Thực hiện khảo sát công tác quản lý lễ hội tại huyện Đông Anh

Kim Ngân| 03/02/2023 17:47

Sáng ngày 03/02, các ban Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện khảo sát công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Đông Anh.

Trong tháng Giêng này, huyện Đông Anh diễn ra 51 lễ hội truyền thống trên tổng số 98 lễ hội địa bàn huyện.

Các ban HĐND thành phố trao đổi với lãnh đạo huyện Đông Anh về công tác quản lý di tích

Đầu tháng Giêng đến nay, trên địa bàn huyện đã diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống của các thôn, làng thuộc các xã: Cổ Loa, Uy Nỗ, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc, Nguyên Khê, Liên Hà, Vân Hà, Võng La, Kim Chung... được tổ chức bảo đảm trang trọng, an toàn, văn minh, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và du khách.

Đặc biệt, lễ hội đền Sái và lễ hội Cổ Loa, UBND xã Thụy Lâm và xã Cổ Loa đã thành lập Ban tổ chức lễ hội. Các phương án đảm bảo an ninh, trông giữ xe, quản lý thị trường, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; kế hoạch thông tin tuyên truyền, trang trí khánh tiết, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thành lập các tiểu ban phục vụ lễ hội như: Tế lễ, rước vua, chúa, quan; quản lý công đức, bảo vệ cổ vật và tuyên truyền. Đặc biệt, UBND huyện Đông Anh đã tổ chức thành công lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Cổ Loa vào tối mùng 05 tháng Giêng (Xuân Quý Mão), được Trung ương, thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

Lãnh đạo UBND huyện Đông Anh báo cáo với đoàn khảo sát về công tác quản lý lễ hội đền Sái (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh)

Sau khi khảo sát thực tế công tác quản lý lễ hội đền Sái và lễ hội Cổ Loa, Đoàn khảo sát đánh giá cao việc huyện Đông Anh đã quán triệt các văn bản chỉ đạo của trung ương và thành phố về công tác quản lý lễ hội, nên hoạt động tổ chức, quản lý các lễ hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, an toàn, chu đáo. Ý thức người dân tham gia lễ hội có chuyển biến; tiến độ triển khai các dự án về văn hóa cũng tích cực.

Đoàn khảo sát đề nghị thời gian tới, huyện Đông Anh rà soát, khắc phục những bất cập về tổ chức lễ hội, để công tác này ngày càng văn minh, đảm bảo vui Xuân, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý di tích; số hóa các dữ liệu, hồ sơ, di sản, cổ vật để lưu giữ, kiểm soát các hoạt động di tích tốt hơn.

Đặc biệt, trên cơ sở các chương trình công tác của Thành ủy về lĩnh văn hóa, Đoàn khảo sát đề nghị huyện xây dựng các kế hoạch vừa thúc đẩy phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đẩy mạnh các dự án về di tích trên địa bàn. Riêng đối với dự án đền thờ Ngô Quyền, sau khi hoàn thành, huyện cần có kế hoạch khai thác, tạo biểu trưng mới của huyện Đông Anh, khắc sâu hơn giá trị lịch sử văn hóa của địa phương và Thủ đô.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Bí mật của đóa hồng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bí mật của đóa hồng của tác giả Hữu Vi
Thực hiện khảo sát công tác quản lý lễ hội tại huyện Đông Anh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO