Vĩnh Phúc: Khai mạc Lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước

Hải Truyền| 05/02/2023 14:16

Được tổ chức trở lại sau 3 năm tạm dừng vì đại dịch, lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng (tức mùng 5-7/2). Lễ hội là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của người dân tỉnh này mà còn được đông đảo du khách khắp nơi trong cả nước dành thời gian về tham dự.

z4084582255542_2e2e00efbf5ca044fbe303b1224d93ed.jpg
Một cặp trâu đang tranh tài tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu.

Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu là lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Theo những giai thoại còn lưu truyền lại thì lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên. Thừa tướng Lữ Gia đóng quân ở Long Động trên đỉnh núi Thét thuộc thôn Dừa Cả, xã Hải Lựu đã cùng tướng sỹ chiến đấu chống giặc Hán. Mỗi khi thắng trận, ông cho mở hội chọi trâu để khích lệ tinh thần tướng sỹ, sau đó cho mổ trâu chọi để khao thưởng quân sỹ và dân làng. Kể từ đó trở thành lễ hội chọi trâu hàng năm.

Sau này có nhiều giai đoạn lịch sử mà lễ hội này phải tạm dừng như những khi đất nước có giặc ngoại xâm. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất nước còn khó khăn, con trâu là một tài sản lớn để phục vụ việc sản xuất nông nghiệp của người dân nên lễ hội này cũng chưa được khôi phục. Tính đến năm 2023, lễ hội này mới được khôi phục 21 năm, trở thành một lễ hội nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết đến.

Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu năm nay có nhiều thay đổi so với những năm trước đại dịch, hội năm nay chỉ có 20 trâu chọi tham gia tranh tài (có những thời điểm trước kia là có 32 trâu chọi tham gia), mỗi trâu chọi sẽ được đánh số và đại diện cho một thôn trong xã, trâu chọi của thôn nào thì đều do chính người của thôn đó lựa chọn, mua về nuôi, chăm sóc và huấn luyện cho đến ngày mang đi chọi.

Một thay đổi nữa là năm nay, ngày khai hội 15 tháng Giêng sẽ chỉ diễn ra phần Lễ, các trâu chọi sẽ được đưa lên đền để tế cáo trời đất và ra mắt nhân dân, du khách; các trận tranh tài đầu tiên ở vòng loại của các chú trâu sẽ diễn ra vào sáng ngày 16 tháng Giêng, sáng 17 tháng Giêng sẽ diễn các trận vòng trong và trận chung kết.

Năm nay ban tổ chức cũng sẽ không thu vé vào sân, người dân và du khách vào xem miễn phí.

Đến với lễ hội choi trâu Hải Lựu, ngoài các trận tranh tài nảy lửa, hấp dẫn của những cặp trâu chọi thì một số địa điểm khác như khu Du lịch sinh thái rừng cò Hải Lựu, thắng cảnh hồ Khuân hay làng nghề chế tác đá xuất khẩu cũng sẽ hứa hẹn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Thông tin từ UBND xã Hải Lựu cho biết, kịch bản tổ chức lễ hội đã được xây dựng kỹ lưỡng; các lực lượng chức năng đã lên phương án phân luồng giao thông, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân và du khách tham gia lễ hội. Sẵn sàng các phương tiện chuyên dụng để xử lý các tình huống phát sinh xảy ra.

Ban tổ chức lễ hội sẽ bố trí lối đi riêng biệt cho du khách, lối đi riêng cho trâu vào sới. Sới chọi được bảo vệ bằng các lớp hàng rào kiên cố bảo đảm an toàn cho du khách.

Ban tổ chức cũng kiểm soát chặt chẽ trâu chọi để bảo vệ thương hiệu thịt trâu chọi Hải Lựu; niêm yết giá bán, bố trí riêng khu giết mổ trâu chọi, quy định rõ ràng trách nhiệm của các thành viên ban tổ chức, chủ trâu và người tham gia lễ hội.

Bài liên quan
  • Lễ hội Phật giáo Kim Cương thừa tại Đại bảo tháp Tây Thiên
    Trong chuỗi hoạt động lễ hội Phật giáo độc đáo đang diễn ra tại Đại bảo tháp Tây Thiên (Vĩnh Phúc) đến hết ngày 8 Tết (29/1). Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn đến từ Ấn Độ chủ trì các buổi lễ cầu quốc thái dân an, gia trì cho các Phật tử cũng như du khách thập phương.
(0) Bình luận
  • Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 sẽ diễn ra nhiều sự kiện lớn
    Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2023 sẽ được tổ chức trang trọng, đúng với nghi thức thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh. Các hoạt động chính của Lễ hội sẽ diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương, Đền Hùng.
  • Tháng 4 rực rỡ với “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”
    Từ ngày 01/4 - 03/5/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
  • Chợ phiên Bắc Hà - nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo ở vùng cao Tây Bắc
    Chợ phiên Bắc Hà mang đậm văn hóa truyền thống, cuộc sống đồng bào các dân tộc, ngày càng thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch châu Âu, Mỹ...
  • Âm vang cồng chiêng Bana ở Thủ đô Hà Nội
    Ngày 26/3 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bana đến từ huyện Kbang (Gia Lai) đã tái hiện và trình diễn Lễ hội cồng chiêng tới đông đảo du khách. Với đồng bào Ba Na, cồng, chiêng ngày xưa được xem là tài sản quý giá, thước đo sự giàu có.
  • Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 gắn với kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế
    Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ngày 24/3, Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 với chủ đề “Kinh thành tỏa sáng” gắn với Lễ kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO vinh danh.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Vĩnh Phúc: Khai mạc Lễ hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO