Hà Nội xưa - nay

Về Thạch Thất xem hội vật truyền thống làng Khu Ba

Kim Thoa (T/h)14/02/2023 14:04

Hội vật làng Khu Ba (Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội) được coi là "cái nôi" của môn vật tại xứ Đoài thu hút nhiều "đô" tiếng tăm trong cả nước.

vat-dong-truc-1.jpg
Tiếng trống hội giục giã mời gọi các đô vật tranh tài. Ảnh: TTĐT Thạch Thất

Huyện Thạch Thất là vùng đất nổi tiếng xứ Đoài với tinh thần võ vật. Rất nhiều thôn, làng thường tổ chức các sới vật đầu Xuân như một hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đoàn kết trong Nhân dân.

Hội vật làng Khu Ba diễn ra trong 3 ngày, gồm hai phần: phần lễ được tổ chức thành kính, trang nghiêm. Trước khi khai mạc hội vật, Ban Tổ chức hội vật gồm các bậc cao niên, cán bộ và Nhân dân địa phương đến thắp hương tại Nhà tưởng niệm Liệt sĩ bày tỏ tri ân với các anh hùng Liệt sĩ đã cống hiến máu xương cho độc lập tự do của Tổ quốc, để Nhân dân Khu Ba có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Phần hội được bắt đầu với tiếng trống hội giục giã như mời gọi các đô vật hăng hái tham gia tranh tài, mời gọi Nhân dân và du khách về xem hội.

Theo thể lệ của hội, các đô vật tranh tài theo thể thức vật cổ truyền, thi đấu đối kháng một lèo thường là 2 trận thắng liên tiếp, mỗi trận đấu có thể thi đấu nhiều hiệp, đô vật nào hạ đo ván đối thủ bất cứ lúc nào thì giành chiến thắng. Luật thắng theo hình thức “lấm lưng trắng bụng, hoặc nhấc bổng đối phương toàn thân rời khỏi mặt đất.

Hội vật truyền thống làng Khu Ba diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng Giêng Quý Mão (10-12/2/2023), khơi dậy tinh thần thượng võ, rèn luyện ý chí, thể lực cho các đô vật nhằm mang lại lợi ích trong học tập, lao động sản xuất và bảo vệ đất nước. Hội vật còn có ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu may mắn trong năm mới, niềm vui, hạnh phúc đến với muôn người.

Bài liên quan
  • Tà áo dài Hà Nội
    Nghĩ về Hà Nội xưa là hình ảnh của 36 phố phường cổ kính, là những người phụ nữ Hà thành trong tà áo dài kín đáo, thướt tha, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, chuẩn mực. Trong họ là sự hài hòa, từ nếp sống tới trang phục cho đến những bước đi dáng đứng.
(0) Bình luận
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Tục đánh cá tế Thành hoàng làng Trể
    Lời tòa soạn: Từ trước tới nay đã có nhiều cuốn sách viết về lễ hội vùng Thăng Long – Hà Nội miêu tả tỉ mỉ từ kiến trúc đình/ đền, giới thiệu sự tích các vị thần, đội hình rước sách đến các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tuy nhiên, về lễ vật dâng các vị thần thì chưa có cuốn sách nào đề cập một cách đầy đủ và chính xác. Có thể coi đây là nghệ thuật cao nhất của ẩm thực Thăng Long – Hà Nội. Từ số tạp chí tháng 5, Người Hà Nội sẽ giới thiệu với bạn đọc loạt bài viết các lễ vật dâng thần trong lễ hội Thăng L
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Phố mới & ký ức cũ
    Tôi sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Dầu bên hồ Hoàn Kiếm nơi trung tâm Hà Nội. Hơn 40 năm xa nơi ấy, giờ mỗi lần trở lại tôi thấy mình đã như một người xa lạ.
  • Đặc sắc ẩm thực Ứng Hòa
    Ứng Hòa xưa có tên nôm là Phủ Đình. Tục ngữ có câu “Dại kẻ Đình hơn tinh thiên hạ”. Là vùng đất thuần nông, chỉ với những sản vật thông thường của địa phương là con cá, lá rau, hạt gạo, vật nuôi… nhưng người Kẻ Đình đã sáng tạo nhiều món đặc sắc, hấp dẫn.
  • Về miền ký ức cùng những hiệu sách xưa
    Mỗi lần đến phố Tràng Tiền xem triển lãm, theo quán tính tôi lại sà vào các ngõ ngách của phố Đinh Lễ, lạc vào những kệ sách, muôn hình đủ loại. Lần nào cũng vậy, dù có nâng lên đặt xuống nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn mang về vài cuốn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn văn hóa - Số 27
    NHN - Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong quần thể kiến trúc tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm), là một trong những tượng đài cổ nhất ở Hà Nội. Nơi đây ẩn chứa nhiều truyền thuyết xa xưa và bí ẩn gắn liền với hồ nước linh thiêng cùng lịch sử hào hùng của vị vua đã có công giữ nước. Trong chuyên mục văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu những nét độc đáo của công trình kiến trúc lâu đời này.
  • Trưng bày “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”
    Sáng ngày 9/6/2023, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 25 Tông Đản, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”. Đây là sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • MC Vân Hugo chuẩn bị lên xe hoa với bạn trai doanh nhân
    Mới đây, hình ảnh mặc váy cưới của MC Vân Hugo được đăng tải đã nhận về nhiều sự quan tâm từ khán giả.
  • Xây dựng bản đồ Food tour quảng bá ẩm thực Hà Nội
    Sau khi ba nhà hàng của thành phố được gắn 1 sao Michelin (Giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới), 45 nhà hàng khác được vinh danh và một giải thưởng dành cho đầu bếp trẻ xuất sắc tại sự kiện Michelin Guide Ceremony mới diễn ra, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định đây là tin vui cho ngành Du lịch Thủ đô, là cơ hội tốt để quảng bá rộng rãi ẩm thực Hà Nội ra thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Về Thạch Thất xem hội vật truyền thống làng Khu Ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO