Quận Ba Đình tổ chức tiết dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

PV| 03/02/2023 10:44

Sáng ngày 2/2/2023, tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình), Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tiết dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương theo Chương trình GDPT 2018.

ace37abfb920627e3b31.jpg
9a521237d1a80af653b9.jpg

Được biết, đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định 688/QĐ-UBND ngày 21/02/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc Kiện toàn Hội đồng Biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Đến dự giờ dạy thực nghiệm có các lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: NGƯT.TS. Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, bà Hoàng Minh Hương - Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, bà Lâm Thị Hoa - chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học; ông Phạm Duy Anh, đại diện cho các tác giả viết sách và các cán bộ, nhân viên của Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình có bà Phạm Thị Ngọc Lan - Phó Trưởng phòng, các chuyên viên cùng Ban Giám hiệu, giáo viên Trường TH Hoàng Diệu (quận Ba Đình).

Với mục tiêu biên soạn Bộ tài liệu Giáo dục địa phương mang đặc trưng của Hà Nội, nội dung phù hợp với học sinh Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và nhóm tác giả chỉ đạo, hướng dẫn trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình dạy thực nghiệm 2/4 tiết bài Thăng Long Tứ trấn. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đánh giá mức độ đáp ứng việc nắm bắt nội dung, sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên, tiếp thu kiến thức của học sinh trong thực tiễn, mức độ kiến thức, tính sư phạm, tính khoa học của tài liệu, đồng thời thực nghiệm các hoạt động được tổ chức trong giờ học.

Trong một thời gian ngắn nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch bài dạy, chuẩn bị đồ dùng, tư liệu dạy học cô giáo Nguyễn Thanh Lan và học sinh lớp 3A5 trường Tiểu học Hoàng Diệu đã thực hiện thành công 2 tiết dạy thực nghiệm. Trong buổi họp đánh giá, 2 tiết dạy được các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Sở Giáo dục Đào tạo đánh giá cao về tinh thần chuẩn bị cũng như việc áp dụng sáng tạo, hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giúp cho tiết dạy phong phú, gần gũi, tự nhiên, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Các đồng chí là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học đã ghi nhận những băn khoăn, thắc mắc, những ý kiến đề xuất của giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường trong khi triển khai tiết dạy thử nghiệm, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao công tác chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình trong dạy học tài liệu Giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để việc dạy học tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 được hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình chỉ đạo các trường tiểu học triển khai kế hoạch nghiên cứu, tổng hợp những ý kiến đóng góp của các nhà trường về nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung đối với tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 để hoàn thiện nội dung bộ tài liệu.

Bài liên quan
  • Giáo dục Ba Đình: Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả
    Sáng 4/8, tại trường Tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình), diễn ra buổi tập huấn cho giáo viên Tiểu học với nội dung “Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả”. Chương trình do Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng (CFC) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức với sự tài trợ của Google.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Quận Ba Đình tổ chức tiết dạy thực nghiệm tài liệu Giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO