Tổng kết 15 năm xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Phương Anh| 26/01/2023 15:53

Kế hoạch số 124-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa X) “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” yêu cầu đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện kết quả triển khai thực hiện, kịp thời rút kinh nghiệm, có giải pháp thiết thực, hiệu quả để tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo…

Theo đó, kế hoạch nêu rõ, các cơ quan, địa phương, đơn vị tổ chức đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ; kết quả triển khai thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội về “Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” gắn với việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Đảng về lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Một số nội dung được tập trung: Quá trình quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghị quyết; thành tựu đạt được (đánh giá toàn diện những kết quả đạt được trên tất cả lĩnh vực; kết quả khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra trong Báo cáo số 288-BC/TU ngày 27/4/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ; những hạn chế, yếu kém (đánh giá đúng thực chất, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết); nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp; kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý những vấn đề bức xúc, nhạy cảm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Về cách thức tổng kết, các quận, huyện, thị ủy, Đảng đoàn Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết nghị quyết bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội và các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ trình Ban Thường vụ Thành ủy.

Trong tháng 2, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo thành phố sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ; trong tháng 4, sẽ tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TƯ cấp thành phố.

Thông qua việc tổng kết nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hành động của cán bộ, đảng viên, đội ngũ văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng, phát triển nền văn học, nghệ thuật của Thủ đô để qua đó xây dựng con người Thủ đô phát triển toàn diện trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cái hay của từ nối
    Giáo sư ngôn ngữ học, dịch giả, nhà văn Cao Xuân Hạo từng kể một chuyện vui rằng có một tác giả nọ gửi bài đến tòa soạn báo, bị biên tập viên gạch xóa hết những từ nối thì, là, mà (từ nối loại này có trường hợp được gọi là liên từ, hư từ). Tác giả bài báo quá buồn nhưng bỏ qua vì ông không tin rằng người ta có thể hiểu ra vấn đề.
  • Bàn về Thiện và Ác qua bài thơ hai câu của Trần Nhuận Minh
    Rất nhiều đồng nghiệp và cả bạn đọc khả kính đã hỏi tôi nghĩ thế nào về bài văn của một em học sinh Hà Nội, bàn về Thiện và Ác qua bài thơ hai câu của thi sĩ Trần Nhuận Minh. Tôi thấy đây là một vấn đề vô cùng thú vị, nên đem ra bàn trong tạp chí văn chương của Người Hà Nội.
  • Phục dựng những giai thoại, 
hình tượng văn học cho các tour du lịch
    Văn học và du lịch là hai lĩnh vực, hai mảng vấn đề rất khác nhau cả về nội hàm và phương pháp. Ngay trong văn và văn nghệ dân gian, mỗi chuyên ngành cũng đã có phương pháp khác nhau. Vậy nhưng, văn hay du lịch, chúng đều có chung một đối tượng phục vụ, đó là con người.
  • Kiến thức văn hóa truyền thống và việc trùng tu di tích
    Từ nhiều năm nay ở nhiều địa phương, khi thực hiện trùng tu, tôn tạo một di tích (đình, chùa, đền miếu), dù bằng kinh phí nào, của Nhà nước hoặc từ nguồn xã hội hóa, người ta chỉ quan tâm đến phần “vỏ”, hay phần kiến trúc cơ bản (do chủ đầu tư và đơn vị thiết kế, thi công, đảm nhận); còn phần “ruột”, tức những nội dung trưng bày bên trong thì không có phương án trù tính.
  • Mỹ thuật sân khấu còn đơn điệu,  lặp lại chính mình
    Thiết kế mỹ thuật sân khấu Việt Nam (không tính đến những ban kịch tài tử hay các gánh hát tuồng, chèo, cải lương... trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp với tính chất nghiệp dư và với sự tham gia của một vài họa sĩ), thì kể từ ngày thành lập Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (1957), đã đi qua một chặng đường trên nửa thế kỷ.
  • Bản lĩnh người viết trẻ: Bền bỉ  từ nội lực
    Để đứng vững trước những biến thiên của thời cuộc, để tạo cho mình một chỗ đứng nhất định trong văn giới, để khẳng định bút lực của mình so với các thế hệ đi trước, có chăng, “bản lĩnh” là yếu tố song hành cần thiết bên cạnh những người viết trẻ?
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá dáng hình của đất qua các sản phẩm gốm yakishime
    Triển lãm “Yakishime – Dáng hình của đất” giới thiệu nghệ thuật làm gốm Nhật Bản sẽ diễn ra từ ngày 4/4 đến ngày 20/4/2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • Khu lưu niệm Nguyễn Thiện Thuật đón Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
    Khu lưu niệm Nguyễn Thiện Thuật sẽ cùng với hệ thống di tích, nhà tưởng niệm của tỉnh là những địa chỉ đỏ, giáo dục truyền thống cách mạng, văn hiến cho thế hệ trẻ, góp phần bồi đắp tâm hồn, cốt cách người Hưng Yên. Đồng thời khu lưu niệm kết nối các điểm du lịch, trở thành nguồn lực phát triển của địa phương.
  • Bố mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú Hà Nội học sinh mới được dự thi vào lớp 10 công lập
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024 diễn ra các ngày 10 và 11/6. Thí sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào trường công lập phải làm ba bài thi gồm ngữ văn, ngoại ngữ và toán.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
  • Hà Nội: Giao ban công tác tuyên giáo thành phố quý I/2023
    Sáng 30/3, thực hiện chương trình công tác năm 2023, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo thành phố quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2023.
  • Tổ chức triển lãm ảnh "Các di sản thế giới của Việt Nam và Lào"
    Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) sẽ chủ trì, phối hợp Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển lãm ảnh "Các di sản thế giới của Việt Nam và Lào". Triển lãm diễn ra từ ngày 20 - 30/4/2023.
  • Chương trình dự kiến Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12
    Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Hiệp hội các địa phương Pháp, thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12 từ ngày 13 - 15/4/2023.
Tổng kết 15 năm xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO