Vẫn lo thiếu trường học

theo hanoimoi| 20/07/2017 10:26

Thời điểm này, các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2017-2018. Các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu hoặc học sinh chưa kịp nộp hồ sơ vẫn còn cơ hội trong đợt tuyển sinh bổ sung từ ngày 18 đến 20-7-2017. Chuyển biến rõ nét nhất mùa tuyển sinh năm nay là không còn cảnh phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ. Dù vậy, thiếu trường vẫn là nỗi lo của nhà quản lý, nhất là ở khu đô thị, nơi đông dân cư.


Vẫn lo thiếu trường học
Mối lo quá tải, thiếu chỗ học đang hiện hữu tại những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh. Ảnh: Nhật Nam

“Năm rõ” trong tuyển sinh

Năm học 2017-2018, Hà Nội huy động 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, với tổng chỉ tiêu 557 nghìn trẻ mầm non, 145 nghìn trẻ 5 tuổi và 110 nghìn học sinh vào lớp 6. Hiện tại, các trường đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh với nguyên tắc hàng đầu là minh bạch, công khai. Theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, trước thời điểm tuyển sinh 1 tháng, tất cả các trường phải công khai đủ “5 rõ”: Rõ chỉ tiêu, rõ tuyến, rõ thời gian, rõ phương thức và rõ trách nhiệm của người làm công tác tuyển sinh. Đây là năm thứ hai Hà Nội duy trì song song hai phương thức tuyển sinh là trực tuyến và trực tiếp, tạo thuận lợi tối đa cho phụ huynh, đồng thời giảm tải cho các trường trong việc nhận hồ sơ.

Bà Trần Lưu Hoa, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng cho biết: Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh quận đã phê duyệt kế hoạch tuyển sinh từ ngày 15-5 và công khai cho phụ huynh theo tiêu chí “5 rõ”. Việc phân tuyến được điều chỉnh phù hợp. Ở cấp mầm non, dù số lượng trẻ ra lớp hằng năm đều tăng song 30 trường công lập đều được phân tuyến công khai, cụ thể đến từng tổ dân phố nên không xảy ra tình trạng lộn xộn hoặc thiếu chỗ học. Ví dụ, cùng nằm trên địa bàn phường Quỳnh Mai nhưng trẻ ở tổ 1, 2, 3, 6 được phân tuyến học ở Trường Mầm non Quỳnh Mai; trẻ em tổ 4, 5, 7, 8, 9, 10 học ở Trường Mầm non 8-3. Tương tự, tại phường Vĩnh Tuy, trẻ ở tổ từ 2 đến 13 học ở Trường Mầm non Lạc Trung; các tổ còn lại trẻ học tại Trường Mầm non Vĩnh Tuy.

Quận Tây Hồ năm nay cũng có chuyển biến tích cực trong tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt là cấp mầm non. Theo ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ, so với các năm trước, sức ép tuyển sinh năm nay giảm hẳn do mạng lưới trường học trên địa bàn đang dần hoàn chỉnh, được phân bố tương đối đồng đều nên không còn chuyện học sinh đổ dồn vào một trường nào đó.

Áp lực tại những nơi nhiều nhà chung cư

Nếu như vài năm trước tình trạng quá tải trong tuyển sinh đầu cấp tập trung ở các quận trung tâm thì nay, hiện tượng này có chiều hướng dịch chuyển dần ra các quận mới, những nơi có nhiều khu chung cư. Theo ghi nhận, mặc dù không để xảy ra “điểm nóng”, nhưng mối lo quá tải, thiếu chỗ học đang hiện hữu tại những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều khu nhà ở cao tầng. 

Bà Phạm Thị Thu Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì dẫn chứng: Riêng khối mầm non của huyện năm nay tăng 6.600 bé, tiểu học tăng 500 học sinh so với năm trước, chủ yếu tại các địa bàn có nhiều khu nhà cao tầng. Đơn cử, theo kế hoạch, Trường Tiểu học Tả Thanh Oai có 12 lớp một, nhưng theo điều tra có tới 913 học sinh trong độ tuổi, bao gồm cả học sinh diện KT1 (hộ khẩu tại xã Tả Thanh Oai) và KT2 (không có hộ khẩu nhưng đang cư trú thực tế). Nếu tiếp nhận hết số này thì sĩ số trung bình sẽ là hơn 80 học sinh/lớp. Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh huyện đã phân tuyến để bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh. Song về lâu dài, đây thực sự là một bài toán khó nếu các khu đô thị vẫn tiếp tục mọc lên.

Quận Cầu Giấy, Long Biên có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới trường lớp, xây thêm phòng học, song, do là địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh nên hầu hết các trường vẫn phải duy trì sĩ số ở mức trên 50 học sinh/lớp. Trong khi đó, đại diện lãnh đạo quận Hoàng Mai cho biết, toàn quận hiện có 65 trường mầm non, tiểu học và THCS, nhưng với mức tăng bình quân mỗi năm từ 6 nghìn đến 8 nghìn học sinh, ngành Giáo dục Hoàng Mai đang đứng trước thách thức không nhỏ trong việc bảo đảm đủ chỗ học. Nguyên nhân là việc xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn không đồng bộ với việc xây dựng trường học, thực tế đã thấy rõ tại phường Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim…

Dù nhận định công tác tuyển sinh năm nay khá nền nếp, song ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ vẫn lo lắng: “Phường Thụy Khuê đã có đủ hệ thống trường, nhưng hiện có vài khu nhà cao tầng đang hoàn thiện, nếu đi vào hoạt động sẽ có nguy cơ gây áp lực về chỗ học. Để giải quyết "bài toán" này, Tây Hồ dự kiến mở rộng diện tích của trường mầm non và xây bổ sung một trường tiểu học trên địa bàn phường Thụy Khuê vào cuối năm nay”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Vẫn lo thiếu trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO