Thăng Long - Hà Nội, mạch nguồn cảm xúc

Nhà văn Lê Hoài Nam| 28/01/2023 08:09

Nhà Lý coi đạo Phật là Quốc giáo nên không ít những nhà sư giỏi giang được mời về làm tham mưu, giúp rập cung đình như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Đào Cam Mộc…

untitled-9.jpg

Cũng giống như sự hình thành và phát triển Thủ đô của nhiều quốc gia khác trên thế giới: thành phố phát triển đến đâu thì thu hút nhân tài vật lực tụ về cho phù hợp với tầm mức ấy, ngay từ thuở vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long cho đến những triều vua sau này, ngoài những tài năng trong hoàng tộc như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành... khá nhiều hiền tài khắp nước tụ về, được vua trao những vị trí rường cột của triều đình, như Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành, Nguyên phi Ỷ Lan... Nhà Lý coi đạo Phật là Quốc giáo nên không ít những nhà sư giỏi giang được mời về làm tham mưu, giúp rập cung đình như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh, Đào Cam Mộc… Những thế kỷ sau, nền kỹ nghệ hình thành, có sức hấp dẫn mời gọi nhiều tài năng khắp nơi tụ về trong đó có các nghề truyền thống như nghề gốm, kim hoàn, chạm khắc gỗ, đúc đồng, nghề thêu, nghề rèn, nghề tiện…

Hội tụ về Thủ đô thường phải là những người thợ, nhóm thợ giỏi giang, có như thế họ mới cạnh tranh được với những người thợ, nhóm thợ khác chốn kinh kỳ, sản phẩm của họ mới lọt được vào cặp mắt tinh đời của người kinh kỳ. Những sản phẩm họ làm ra có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn hẳn những sản phẩm nơi bản quán mà trước đây họ từng sản xuất. Sau này Hà Nội bắt đầu phát triển khoa học kỹ thuật, thu hút rất nhiều nhân tài tụ về kinh đô lập nghiệp như Tôn Thất Tùng, Lương Đình Của, Phan Đình Diệu…

Những nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn cũng hội tụ về Thủ đô theo cách ấy. Thời xưa, những nhân tài trên lĩnh vực này bắt đầu bằng lối học hành cử nghiệp, khoa bảng. Hà Nội có nhiều những ngôi làng khoa bảng như làng Đông Ngạc - Từ Liêm, nơi sinh ra một dòng họ Phan có nhiều người đỗ đạt mà tiêu biểu như nhà sử học Phan Phu Tiên; họ Hoàng mà tiêu biểu như ông Hoàng Minh Giám… Làng Thịnh Liệt - Thanh Trì có họ Bùi nổi tiếng với những tên tuổi tiêu biểu như Bùi Xương Trạch, Bùi Huy Bích… Làng Tó - Tả Thanh Oai có dòng họ Ngô Thì, tiêu biểu như Ngô Thì Sỹ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí… Họ tạo ra hẳn một “Ngô gia văn phái” viết nên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn học. Làng Phú Thị - Gia Lâm có họ Cao mà tiêu biểu là nhà thơ lớn Cao Bá Quát. Làng này còn có họ Nguyễn với những nhân vật lịch sử Nguyễn Huy Cận, Nguyễn Huy Lượng… Làng Mọc - Nhân Mục có Đặng Trần Côn, tác giả “Chinh phụ ngâm”. Xã Mai Lâm - Đông Anh là quê hương của viên quan văn nổi tiếng Nguyễn Tư Giản, của hai nhà văn Ngô Tất Tố và Nguyễn Triệu Luật. Hà Nội còn là nơi sinh của các nhà văn, nhà văn hóa: Chu Văn An, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Đạo Thúy, Trúc Khê, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Lạp, Tô Hoài…

Cũng không ít người không sinh ra ở Hà Nội, nhưng họ lập nghiệp ở Hà Nội, được cái linh khí “ngàn năm văn hiến” dung dưỡng mà trở thành những nhân tài sáng tạo ra những tác phẩm văn chương đậm đà phong vị Thăng Long - Hà Nội như Đoàn Thị Điểm với bản dịch “Chinh phụ ngâm”, Hải Thượng Lãn Ông với “Thượng Kinh ký sự”, Phạm Đình Hổ với “Vũ Trung tùy bút”, Thạch Lam với “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”, Chu Thiên với “Bóng nước hồ Gươm”… Hà Nội cũng là nơi chắp cánh cho những tài năng của các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung, Trần Đình Thọ, Bùi Xuân Phái bên cạnh những họa sĩ gốc Hà Nội như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, rồi cả các nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa như Nguyễn Bá Khoản, Nguyễn An Ninh…

Nhạc sĩ Văn Cao quê gốc Nam Định, sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, chỉ khi về Hà Nội ông mới sáng tác hàng loạt ca khúc và trường ca nổi tiếng, đăc biệt là tác phẩm “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc ca. Nguyễn Đình Thi không sinh ở Hà Nội, nhưng khi về Hà Nội ông đã cho ra đời ca khúc “Người Hà Nội” đặc sắc phong vị Hà Nội. Hồi tôi học năm cuối Khoa Viết văn (Trường Viết văn Nguyễn Du) Đại học Văn hóa Hà Nội, nhà trường mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đến giảng một số tiết ngoại khóa về âm nhạc cho lớp tôi. Lần đầu Trịnh Công Sơn ra Bắc, Hội Nhạc sĩ phải cử nhạc sĩ Tân Huyền và Trần Long Ẩn đi cùng ông. Ấy thế mà trong vài ngày đi thăm Văn Miếu, phố cổ, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, nhạc sĩ họ Trịnh đã sáng tác bài “Nhớ mùa thu Hà Nội”, một trong những bài hát hay nhất viết về Hà Nội: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…”. Lời ca cất lên, người nghe như được hòa mình trong phong vị rất riêng của Hà Nội.

Tôi có một anh bạn cùng quê Nam Định, thời trẻ anh vào bộ đội đi chiến trường chống Mỹ, sau trở thành nhà thơ, chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm nơi định cư. Anh chỉ ghé qua Hà Nội trong những lần ra họp hành hoặc về thăm quê. Nhưng lần nào ra Hà Nội dường như anh cũng sáng tác được thơ về thành phố này, rặt những câu mà nếu anh không yêu Hà Nội đến đắm đuối thì không thể viết được: “Xưa cởi hết trăng vàng đêm Trúc Bạch/ Yếm Cổ Ngư còn khoác áo mưa phùn”… “Sao Hồ Gươm biết tôi chia xa?/ Mà run cho mọi bóng cây nhòa/ mà im im hết nghìn tăm cá/ Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa?”… “Tôi muốn mang hồ đi trú đông/ Mà không khiêng vác được sông Hồng/ Mà không gói nổi heo may rét/ Đành để hồ cho gió bấc trông”… “Đêm tôi học sử trong nhà/ Nghe sóng sông Hồng như tay lật sách”…

Còn rất nhiều văn nghệ sĩ nữa, tuy họ không sống ở Hà Nội, nhưng trong rất nhiều áng văn, giai điệu nhạc, nét họa của họ vẫn ẩn hiện, lấp lánh tâm hồn người Hà Nội.

Bài liên quan
  • Thăng Long - Hà Nội và giấc mơ "hoá rồng"
    Tôi đã có nhiều năm sống trong lòng phố cổ với những ngôi nhà hiện đại bậc nhất của Thủ đô Hà Nội. Cảm giác cuộc sống nơi đây thật hạnh phúc. Các công trình hiện đại nguy nga như những lâu đài diễm lệ sừng sững mọc lên mỗi ngày quá đẹp; đẹp đến nhói lòng - bởi, thế nghĩa là sự hiện đại ở đây cũng là đệ nhất.
(0) Bình luận
  • Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất
    Định kỳ 3 năm, vào ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch, cán bộ và Nhân dân thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tưng bừng mở hội đền Lê để tưởng nhớ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Nét đẹp văn hóa được địa phương gìn giữ, phát huy từ nhiều năm nay.
  • Nhớ tàu điện Hà Nội một thời
    Với nhiều người Hà Nội, dù đang sống trong nước hay đã di cư đến muôn phương thì hình ảnh khó quên trong ký ức về một Hà Nội cổ kính là chiếc tàu điện leng keng, một phương tiện trong hơn 90 năm đằng đẵng đã kiên trì và vui vẻ đưa người Hà Nội đi khắp ba mươi sáu phố phường của đô thành nhộn nhịp.
  • Lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương  tại đền Voi Phục
    Hằng năm, cứ đến ngày 10 tháng Hai âm lịch, quận Ba Đình (Hà Nội) lại tổ chức lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần tại đền Voi Phục.
  • Nét đẹp văn hoá truyền thống ở lễ hội đình Yên Phụ
    Đình Yên Phụ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra hồ Tây, thuộc địa phận làng Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đình thờ Uy Đô Linh Lang, là vị hoàng tử, con trai của vua Trần Thánh Tông. Uy Đô Linh Lang là vị anh hùng của dân tộc, đã có công lao lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
  • Trang phục của người Hà Nội hơn 100 năm trước
    Hơn 100 năm trước, ở Hà Nội đàn bà cũng đội khăn như đàn ông, áo dài, quần rộng lùng thùng, thắt lưng tươi màu, hai đầu buông tới gối...
  • Về Thạch Thất xem hội vật truyền thống làng Khu Ba
    Hội vật làng Khu Ba (Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội) được coi là "cái nôi" của môn vật tại xứ Đoài thu hút nhiều "đô" tiếng tăm trong cả nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hộp nghệ thuật - Số 07: Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại - Kỳ II
    Ở kỳ trước của Podcast  Hộp nghệ thuật chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lễ hội truyền thống và thực trạng lễ hội truyền thống hiện nay. Với những biến tướng và thực trạng đó, ở podcast kỳ này, Người Hà Nội tiếp tục có cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ để làm sáng tỏ những vấn đề tiếp theo xoay quanh lễ hội truyền thống. Đó là hệ quả, nguyên nhân và hướng đi cho sự phát triển vẹn toàn của loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Top 05 điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam
    “Săn mây” đang là một trào lưu cực "hot" của dân "phượt" hiện nay. Đứng trên các ngọn núi cao, thả hồn theo đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi dưới chân hẳn là những giây phút mà ai cũng muốn được một lần trải nghiệm trong đời.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
Thăng Long - Hà Nội, mạch nguồn cảm xúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO