Hà Nội xưa - nay

Trang phục của người Hà Nội hơn 100 năm trước

Kim Thoa (T/h) 07:13 24/02/2023

Hơn 100 năm trước, ở Hà Nội đàn bà cũng đội khăn như đàn ông, áo dài, quần rộng lùng thùng, thắt lưng tươi màu, hai đầu buông tới gối...

1.jpg
Nguồn ảnh: bianvn

Khuôn mặt họ cũng giống nhau vì đàn ông không có râu và cũng búi tóc như đàn bà. Tuy nhiên cũng có vài khác biệt. Phái yếu đeo hoa tai và nhẫn. Hoa tai của phụ nữ thường dân giống cúc áo sơ mi hai mặt bằng thủy tinh màu. Chỉ vợ và con gái các quan mới được đeo trang sức bằng kim loại quý.

2ca97815c85af5675da95c5768803ba1.jpg

Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.

Nhiều chứng cứ khoa học cho thấy người Hà Nội biết cách ăn mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình trang trí trên trống đồng Cổ Loa (đào được trong lòng đất Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội) đã có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội: đầu đội mũ có gắn lông chim, quần áo cũng làm bằng long chim. 

1434773726-netdepphunu.jpg

Người Hà Nội thời cận đại rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng, lúc đó là the mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi mới là hàng tốt nhất, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu.... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất. Một số hàng đặc biệt hơn dành cho vương hầu là đoạn, gấm, vóc,...

Người Hà Nội vốn nổi danh bởi sự nền nã, kín đáo. Trước giải phóng, sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống đất kinh kỳ cùng yếu tố cách tân, hiện đại của phương Tây đã mang đến nhiều cuộc đổi thay, sáng tạo. Trước năm 1954, phụ nữ trong các gia đình trí thức, tư sản hễ bước ra khỏi nhà, dù chỉ là đi chợ vẫn mặc áo dài. Chưa kể, một số gia đình quen buôn bán, giao thiệp, phụ nữ ở nhà còn mặc cả áo dài tiếp khách.

ngam-trang-phuc-cua-nguoi-ha-noi-truoc-giai-phong.jpg
Sự thanh lịch toát lên từ trang phục đến bước đi

Đối với tầng lớp lao động ở đất Hà thành, dẫu nghèo nàn, rách rưới nhưng áo quần luôn sạch sẽ, ngay ngắn, đúng màu vải, màu chỉ. Thế mới có câu "áo rách khéo vá hơn lành vụng may".

Theo thời gian, năm tháng, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị cuốn trôi, song với người Thăng Long, Hà Nội, dù cho đi đâu ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu văn hóa mặc đất Kinh Kỳ mà họ luôn tự hào.

Và hôm nay, dù cho thời gian, năm tháng chảy trôi, trước những xu hướng thời trang quốc tế, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị thay đổi, thì vẫn còn đó các thế hệ nơi Hà Nội 36 phố phường nối tiếp nhau giữ hồn túy đất Thăng Long văn hiến. Họ vẫn hòa nhập với thời cuộc với các loại váy áo phương Tây trẻ trung, hiện đại nhưng cũng không rời xa nét Tràng An thanh lịch. Nơi mỗi vạt áo của những người con đất Thủ đô dường như ta vẫn thấy hồn Thăng Long vương vất.

Và như một quy luật tất yếu của lịch sử, trang phục của người Thăng Long-Hà Nội đã có nhiều thay qua từng thời đại. Tuy nhiên nét riêng độc đáo từ vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo cùng với lối trang sức Hà thành vẫn được bảo tồn như là một đặc trưng riêng của văn hóa Hà Nội, luôn được các thế hệ Hà Nội gìn giữ ngay cả trong thời chiến đổi tranh gian khổ đến những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc ở thời kinh tế thị trường.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Tục đánh cá tế Thành hoàng làng Trể
    Lời tòa soạn: Từ trước tới nay đã có nhiều cuốn sách viết về lễ hội vùng Thăng Long – Hà Nội miêu tả tỉ mỉ từ kiến trúc đình/ đền, giới thiệu sự tích các vị thần, đội hình rước sách đến các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tuy nhiên, về lễ vật dâng các vị thần thì chưa có cuốn sách nào đề cập một cách đầy đủ và chính xác. Có thể coi đây là nghệ thuật cao nhất của ẩm thực Thăng Long – Hà Nội. Từ số tạp chí tháng 5, Người Hà Nội sẽ giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết các lễ vật dâng thần trong lễ hội Thăng L
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Phố mới & ký ức cũ
    Tôi sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Dầu bên hồ Hoàn Kiếm nơi trung tâm Hà Nội. Hơn 40 năm xa nơi ấy, giờ mỗi lần trở lại tôi thấy mình đã như một người xa lạ.
  • Đặc sắc ẩm thực Ứng Hòa
    Ứng Hòa xưa có tên nôm là Phủ Đình. Tục ngữ có câu “Dại kẻ Đình hơn tinh thiên hạ”. Là vùng đất thuần nông, chỉ với những sản vật thông thường của địa phương là con cá, lá rau, hạt gạo, vật nuôi… nhưng người Kẻ Đình đã sáng tạo nhiều món đặc sắc, hấp dẫn.
  • Về miền ký ức cùng những hiệu sách xưa
    Mỗi lần đến phố Tràng Tiền xem triển lãm, theo quán tính tôi lại sà vào các ngõ ngách của phố Đinh Lễ, lạc vào những kệ sách, muôn hình đủ loại. Lần nào cũng vậy, dù có nâng lên đặt xuống nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn mang về vài cuốn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”
    Sáng ngày 9/6/2023, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 25 Tông Đản, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”. Đây là sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • MC Vân Hugo chuẩn bị lên xe hoa với bạn trai doanh nhân
    Mới đây, hình ảnh mặc váy cưới của MC Vân Hugo được đăng tải đã nhận về nhiều sự quan tâm từ khán giả.
  • Xây dựng bản đồ Food tour quảng bá ẩm thực Hà Nội
    Sau khi ba nhà hàng của thành phố được gắn 1 sao Michelin (Giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới), 45 nhà hàng khác được vinh danh và một giải thưởng dành cho đầu bếp trẻ xuất sắc tại sự kiện Michelin Guide Ceremony mới diễn ra, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định đây là tin vui cho ngành Du lịch Thủ đô, là cơ hội tốt để quảng bá rộng rãi ẩm thực Hà Nội ra thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Trang phục của người Hà Nội hơn 100 năm trước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO