì chưa thấy nhưng ngày xưa và những kỷ niệm xưa về người xưa thì vẫn còn. Nói theo Lý Bạch thì “Người” có thể “không bao giờ về” nhưng “Hương” (tình yêu) thì “không bao giờ mất”. Ở đây, khía cạnh bất tử của tình yêu chính là hương và tinh thần của nó.
Về mặt hình thức, bài thơ sử dụng nhiều vần trắc cùng nhịp ngắt, nhịp buông khá ăn nhập với nội dung thiên về diễn tả, tạo dựng tâm trạng. Chính nội dung đã sinh ra hình thức phù hợp và tương ứng với hình thức. Việc tạo dựng tâm trạng trong thơ nhìn chung không phải dễ, không phải muốn là được. Nhiều khi, nó cũng đến rất tự nhiên và cũng như bắt được vậy.

Đây là bài thơ tình hay của một người đã ở tuổi gần bát thập. Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh!

Bài liên quan
  • Nỗi cô đơn hiện sinh trong thơ Hoàng Vũ Thuật
    Hoàng Vũ Thuật là một nhà thơ có sức viết bền bỉ, hầu hết những tác phẩm của ông đều được lấy chất liệu từ cuộc sống buồn vui của chính mình và những phận đời xung quanh. Với sự trải nghiệm của mình và sự sáng tạo riêng độc đáo, ông đã khắc họa nên những nỗi khổ đau phận người, nỗi cô đơn hiện sinh trong rất nhiều tác phẩm.
(0) Bình luận
  • 15 năm đồng hành với Nghị quyết 23 - NQ/TW
    Nghị quyết 23 NQ/TW (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới được Trung ương ban hành năm 2008 - thời điểm chạm đích Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Giới văn nghệ sĩ Thủ đô thuộc 9 hội chuyên ngành và Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) - cơ quan ngôn luận của Hội VHNT Hà Nội nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm hết sức lớn lao của mình trước yêu cầu đổi mới văn hóa đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… từ đó vai trò của văn nghệ s
  • Tính dân tộc, khoa học, đại chúng trong âm nhạc Cách mạng Việt Nam
    Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phát triển văn hóa và bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo đã trở thành ánh sáng soi đường cho văn hóa, văn nghệ trong đó có âm nhạc. Nhiều thập kỷ qua âm nhạc đã luôn đồng hành với những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến cứu quốc và trong hòa bình dựng xây đất nước. Sự ra đời của âm nhạc cách mạng Việt Nam như một sự cộng hưởng và đồng vọng của tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân
  • Còn đây một thời hoa đỏ
    Thanh Tùng, có những câu thơ thật bình dị, dễ hiểu, nhưng đọc xong cứ phải sững lại. Có gì trong ấy: “Mọi người tiễn em ra mộ/ Anh lại đón em về với trái tim/ Đó là nơi tốt nhất của em/ Nơi không bao giờ thay đổi” (Dù em đã đổi thay).
  • Bác Hồ với các nghệ sĩ tạo hình quốc tế
    Mỗi khi nghĩ về Bác, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì đã có dịp được gặp gỡ, được sống cùng thời và với vị lãnh tụ vĩ đại ấy, nhất là trong quãng thời gian tôi học tập và sinh sống tại Đức. Sắp tới kỷ niệm ngày sinh nhật Người, những kỷ niệm và câu chuyện về Bác lại ùa về trong tôi, trong đó là các câu chuyện về Bác với nghệ sĩ quốc tế.
  • Phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của văn nghệ sĩ Thủ đô
    Nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật (VHNT) và đội ngũ văn nghệ sĩ, ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới. Kể từ khi Nghị quyết được triển khai cho đến nay, VHNT Thủ đô đã có sự chuyển mình ra sao, còn những hạn chế tồn tại gì, và đâu là giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Cùng Người Hà Nội trò chuyện với NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ
  • Nói gì về "văn học queer"?
    Nằm trong chuỗi hoạt động “Những ngày Văn học châu Âu”, “Queer writing - Writing queer” là buổi tọa đàm song ngữ Việt - Anh do Hội đồng Anh tại Việt Nam và Tạp chí Zzz Review tổ chức. Sự kiện vừa diễn ra vào tối ngày 14/5/2023 tại Viện Goethe Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn văn hóa - Số 27
    NHN - Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong quần thể kiến trúc tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm), là một trong những tượng đài cổ nhất ở Hà Nội. Nơi đây ẩn chứa nhiều truyền thuyết xa xưa và bí ẩn gắn liền với hồ nước linh thiêng cùng lịch sử hào hùng của vị vua đã có công giữ nước. Trong chuyên mục văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu những nét độc đáo của công trình kiến trúc lâu đời này.
  • Trưng bày “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”
    Sáng ngày 9/6/2023, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 25 Tông Đản, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”. Đây là sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • 67 tác phẩm báo chí xuất sắc đoạt Giải Diên Hồng lần thứ nhất
    Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa diễn ra đúng vào thời gian của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) và kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/06/2023).
  • Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội 2023: Xúc tiến thương mại, kích cầu thị trường Thủ đô
    Tối 9/6, thực hiện Chương trình số 04-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố (HPA) tổ chức khai mạc Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2023 tại Trung tâm Thương mại MELINH PLAZA Hà Đông.
Đừng bỏ lỡ
Nỗi nhớ tình yêu không dứt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO