Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

PV| 17/06/2022 11:52

Suốt 3 năm ròng rã, Dược sĩ Hoàng Tùng (K50 Đại học Dược Hà Nội) lật tung các thư viện, gặp gỡ nhiều chuyên gia, tra cứu tài liệu trong và ngoài nước để tìm loài cây quý mà dân gian gọi là hoàng thanh.

Tình cờ phát hiện loài mới nhờ “say rượu”

“Dược sĩ Xanh” - biệt danh của ông Hoàng Tùng - người có gần 30 năm nghiên cứu chuyên sâu về thực vật, dược liệu. Ông luôn đi đầu trong việc tìm tòi thảo dược mới, quý hiếm, tác dụng tốt cho sứckhỏe. 

Trước đó, một số tác giả đã nghiên cứu về thảo dược quý trong sách Đỏ Việt Nam và đặt tên cây là nần nghệ. Nhận thấy đây là loài có giá trị lớn cho cộng đồng nhưng vẫn chỉ dừng lại trên lý thuyết, năm 2010 ông Tùng đặt tên cho cây là “nần vàng” và cho ra đời sản phẩm Nần vàng tiên thảo. Từ đây, cây được nhiều người biết đến và mở ra bước đột phá trong hỗ trợ điều trị mỡ máu an toàn, hiệu quả từ thảo dược. Năm 2014, sản phẩm được cải tiến với tên gọi Hamomax, được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương (2015). Đến tận 2017, cây mới được “Dược Điển Việt Nam 5” ghi nhận công dụng. Năm 2018, Hamobingap từ nần vàng là thuốc thảo dược đầu tiên được các bác sỹ kê đơn tại bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, Quân Y, 108, Chợ Rẫy... 

Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

Thảo dược nần vàng (Ảnh: Hamomax)

Giống như loài Sao la - linh vật biểu tượng của SEA Games 31, câu chuyện dược sĩ Tùng phát hiện ra cây hoàng thanh tại Việt Nam cũng tình cờ và đầy bất ngờ thú vị. Năm 2019, trong chuyến công tác Nam Định, ông Tùng vô tình thưởng thức “cốc bột giải rượu” đặc biệt. Vừa phút trước còn rệu rã do say “nôn mật xanh mật vàng” mà chỉ mươi phút sau ông thấy bớt đau đầu, người dễ chịu và hết háo nước. 

Sửng sốt với khả năng giải rượu nhanh chóng, hỏi ra là bột hoàng thanh - cái tên rất lạ mà ông chưa từng nghe đến. Theo người pha bột: “từ thời các cụ đã trồng hoàng thanh lấy củ, làm bột. Cả nhà dùng quanh năm để thanh nhiệt, giải rượu, chữa táo bón rất hiệu nghiệm”. 

Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

Bột hoàng thanh (Ảnh: Hoàng Thanh Tiến Vua)

Trực tiếp trải nghiệm tính công hiệu của bột hoàng thanh nên ông Tùng quyết tâm tìm hiểu thứ bột kỳ diệu. Hỏi han quanh vùng, ông được dân chúng kể về giai thoại bột hoàng thanh dùng tiến vua, trở thành món ngon cung đình và bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cực tốt cho sức khỏe đế vương.

Giải thích về tên gọi, ông cho biết “hoàng” là hoàng gia, hoàng tộc. “Thanh” là thanh nhiệt, giải độc. Dân gian gọi “hoàng thanh” với ngụ ý là bột của vua chúa, có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

Lật tung “thế giới” tìm cây hoàng thanh

Qua nhiều thế hệ, bột hoàng thanh được công nhận đa công dụng, cực bổ và rất quý. Đặc biệt, khả năng thanh nhiệt, giải rượu đứng đầu các loại thực vật, dược liệu. Nhưng “trồng cây này khó. Nếu đất kém màu mỡ thì cả năm không có củ. Hết vụ không xử lý đất đúng kỹ thuật thì vụ sau không cho củ” nghệ nhân trồng cây chia sẻ. Cũng vì thế hoàng thanh được trồng rất ít, quy mô nhỏ ở một số xã tại Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…. 

Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

Cây hoàng thanh (Ảnh: Hoàng Thanh Tiến Vua)

Dân chúng cho rằng hoàng thanh cùng họ với dong, riềng; nhưng quan sát cây cao từ 1 - 3m, lá đơn, mọc cách thành 2 hàng; hoa mọc từ thân rễ sát đất, nên chuyên gia nhận định là họ gừng (Zingiberaceae) và thuộc chi Zingiber. 

Trở về Hà Nội, các chuyên gia đầu ngành thực vật, dược liệu tại Viện Dược liệu Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội đều rất bất ngờ. Tổ chức nhiều cuộc thảo luận, bàn bạc nhưng 2 năm vẫn không thể xác định hoàng thanh là loài nào. 

Dược sĩ Tùng tiếp tục tìm tài liệu tại các thư viện, nghiên cứu kỹ cuốn “Thực vật chí Việt Nam” dày hàng ngàn trang cũng không có mô tả nào về cây. Kết luận, tại Việt Nam loài này chưa có trong tài liệu chính thống, chưa được biết đến và công nhận.

Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae

Sách “Thực vật chí Việt Nam” Ảnh Hoàng Thanh Tiến Vua

Song song với việc tìm tài liệu xác định giống loài, giám định bột tại viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho kết quả đáng kinh ngạc. Bột hoàng thanh giàu khoáng chất, nguyên tố vi lượng, vitamin A, B, E… cao vượt trội, gấp nhiều lần các loại bột thông thường. Chính sự quý hiếm và kỳ bí về cây đã thôi thúc dược sỹ Tùng tiếp tục đi tìm lời giải đáp. 

Nhận định về giá trị dinh dưỡng của cây hoàng thanh, chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, viện Dinh dưỡng Quốc Gia) cho biết: “Không những giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà quan trọng nhất là bột chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên tác dụng rất tốt để tăng cường sức đề kháng, giúp ăn ngon miệng, phòng ngừa bệnh xương khớp, táo bón, thanh nhiệt, giải độc”. 

Sau những tháng năm miệt mài, ông Tùng thấy một số mô tả sơ bộ về hoàng thanh lưu tại Đại học Vinh. Đặc biệt, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp (Paris) đã lưu mẫu tiêu bản về cây từ những năm 1866 - 1868. Cây hoàng thanh được tác giả đầu tiên là ông François Gagnepain - nhà thực vật học lỗi lạc tìm thấy trong chuyến thám hiểm ở tọa độ 14°54’27’’B 105°52’1’’Đ. 

Cuối năm 2021, ông Tùng gặp chuyên gia 30 năm học tập, nghiên cứu về họ gừng ở nước ngoài. “Tiến sỹ Gừng” nhận ra và cho biết các tài liệu ở Trung Quốc đã có ghi chép đầy đủ về cây. Vậy hoàng thanh là loài gì? Đặc điểm ra sao? Dược sỹ Xanh sẽ bật mí ngay trong kỳ tiếp theo, mời các bạn cùng đón đọc. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Khám phá vẻ đẹp đỉnh núi Phượng Hoàng
    Mới đây, đỉnh núi Phượng Hoàng (Uông Bí) trở thành "cơn sốt" trên khắp các trang mạng xã hội. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, phiêu lãng, đẹp tựa truyền thuyết.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
Đừng bỏ lỡ
Tác dụng thần kỳ của loài cây mới được phát hiện thuộc họ Zingiberaceae
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO