Tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy sáng tạo của "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"

PV| 27/01/2023 10:43

Năm 2022, lần đầu tiên, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian giai đoạn 2022-2025. Đây là minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, nghị quyết, chiến lược của Đảng, Nhà nước đã đề ra nhằm phát triển văn học nghệ thuật, xây dựng tác phẩm có chất lượng cao.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ, hiện nay, môi trường gia đình và xã hội thì còn đang tồn tại rất nhiều khó khăn phức tạp, thậm chí đã và đang bị đầu độc rất nặng nề. Nhiều thế hệ cha mẹ trẻ hiện nay không còn biết hát ru, không còn thuộc ca dao, cổ tích, bởi họ vốn lớn lên bằng truyện tranh Nhật Bản, nhạc và phim nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ... hoặc đơn giản là họ không còn thời gian trong việc giáo dục con trẻ. Trong xã hội thì game online, mạng xã hội và nhiều tác nhân khác, vì mục đích kiếm tiền, đã không ngừng nhả ra các "nọc độc" văn hóa. Nếu ở đó chúng ta còn tiếp tục buông lỏng quản lý, bỏ trống "trận địa" thì thực chất là chúng ta đã đầu hàng, chịu thất bại trong cuộc chiến không tiếng súng.

phat-dong-1674029608966357005693-1674714742459-1674714742545613624024.jpeg
Các đại biểu tại Lễ phát động.

Vì vậy, việc Bộ VHTTDL tổ chức lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian giai đoạn 2022-2025 là hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường cho văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển, có thể "khuyến thiện, trừng ác" theo chức năng nhiệm vụ cao cả của mình.

"Điều cốt lõi nhất cần làm là chăm lo phát triển chính đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trong điều kiện hiện nay. Suy cho cùng, mọi thành công hay yếu kém, thất bại của nền văn học, nghệ thuật nước nhà ngày nay đều khởi phát từ con người, do đội ngũ văn nghệ sĩ mà ra"- Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ.

Để có tác phẩm sống mãi với thời gian, theo Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, yếu tố căn cốt nhất làm nên con người văn nghệ sĩ là tài năng và năng khiếu. Tài năng và năng khiếu của văn nghệ sĩ cần được phát hiện sớm, được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng bài bản và chu đáo, rồi lại phải được bảo vệ, tôi luyện và trọng dụng trong môi trường thuận lợi thì mới phát huy được và mang lại lợi ích cùng những giá trị chân - thiện - mỹ cho xã hội.

"Vì vậy, chúng tôi tha thiết đề nghị Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cùng toàn xã hội tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để chăm lo đào tạo, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ - những "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nói.

nhac-si-do-hong-quan-16740298644191653432044-1674714745046-1674714745124884269980.jpg
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ huy dàn nhạc giao hưởng.

Cũng theo nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ văn nghệ sĩ thật nặng nề song cũng rất vẻ vang trong công cuộc xây dựng "nền văn học nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", tiếp tục dấn thân, cống hiến hết mình cho đất nước và nhân dân. "Mỗi văn nghệ sĩ, bằng những tác phẩm của mình phải góp thêm một tia lửa sáng tạo để thổi bùng lên ngọn đuốc trí tuệ thấm đượm tinh thần: Dân tộc - Dân chủ - Nhân văn – Khoa học, để văn hóa thực sự trở thành một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ nhất, một lực lượng sản xuất trực tiếp, làm giàu có thêm, nhân ái thêm đời sống của nhân dân, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển bền vững, phồn vinh hạnh phúc!"- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân bày tỏ.

Đánh giá cao Bộ VHTTDL lần đầu tiên phát động sáng tác, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định, đây là điểm mốc quan trọng để các văn nghệ sĩ bắt đầu công việc của mình, khởi động ý chí, khát vọng, lương tri và hành động trong việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật giá trị, tầm vóc, tư tưởng lớn cho đất nước.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng cuộc phát động không đơn thuần là tổ chức những trại viết thực tế, hội thảo hay đặt hàng sáng tác mà kêu gọi văn nghệ sĩ sáng tạo, đặt cược lòng tin vào từng trang viết. "Nếu không viết được những tác phẩm xứng tầm thời đại thì mỗi người sẽ tự phản bội trên từng trang viết của mình! Phải làm sao tạo nên những tác phẩm phản ánh được thời kỳ đổi mới của đất nước và hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, phát triển dựa trên ý chí tự chủ, tự cường, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội"- nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đồng thời kêu gọi: "Mỗi tác giả cần phải lắng nghe lương tâm mình, biến thành hành động thực tế, dấn thân một cách phi vụ lợi để viết nên những điều tốt đẹp nhất".

thieu-16740298645251378884727-1674714746798-16747147468881673228390.jpeg
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Dẫn chứng câu nói "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa với một quốc gia. Đồng thời, khẳng định nhiệm vụ của văn nghệ sĩ trong việc phát triển văn hóa. "Một trang viết nhạt nhẽo, thờ ơ với nhân dân là phản bội lại dân tộc. Một trang viết hão huyền là phản bội dân tộc. Nếu không viết các tác phẩm ngang tầm thời đại, không mang lại lương tri cho con người, không mang lại những khát vọng cho dân tộc thì chúng ta sẽ trở thành kẻ phản bội trên từng trang viết của mình"- Chủ tịch Hội Nhà văn nói.

Với trách nhiệm đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cam kết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các hội chuyên ngành nâng cao hiệu quả của hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời gian tới, tạo môi trường thuận lợi cho các văn nghệ sĩ phát huy khả năng, tiếp tục phát huy những thành tựu của các thế hệ đi trước, kiến tạo những thành tích mới tự hào cho nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Truyện ký về người cộng sản kiên trung  
Nguyễn Đức Cảnh
    Kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Nguyễn Đức Cảnh” của tác giả Nghiêm Đa Văn.
  • “Chân trời gọi nắng”: Tưởng niệm cố nhạc sĩ Hồng Đăng
    “Chân trời gọi nắng” là tên cuốn sách của nhiều tác giả, do bà Lê Anh Thúy (người vợ của cố nhạc sĩ Hồng Đăng) tập hợp bản thảo và Nxb Hội Nhà văn ấn hành vừa ra mắt độc giả vào chiều ngày 21/3/2023.
  • Thành lập 11 Chi hội hữu nghị Việt – Mỹ thành phố Hà Nội
    Chiều 23/3, Hội hữu nghị Việt – Mỹ TP Hà Nội khóa VI, nhiệm kỳ 2022-2027 đã tổ chức cuộc họp Ban chấp hành mở rộng lần thứ nhất. Tại cuộc họp, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Mỹ thành phố Hà Nội Đinh Hồng Phong đã công bố quyết định thành lập 11 chi hội, đồng thời thông báo nội dung phân công nhiệm vụ trong Thường trực, Ban chấp hành hội.
  • Diễm My 9X chia sẻ khoảnh khắc diện váy cưới
    Sau khi xác nhận được bạn trai doanh nhân cầu hôn, Diễm My 9X là một trong những mỹ nhân được người hâm mộ mong chờ lên xe hoa trong năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Tăng cường những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy sáng tạo của "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO