Tác giả - tác phẩm

Tín hiệu mừng khi dòng tiểu thuyết dã sử nở rộ

Lý Uyên thực hiện 05:45 13/03/2023

Xuất hiện trên văn đàn từ năm 2005 với tiểu thuyết dã sử “Điệu nhạc trần gian” dày 1000 trang, nhà văn Hà Thuỷ Nguyên đã làm đầy sự nghiệp văn chương với những tác phẩm ghi dấu ấn. Nhân dịp tập 2 của bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” vừa ra mắt với nhan đề “Nổi gió”, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có buổi trò chuyện cùng chị xung quanh câu chuyện sáng tác dòng văn học này.

anh-1.....jpg
Nhà văn Hà Thủy Nguyên

PV: Xin chào chị! Được biết, chị là tác giả kịch bản của các phim truyền hình hiện đại như “Đi về phía mặt trời”, “Vòng nguyệt quế”, “Blog nàng dâu”... nhưng những năm gần đây nhiều độc giả còn biết tới chị là một nhà văn viết tiểu thuyết dã sử. Chị thích viết dòng hiện đại hơn hay dã sử hơn và tại sao chị lại chọn con đường tiểu thuyết dã sử?

Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Tôi không chắc lắm về định nghĩa của “hiện đại”, các nhà nghiên cứu văn hóa đến nay vẫn đang tranh cãi về khái niệm này. Có lẽ ở đây chúng ta cần phân biệt rõ giữa “tính hiện đại” và “đời sống hiện đại”, giống như phân biệt rõ giữa “tính cổ điển” và “đời sống cổ xưa”. Tôi chọn đời sống cổ xưa để bắt đầu hành trình văn chương của mình có lẽ cũng không phải do sở thích, mà vì thói quen sống và các thú chơi của tôi phần nào đó vẫn giống người xưa hơn. Trong khi đó, đời sống hiện đại lại là một thế giới mới mà tôi cần trải qua và khám phá đủ. Kịch bản phim chỉ là một sự tái hiện nhất thời của đời sống hiện đại ấy, còn để có thể viết một cuốn tiểu thuyết về đời sống hiện đại mà chúng ta đang sống trong đó thì có lẽ tôi vẫn cần thêm thời gian.

PV: Để viết tiểu thuyết dã sử dường như cần đầu tư nhiều hơn các dòng văn học khác, chị đã chuẩn bị như thế nào trước khi bắt tay vào viết một tiểu thuyết dã sử?

Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Thực ra mỗi dòng văn học đều đòi hỏi sự đầu tư khác nhau, khó định lượng theo cách ít nhiều được. Nếu tiểu thuyết hiện thực đòi hỏi trải nghiệm, tiểu thuyết lãng mạn đòi hỏi cảm xúc, thì tiểu thuyết dã sử đòi hỏi khả năng tra cứu tư liệu, phán đoán và tầm nhìn toàn cảnh không chỉ trong quá khứ, mà còn ở hiện tại và tương lai. Nghe thì to tát, nhưng thực ra các nhà văn dã sử lại không dấn thân như nhà văn hiện thực và nhà văn lãng mạn, bởi họ giữ tâm thế người ngoài cuộc. Vì ở vai trò người tra cứu và quan sát, nên phải tra cứu quá khứ đủ rộng và quan sát hiện thực đủ lâu, sao cho việc sáng tác không phải là một thứ minh họa cho lịch sử đã được thừa nhận, cũng không phải là một sự tâng bốc để mua vui theo lối kịch tính. Ví dụ như với “Thiên địa phong trần”, các tư liệu được tích lũy theo sở thích thì có thể nói là bắt đầu từ 2003, còn chủ động tìm kiếm để phục vụ tuyến truyện thì tôi bắt đầu từ 2018. Còn về quan sát hiện thực thì đó là quá trình cả đời.

PV: Trong “Cầm Thư quán” và “Thiên địa phong trần”, chị đều chọn bối cảnh lịch sử của thời kỳ Hậu Lê. Các thời kỳ/ nhân vật mà chị lựa chọn để viết trong tiểu thuyết dã sử của mình liệu có đến từ một duyên do nào không?

Nhà văn Hà Thủy Nguyên: “Cầm Thư quán” lấy bối cảnh thời vua Lê Thánh Tông, là giai đoạn thịnh Lê, trong khi “Thiên địa phong trần” thì lấy bối cảnh của thời Lê mạt. Lý do tôi hứng thú với giai đoạn này đó là sự xuất hiện của một nhóm nhà Nho tài tử, tức những trí thức tài hoa không đeo đuổi danh lợi, khi được đắc sủng thì hết mình, khi thất thế thì thoái lui không oán hận. Tôi viết về những điều này trước hết là để nhắc nhở chính mình, sau nữa là muốn nhấn mạnh về một cách hành xử đẹp mà trong xã hội đương thời chúng ta đã lãng quên. Bạn đọc sẽ nhận ra cách hành xử này một cách rất rõ nét trong “Thiên địa phong trần” với nhân vật chính là Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, một trang tài hoa giữa thời loạn lạc.

PV: Ba tiểu thuyết dã sử là “Điệu nhạc trần gian”, “Cầm Thư quán” và “Thiên địa phong trần” đều xây dựng các nhân vật trung tâm là những người rất biết thưởng thức, yêu cái đẹp và rất tài hoa nhưng lại xem thường danh lợi, xem thường vinh hoa phú quý. Có tư tưởng/ nhân vật nào ảnh hưởng tới chị khi xây dựng những nhân cách này chăng?

Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Tôi nghĩ rằng không hẳn là tư tưởng hay nhân vật cụ thể nào đó ảnh hưởng đến cách suy nghĩ này của tôi, mà là chính bố mẹ tôi là những người đầu tiên tạo cho tôi lối nghĩ này. Bố mẹ tôi phân biệt rất rõ giữa gây dựng sự nghiệp cũng như các trách nhiệm đi kèm với sự nghiệp ấy với sự kiếm tìm lợi danh nhất thời. Tôi nghĩ rằng tôi đã ở sâu trong văn hóa gia đình như vậy đến mức mà tôi thấy nó nghiễm nhiên đúng cho đến khi tôi đọc “Nam Hoa Kinh” của Trang Tử, hay thơ Lý Bạch, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm…

PV: Người viết dã sử, cổ phong gần đây rất nhiều, các tiểu thuyết về dòng này liên tục và thậm chí là cùng lúc ra mắt độc giả như một hiện tượng. Chị nghĩ sao về thực tế này và theo chị làm sao để có thể thành công ở dòng tiểu thuyết này?

Nhà văn Hà Thủy Nguyên: Tôi nghĩ đó là một tín hiệu đáng mừng. Cách đây 20 năm, khi bố tôi mang bản thảo cuốn “Điệu nhạc trần gian” đến các nhà xuất bản, họ đều từ chối, không phải vì chất lượng của sách, mà vì lý do rằng người trẻ thì không viết tiểu thuyết dã sử và cổ phong được, chỉ viết truyện tình yêu học trò đôi lứa hoặc bạn học nghịch ngợm thôi. Giờ đây, có nhiều bạn trẻ dấn thân vào con đường này, điều đó cho thấy nếu chịu khó tìm tòi và thử nghiệm thì dòng văn học nào cũng có thể viết được. Tuy nhiên, chất lượng hay dở ra sao thì còn phải cân nhắc từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi cũng không chắc “thành công” với một nhà văn thực ra là gì, vì với mỗi nhà văn nói riêng và các ngành nghề sáng tạo nói chung thì “thành công” trong con mắt của người tiếp nhận lại khác với người sáng tạo. Thành công với tôi đơn giản lắm, đó là tôi viết được một tác phẩm mà tôi sẽ không phải sửa chữa hay bổ sung gì theo thời gian, để sau vài năm khi đọc lại tác phẩm của mình thì mình không chặc lưỡi nghĩ thầm “đáng ra nên… thì sẽ hay hơn”. Với định nghĩa thành công này của tôi, thì tôi vẫn chưa phải một tác giả thành công.

anh-2.png

PV: Chị có thể chia sẻ thêm với độc giả Người Hà Nội về phần tiếp theo của tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần”cũng như các dự định mà chị đang ấp ủ?

Nhà văn Hà Thủy Nguyên: “Thiên địa phong trần” chắc chắn sẽ kết thúc ở tập 3 khi nhà Lê bị Tây Sơn thôn tính. Thứ mà Nguyễn Gia Thiều phải đối mặt đó là toàn bộ những gì ông cố gắng sắp đặt khi hết vận thì cũng chấm dứt, không thể cứu vãn, và đó là lúc ông thật sự thấm thía vô thường. Thiền tâm trong cảnh Loạn, đó là những gì tôi cần phải chuyển tải ở tập 3 này, cũng là để khép lại những dòng suy niệm trong nhiều năm của tôi. Tôi chắc chắn sẽ theo đuổi tiếp tiểu thuyết dã sử, và tới đây sẽ quay lại với dòng fantasy để hoàn thành nốt các dự án sách vẫn còn đang dở dang, hi vọng các bạn đọc sẽ đón nhận.

Cảm ơn chị rất nhiều! Xin chúc chị nhiều sức khoẻ và thành công!

Nhà văn Hà Thuỷ Nguyên sinh năm 1986 tại Hà Nội, là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch và đồng thời là người sáng lập Book Hunter. Chị đã ra mắt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại: Tiểu thuyết dã sử “Điệu nhạc trần gian”, “Cầm Thư quán”, “Thiên địa phong trần” (“Tập 1: Khúc cung oán”,“Tập 2: Nổi gió”); Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Thiên Mã”; Tập truyện ngắn “Bên kia cánh cửa”; Tập thơ: “Mùa dã cổ”, “Nằm xem sao rụng”; Kịch bản phim truyền hình “Đi về phía mặt trời”, “Vòng Nguyệt Quế”, “Blog nàng dâu”, “Nếp nhà”…

Tác giả trích dẫn

Bài liên quan
  • Gợi ý các đầu sách dành cho ai quan tâm phụ nữ
    Phụ nữ là một nửa của thế giới. Nếu không có họ cuộc sống sẽ rất nhàm chán, vô vị và thế giới này cũng trở nên vô nghĩa. Từ cổ chí kim đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ. Nhân tháng Ba về, Người Hà Nội xin gợi ý một số đầu sách dành cho ai quan tâm phụ nữ.
(0) Bình luận
  • Góp thêm những trang viết đậm tình yêu Hà Nội
    Phố Hàng Bột có lịch sử như thế nào; vì sao người Hà Nội, nhất là người từng sống ở đó lại nhớ thương nhiều đến thế? Cuốn sách “Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ” của tác giả Hồ Công Thiết chính là lời đáp cho những băn khoăn ấy. Ấn phẩm do Chibooks và NXB Lao động ấn hành năm 2023.
  • Khám phá miền Tây Nam Bộ qua tập tản văn “Những hạt bùn vạn dặm”
    Tập tản văn “Những hạt bùn vạn dặm” của tác giả Lê Quang Trạng vừa được Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) giới thiệu với độc giả. Gần 300 trang sách đưa bạn đọc đến với miền Tây Nam bộ bao la sông nước khám phá nét văn hóa đa dạng, hấp dẫn cùng những con người chân chất, hào sảng, ấm áp nghĩa tình.
  • Cánh giang bay lẻ dọc đường thơ
    Cách đây khoảng 30 năm, nhớ có lần nhà thơ Trúc Thông bảo tôi: “Nguyễn Tấn Việt có bài thơ “Cánh giang bay lẻ” rất lạ ở cả ý lẫn tứ. Đó cũng có thể là tuyên ngôn thơ của Nguyễn Tấn Việt, bản chất con người thơ Nguyễn Tấn Việt”. Một người làm thơ lâu năm, luôn sẵn sàng “tử vì thơ”, có bản lĩnh đến mức “chầm chậm tới mình”(1), có can đảm đến mức “ma-ra-tông”(2), những mong thành “một ngọn đèn xanh”(3) trong thơ như Trúc Thông mà nói về đồng nghiệp như thế, bạn thơ như thế, thì hỏi làm sao tôi không tin cậy c
  • Những cuốn sách thiếu nhi được yêu thích nhất của Nhã Nam
    Để tạo dựng văn hóa đọc cũng như hình thành nhiều cộng đồng đọc sách, các đơn vị xuất bản đều rất chú trọng tới mảng sách dành cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Phần lớn sách bán chạy của Nhã Nam cũng là sách thiếu nhi, trong đó có nhiều tiểu thuyết được đông đảo độc giả đón nhận ngay từ những ngày đầu xuất bản.
  • Nhà điêu khắc Vũ Tiến và sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật
    Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật, nhà điêu khắc Vũ Tiến đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển mỹ thuật Thủ đô. Ông đã giành được nhiều giải thưởng khác nhau tại các triển lãm mỹ thuật như: Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, Triển lãm Mỹ thuật Khu vực I (năm 1996 và 1998), Giải thưởng của Quỹ Hỗ trợ văn hóa Việt Nam - Thụy Điển tại triển lãm toàn quốc (1990 - 1995).
  • Khám phá bách khoa thư về “Lịch sử Cái Đẹp”
    Trong khuôn khổ “Những ngày văn học châu Âu năm 2023”, sáng ngày 20/5, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam và Đại sứ quán Ý đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Cái Đẹp” với sự tham gia của 3 vị khách mời là nhà nghiên cứu, PGS. TS. Đỗ Lai Thúy, Tiến sĩ văn học Nguyễn Quyên và đạo diễn Đỗ Văn Hoàng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội trong tôi
    Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn quê nghèo với dòng nước phù sa của con sông Nhuệ. Quanh năm chỉ có công việc đồng ruộng, cấy cày và trồng rau. Cuộc sống bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cứ đeo bám những người nông dân quê tôi qua bao đời. Cuộc sống vất vả nên từ nhỏ tôi đã biết thế nào là cấy, là nhổ mạ, là tát nước... Nhưng đã để lại trong tôi bao kỷ niệm về một thời thơ ấu trên mảnh đất vùng ngoại ô Hà Nội.
  • Góp thêm những trang viết đậm tình yêu Hà Nội
    Phố Hàng Bột có lịch sử như thế nào; vì sao người Hà Nội, nhất là người từng sống ở đó lại nhớ thương nhiều đến thế? Cuốn sách “Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ” của tác giả Hồ Công Thiết chính là lời đáp cho những băn khoăn ấy. Ấn phẩm do Chibooks và NXB Lao động ấn hành năm 2023.
  • Khởi động cuộc thi Giọng hát trẻ "Thanh âm Hà Nội"
    Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình số 06 -Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025"; đồng thời hướng tới kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 , Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức cuộc thi Giọng hát trẻ “Thanh âm Hà Nội” – 2023.
  • 5 cung đường du lịch bằng tàu hỏa đẹp nhất Việt Nam
    Để khám phá vẻ đẹp Việt Nam, du khách hãy thử một lần ngồi trên chuyến tàu Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, men theo các dãy núi, ngắm nhìn những bãi biển thơ mộng...
  • Tường Vi tái hợp Lê Minh Thành sau phim Tết "Làm rể Mười Xuân"
    Cặp đôi từng gây sốt ở phim Tết "Làm rể Mười Xuân" là Tường Vi - Lê Minh Thành sẽ đóng cặp trong dự án mới.
Đừng bỏ lỡ
Tín hiệu mừng khi dòng tiểu thuyết dã sử nở rộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO