Phạm Nguyễn Toan

Phạm Nguyễn Toan| 19/06/2022 12:55

Lời tòa soạn: Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tác phẩm thơ của một số cây bút đang công tác tại các tờ báo, tạp chí. Mời độc giả cùng đón đọc những thi phẩm được cất lên từ những tâm hồn nhà báo - thi nhân.

Bên cầu ao nhớ mẹ 
Con trở về ném những vệt thia lia
Xuống cầu ao nơi mẹ ngồi giặt áo
Nơi ngày thơ con thường vừa vo gạo
Vừa nghêu ngao bài hát “ăn mày...”
Vắng mẹ rồi mới thấu nỗi đắng cay
Hiểu lối người xưa ca dao tục ngữ
“Mồ côi mẹ ra đường liếm lá”...
Con ngồi đây kệ tôm tép ngó nhìn...
Con nhận ra mình bạc tóc chẳng khôn
Nên chưa biết một ngày thương mẹ
Như cây bưởi góc vườn mẹ chăm như thế
Tết đến nơi mà quả chửa ngả màu
Đời mẹ nghèo tiết kiệm cả ốm đau
Đi cũng vội không một lời từ biệt
Để hôm nay con ngồi đây mà tiếc
Những buổi trốn trưa mẹ chẳng đánh đòn
Con mèo vàng chiều nay cũng như con
Ngồi thờ thẫn góc cầu ao nhớ mẹ
Đám mùi già xin đừng thơm quá thể
Tất niên này ai nấu nước nữa đâu... 



Khúc giao mùa
Nếu có thể, xin thu đừng về vội
Để cho anh níu chút hạ muộn màng
Để cho mưa, cứ là mưa tháng sáu
Phố ngập rồi, ai chẳng thể… sang ngang
Đừng về vội ta ngồi thêm chút nữa
Cho cà phê nâu nốt nỗi cũ càng
Đừng im lặng, anh lặng im là đủ
Kể anh nghe thời thiếu nữ tuổi vàng
Em biết không anh cũng từng tuổi trẻ
Từng ngỡ với tay hái được sao trời
Thế mà phố bắt anh như này đấy
Thành phong rêu như thân phận bao người
Anh bỗng nhớ những mùa thu sơn cước
Thuở mình chưa ăn bùa bả thị thành
Thuở em vẫn hồn nhiên bông mận trắng
Và anh còn du mục núi mờ xanh
Ừ mưa ngớt, thôi em về đi nhé
Mặc kệ anh ngồi lại với chiều dài
Anh trung niên và giờ em thiếu phụ
Khúc giao mùa là chuyện của riêng ai…
(0) Bình luận
  • Yêu thương con
    Nhân dịp tết Thiếu nhi 1/6/ 2023, nhà báo Tào Khánh Hưng - Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng đã viết bài thơ "Yêu thương con' - là tình thương bao la vô bờ bến của mẹ với con khi con chào đời và lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà, mẹ cha và gia đình. Người mẹ mong con khôn lớn từng ngày và sau này trở thành người có ích cho xã hội con sẽ hiểu tình mẹ bao la thương con.
  • Mùa xuân về Huế cùng em
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân về Huế cùng em của tác giả Nguyễn Thắng.
  • Nửa mùa thu còn lại
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Nửa mùa thu còn lại của tác giả Nguyễn Mạnh Thắng.
  • Gửi theo dòng Bến Hải
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Gửi theo dòng Bến Hải của tác giả Nhụy Nguyên.
  • Thời hoa đỏ
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Thời hoa đỏ của tác giả Thanh Tùng.
  • Trước thu
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước thu của tác giả Nguyễn Mạnh Thắng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Khám phá vẻ đẹp đỉnh núi Phượng Hoàng
    Mới đây, đỉnh núi Phượng Hoàng (Uông Bí) trở thành "cơn sốt" trên khắp các trang mạng xã hội. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, phiêu lãng, đẹp tựa truyền thuyết.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
Đừng bỏ lỡ
Phạm Nguyễn Toan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO