Phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững

PV| 25/01/2023 13:49

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội đã giành được nhiều kết quả quan trọng, từng bước vươn tới mục tiêu đưa văn hóa trở thành giá trị tinh thần to lớn...

van_hoa_ha_noi_prul.jpg

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU Nguyễn Văn Phong:  Việc triển khai Chương trình trong năm 2022 đã được tập trung chỉ đạo thực hiện, bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, với nhiều khởi sắc trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch…

Đồng thời, việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai Chương trình từ thành phố tới cơ sở, kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đẩy nhanh tiến độ các dự án chuyển tiếp, bảo đảm hoàn thành đúng thời gian được duyệt và khẩn trương hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định đối với các dự án mới.

Được biết, sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2022 được xác định là thời điểm “bứt phá” của nhiều công tác, nhiệm vụ thuộc Chương trình số 06-CTr/TU. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ, yêu cầu sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Kết quả, đã có 8/9 nhiệm vụ của năm được hoàn thành, trong đó, nhiều nhiệm vụ “về đích” trước thời hạn.

Nổi bật là việc Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU đã tham mưu với Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045”; chỉ đạo các sở, ban, ngành tham mưu với HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND về bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, nếu như Nghị quyết số 09-NQ/TU là kim chỉ nam cho sự phát triển của văn hóa trong thời gian tới, thì Nghị quyết số 02/NQ-HĐND “gỡ khó” cho một trong những mảng nhiều vấn đề nan giải là tu bổ, tôn tạo di tích. “Cũng trong thời gian này, nhiều nghị quyết khác được ban hành, cụ thể hóa sự quan tâm của Hà Nội về phát triển văn hóa, như: Chế độ đãi ngộ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân và các câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; quy định mức chi tiền thưởng cho các giải thưởng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao quần chúng…”, ông Đỗ Đình Hồng nói.

Công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội tiếp tục được triển khai sâu rộng từ thành phố tới cơ sở... với những cách làm đa dạng, phong phú, như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã nông thôn mới, phường văn minh đô thị Hà Nội lần thứ I - năm 2022; Cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp” chào mừng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31); Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền cổ động trực quan về Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố; cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”…

Năm 2022 cũng đánh dấu sự bùng nổ của các sự kiện, hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa sau 3 năm “chững lại” vì đại dịch Covid-19, trong đó phải kể đến Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - 2022 với quy mô lớn chưa từng có cả về không gian, thời gian và số lượng sự kiện, hoạt động. Theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Phan Đăng Sơn (đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện), Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - 2022 là cơ hội để thành phố quảng bá thương hiệu Thành phố sáng tạo; đồng thời dẫn dắt, khơi nguồn sáng tạo tiềm ẩn trong các công dân thành phố. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - 2022 cũng là sự kiện khép lại 1 năm khởi động nhiều nhiệm vụ thực hiện cam kết khi Hà Nội tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Đối với nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đã ban hành Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030". Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, góp phần mang lại kết quả học sinh Thủ đô dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế…

Bài liên quan
  • Nhận diện thực trạng phát triển văn hóa Hà Nội
    Trong 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội gặt hái được nhiều thành quả trong các mục tiêu, đề án, nhiệm vụ về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Từ những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại là cách để Hà Nội nhận diện rõ thực trạng phát triển văn hóa Thủ đô trong tình hình mới.
(0) Bình luận
  • Hà Nội: Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài Phụ nữ Mê Linh qua ảnh”
    Sáng 7/3, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài Phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023.
  • Thanh xuân tươi đẹp dành cho Hà Nội
    “Quãng thanh xuân tươi đẹp nhất, lúc có thể cống hiến được nhiều nhất, rực rỡ nhất của tôi gắn liền với Hà Nội. Vậy nên, tôi yêu Hà Nội biết bao nhiêu, khó có ngôn từ nào diễn tả hết…”. Khi chia sẻ về tình yêu với Hà Nội, NSƯT Linh Huệ đã bày tỏ như thế trong niềm hạnh phúc cùng lòng biết ơn...
  • Ngắm lại nhan sắc "cực phẩm" của những mỹ nhân Hà thành xưa
    Nhan sắc mỹ nhân Hà thành xưa nay thường có vẻ đẹp giản dị, thanh lịch mà quý phái. Hãy cùng Người Hà Nội nhìn lại hình ảnh của những giai nhân Hà thành đầu thế kỉ XX khiến bao người say đắm nhé!
  • Chuyện cô Tư Hồng - nữ nhân một thời lừng lẫy đất Hà thành
    Cuối thế kỉ XIX, ở làng Thành Thị, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một ông phó lí có cô con gái xinh đẹp, tiếng lành đồn xa. Nhà vốn có nghề nấu rượu, nên ngày nào cô Trần Thị Lan cũng mang rượu đi bán ở các chợ xa gần khắp vùng quê.
  • Tà áo dài Hà Nội
    Nghĩ về Hà Nội xưa là hình ảnh của 36 phố phường cổ kính, là những người phụ nữ Hà thành trong tà áo dài kín đáo, thướt tha, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, chuẩn mực. Trong họ là sự hài hòa, từ nếp sống tới trang phục cho đến những bước đi dáng đứng.
  • Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thần vua nước Việt quê Đường Lâm
    Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, quê ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Ngài được Nhân dân tôn thờ là thần – Thần vua, bởi khi sống Ngài là một vị vua, một chủ tướng uy dũng, nhân hậu; chết đi Ngài vẫn luôn hiển linh phò trợ nhân dân, đất nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Bí mật của đóa hồng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bí mật của đóa hồng của tác giả Hữu Vi
Phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO