Chính sách & Quản lý

Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, phong phú

PV 09:51 09/03/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 - 2025.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Kết luận số 76-KL/TW ngày 4 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phân công theo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2023 – 2025 về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở; Quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL ngày 29/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc.

Để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội

Các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, khu dân cư, nông thôn, đô thị, cơ quan công sở, doanh nghiệp… lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa hệ giá trị gia đình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, con người, xây dựng gia đình, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu cao cả phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tổng kết và nhân rộng các mô hình văn hóa, mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần củng cố môi trường sống nề nếp, văn minh, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua về văn hóa. Tập trung nâng cao chất lượng bình chọn, xét tặng các danh hiệu thi đua ở cơ sở cho gia đình, thôn, làng, ấp, bản, xã, phường, thị trấn, tổ dân phố...

Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội thiết thực, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong, mỹ tục của từng địa phương nhằm tôn vinh, đề cao những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng của dân tộc, những giá trị văn hóa của cộng đồng, gia đình Việt Nam. Bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng tinh thần và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Bài liên quan
  • Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí Thủ đô
    Chiều 10/8, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Hội nghị phát động phong trào, ký giao ước thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí Thủ đô; tiêu chí cơ quan văn hóa, văn hóa của người làm báo Việt Nam” trong các cơ quan báo chí Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Đà Lạt được xây dựng để trở thành thành phố sáng tạo của UNESCO về âm nhạc
    Hiện nay, Đà Lạt và 8 thành phố khác đã tham gia đề án “Phát triển mạng lưới các thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo của UNESCO” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện trong năm 2021-2022.
  • Khai quật khảo cổ khu vực dự kiến xây đền thờ Ngô Quyền tại Cổ Loa
    Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 1200/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại vị trí dự kiến xây dựng đền thờ Ngô Quyền thuộc di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Tu bổ Đình làng Minh Kha - nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão
    Đình làng Minh Kha, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão – vị tướng tài dưới thời nhà Trần, người góp công lớn trong hai lần chống quân Nguyên xâm lược trong lịch sử Việt Nam. Phạm Ngũ Lão cũng được Nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng.
  • Nghiên cứu xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn
    "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn, nhưng lực cản lớn nhất là giải phóng mặt bằng", theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng.
  • Một cách làm mới du lịch di sản
    Phát triển du lịch bằng cách xây dựng và làm mới câu chuyện văn hóa tại các khu di tích lịch sử ở Hà Nội đang là hướng đi có nhiều triển vọng, tạo được ấn tượng mạnh mẽ tới du khách thập phương. Minh chứng cho hiệu quả của hướng đi này có thể kể đến 2 sản phẩm du lịch mới là “Đêm thiêng liêng” ở khu di tích Nhà tù Hỏa Lò và “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám áp dụng vé điện tử cho khách tham quan từ tháng 6/2023
    Từ tháng 6/2023, khách đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Thủ đô Hà Nội sẽ có trải nghiệm mới về hệ thống vé điện tử ứng dụng biên lai điện tử, dễ dàng tra cứu lịch sử mua vé, hóa đơn...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn văn hóa - Số 27
    NHN - Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong quần thể kiến trúc tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm), là một trong những tượng đài cổ nhất ở Hà Nội. Nơi đây ẩn chứa nhiều truyền thuyết xa xưa và bí ẩn gắn liền với hồ nước linh thiêng cùng lịch sử hào hùng của vị vua đã có công giữ nước. Trong chuyên mục văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu những nét độc đáo của công trình kiến trúc lâu đời này.
  • Trưng bày “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”
    Sáng ngày 9/6/2023, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 25 Tông Đản, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”. Đây là sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • 67 tác phẩm báo chí xuất sắc đoạt Giải Diên Hồng lần thứ nhất
    Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa diễn ra đúng vào thời gian của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) và kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/06/2023).
  • Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội 2023: Xúc tiến thương mại, kích cầu thị trường Thủ đô
    Tối 9/6, thực hiện Chương trình số 04-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố (HPA) tổ chức khai mạc Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2023 tại Trung tâm Thương mại MELINH PLAZA Hà Đông.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, phong phú
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO