Xây dựng văn hóa ứng xử tại các bến xe: Một tay vỗ không kêu

theo kinhtedothi| 27/07/2017 09:31

Xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng là một trong những mục tiêu quan trọng đang được Hà Nội chú tâm thực hiện.

Tuy nhiên, cũng phải xác định đó là một chặng đường dài để đến đích, đặc biệt là tại những nơi xô bồ như bến xe, nhà ga…

Làm dâu trăm họ
Khi được hỏi về những khó khăn trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng trong khu vực mình quản lý, Giám đốc Bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành thẳng thắn chia sẻ, muốn giữ được thái độ cư xử văn minh, lịch sự, cán bộ, nhân viên bến cần phải có sự nhẫn nại vô bờ bến đối với cả hành khách lẫn lái, phụ xe. Mỗi ngày đều có những trường hợp khách phản ứng rất gay gắt, thậm chí chửi bới, đe dọa nhân viên bến vì những lý do “trời ơi”. “Ví dụ như hành khách không chịu mua vé mà cứ đòi vào thẳng sân chờ để lên xe trả tiền mặt. Dù anh em giải thích thế nào cũng không chịu, bị ngăn cản thì nổi khùng và cư xử rất thiếu tôn trọng với chúng tôi. Hay nhiều vị hút thuốc tại khu vực cấm, khạc nhổ bừa bãi, thậm chí đi vệ sinh tùy tiện…” - ông Thành tâm sự.

Bên cạnh đó, việc giám sát hành vi của lái, phụ xe cũng khiến các đơn vị quản lý bến đau đầu. Giám đốc Bến xe Gia Lâm Nguyễn Đức Vui cho biết, hành vi chèo kéo khách của lái, phụ xe đã bị nghiêm cấm và nếu phát hiện bị xử phạt rất nặng. Vừa qua cũng có một số trường hợp xe bị từ chối phục vụ vì để lái, phụ xe chèo kéo khách trên sảnh bán vé. Nhưng không chỉ vậy, nhiều lái, phụ xe còn có hành vi bỡn cợt, trêu chọc phụ nữ, lớn tiếng với khách, hay văng tục chửi bậy… Lý giải hiện tượng này, ông Vui cho rằng, do một bộ phận lái, phụ xe trình độ học vấn không cao, nhận thức kém, DN vận tải quản lý không nghiêm và không thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp nên ứng xử chưa đúng mực. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tất Thành cho rằng: “Có hàng nghìn lái, phụ xe hoạt động tại bến mỗi ngày, mà nhân viên bến thì có hạn, không thể có mặt mọi lúc, mọi nơi kịp thời. Gặp trường hợp lái, phụ xe thiếu lễ độ, nếu hành khách không thông báo, bến không thể biết để xử lý”.
Hãy cùng cố gắng
Giám đốc Nguyễn Tất Thành cho biết, để nâng cao ý thức, văn hóa ứng xử với người dân, hành khách, mỗi năm, đơn vị tổ chức 2 khóa tập huấn, mời các chuyên gia tâm lý hàng đầu về giảng dạy cho cán bộ, nhân viên bến xe. Bên cạnh đó, trong Nội quy, Quy chế hoạt động của bến cũng quy định rất rõ ràng tiêu chí ứng xử và hình thức kỷ luật đối với những người không thực hiện tốt. “Có thể khẳng định, chúng tôi đang nỗ lực hết mình từng ngày để xây dựng hình ảnh bến xe thân thiện, văn minh trong mắt hành khách” - ông Thành khẳng định.
Nhưng đó mới chỉ về phía đơn vị quản lý bến, còn thực tế hiện nay có một bộ phận không nhỏ các “thượng đế” và lái, phụ xe chưa đáp ứng được tiêu chí ứng xử văn minh nơi công cộng. Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng, bến xe là nơi thu hút đông đảo mọi tầng lớp Nhân dân, trong đó có cả những người ý thức chưa cao hoặc thiếu hẳn nhận thức về văn hóa ứng xử. “Nếu chỉ có một đơn vị bến nỗ lực thì sẽ không bao giờ hình thành được nếp văn hóa nơi công cộng. Các DN vận tải cần siết chặt quản lý người lao động, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho lái, phụ xe. Hành khách đến bến cũng cần có ý thức chấp hành các quy định, giao tiếp bình tĩnh, lịch sự để cùng xây dựng môi trường văn minh tại bến xe” - ông Tuấn cho biết.
Chuyên gia tâm lý học xã hội Nguyễn Anh Minh nhìn nhận: “Một nguyên tắc đơn giản trong giao tiếp xã hội là anh tôn trọng tôi, tôi mới tôn trọng anh. Bất cứ cán bộ, nhân viên bến xe nào cũng có tự trọng, cũng mong muốn được cư xử đúng mực và rất dễ phản ứng gay gắt nếu bị lăng mạ hay đe dọa”. Hình thành ý thức cộng đồng là việc không dễ và đòi hỏi nhiều thời gian, tâm sức. Quan trọng nhất là tất cả phải cùng cố gắng, chứ không thể xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng chỉ từ một phía.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Truyện ký về người cộng sản kiên trung  
Nguyễn Đức Cảnh
    Kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Nguyễn Đức Cảnh” của tác giả Nghiêm Đa Văn.
  • “Chân trời gọi nắng”: Tưởng niệm cố nhạc sĩ Hồng Đăng
    “Chân trời gọi nắng” là tên cuốn sách của nhiều tác giả, do bà Lê Anh Thúy (người vợ của cố nhạc sĩ Hồng Đăng) tập hợp bản thảo và Nxb Hội Nhà văn ấn hành vừa ra mắt độc giả vào chiều ngày 21/3/2023.
  • Thành lập 11 Chi hội hữu nghị Việt – Mỹ thành phố Hà Nội
    Chiều 23/3, Hội hữu nghị Việt – Mỹ TP Hà Nội khóa VI, nhiệm kỳ 2022-2027 đã tổ chức cuộc họp Ban chấp hành mở rộng lần thứ nhất. Tại cuộc họp, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Mỹ thành phố Hà Nội Đinh Hồng Phong đã công bố quyết định thành lập 11 chi hội, đồng thời thông báo nội dung phân công nhiệm vụ trong Thường trực, Ban chấp hành hội.
  • Diễm My 9X chia sẻ khoảnh khắc diện váy cưới
    Sau khi xác nhận được bạn trai doanh nhân cầu hôn, Diễm My 9X là một trong những mỹ nhân được người hâm mộ mong chờ lên xe hoa trong năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Xây dựng văn hóa ứng xử tại các bến xe: Một tay vỗ không kêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO