Yêu Hồ Tây

Phạm Thị Hồng Thu| 04/01/2023 08:31

Có ai đến Hồ Tây mà không yêu Hồ Tây? Yêu Hồ Tây, tìm hiểu về Hồ Tây, ta càng yêu, càng quý, càng trân trọng và hạnh phúc biết nhường nào!

khung-canh-ho-tay(1).jpg
Khung cảnh Hồ Tây (nguồn: internet)

Yêu con đường Cổ Ngư (Thanh Niên) thơ mộng và lãng mạn. Cổ Ngư là cách đọc trại từ Cố Ngự - nghĩa là giữ cho vững con đê được làm để đi qua Hồ Tây cho gần, không phải đi vòng, có từ xưa. Con đường đã đi vào thơ ca nhạc họa, vào tâm khảm của bao thế hệ, có người chưa một lần đặt chân đến con đường ấy nhưng vẫn mê và háo hức muốn đến một lần trong đời khi nghe những bài hát về Hồ Tây, về đường Cổ Ngư, trong đó có bài “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của nhạc sĩ Trương Quý Hải có câu “Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về”. Yêu ngôi chùa Trấn Quốc cổ kính, phong rêu. Yêu cái khát vọng dựng chùa để giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống yên bình của ông cha ta. Yêu kem Hồ Tây mát từng kẽ tóc những buổi trưa hè và bốc khói thật hấp dẫn khi những cơn gió lạnh ùa về. Yêu bánh tôm Hồ Tây - món ăn đặc sản nổi tiếng lâu rồi. Tôm Hồ Tây mỏng vỏ, chắc thịt, được chiên giòn với bột bánh béo ngậy, thơm lừng, chấm với nước mắm chua cay, ăn kèm với rau sống, thật tuyệt. Chỉ tiếc tôm Hồ Tây bây giờ không sinh sản kịp để phục vụ thực khách. Nhưng món đặc sản ấy vẫn hút khách mỗi lần đến với Hồ Tây.

Yêu ánh hoàng hôn lặn trên mặt hồ. Năm 1982, tôi ra Hà Nội chơi, lần đầu tiên tôi đến Hồ Tây và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy. Hồi đó chưa có điện thoại để lưu giữ khoảnh khắc tuyệt vời, nhưng cái máy ảnh của bộ não tôi vẫn còn lưu mãi. Sau này được sống ở Hà Nội, nhiều lần được ngắm hoàng hôn trên Hồ Tây, lần nào cũng đẹp, nhưng có lẽ lần đầu là ấn tượng nhất. Tôi không nhớ hết và không biết lột tả thế nào cho hết cảm giác được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp diệu kì, vàng rực, lung linh, vàng loáng cả mặt hồ, cả vạn vật trần gian, những tia mây óng ánh vàng như lũ trẻ nhảy nhót đùa vui quanh ông mặt trời. Nhưng mặt trời cũng vô cùng huyền bí, chỉ trong tích tắc nếu bạn không chộp kịp khoảnh khắc kì ảo ấy thì mây hoặc dãy núi, dãy nhà xa kia đã ăn mất mặt trời của bạn.

Yêu những ngôi chùa ven Hồ Tây như Kim Liên, Hoằng Ân, Phổ Linh, Tảo Sách, Vạn Niên, Tứ Liên, Thiên Niên (Trích Sài), Võng Thị... Đó là chốn tâm linh, nơi gửi gắm tâm hồn của con người. Người dân quanh vùng đến lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe cho gia đạo, đến chùa để hòa vào cái không khí thanh tịnh, an yên để trút bớt cái gánh nặng áo cơm, cái dằn vặt đời thường, để cho lòng thanh thản, nhẹ nhàng, để sống tốt hơn, lương thiện hơn.

Yêu Phủ Tây Hồ nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, nơi được xem là địa linh bậc nhất của Hồ Tây. Không chỉ hai ngày lễ chính và ngày rằm mồng một, mà ngày nào Phủ Tây Hồ cũng đông du khách thập phương trong và ngoài nước đến chiêm bái, thưởng ngoãn. Thánh Mẫu Liễu Hạnh quá linh thiêng và cảnh quan Phủ quá đẹp. Nếu bạn đến Hà Nội, Hồ Tây mà chưa đến dâng hương cho công chúa thì thật đáng tiếc.

Hồ Tây còn có những vẻ đẹp khác mà chỉ khi về sống gần đây tôi mới phát hiện ra và yêu vô cùng. Con đường ven hồ, nơi đạp xe và tập thể dục lý tưởng của bao người. Sáng trưa chiều tối lúc nào cũng có người đạp xe đạp vừa thể dục vừa chiêm ngưỡng cảnh quan. Nhất là mờ sáng cuối tuần từng đoàn người đạp xe nối đuôi nhau như những cuộc đua thật thích. Quanh hồ, từng đoạn có các em, các chị tập thể dục nhịp điệu, tập nhảy, nhạc xập xình thật hút mắt. Từng đoạn có các dụng cụ tập thể dục công cộng sáng, chiều nào cũng kín người. Các quán ẩm thực đường phố, với các món ăn nhiều màu sắc mà nam thanh nữ tú yêu chuộng từ chiều đến tối muộn vẫn đông. Từng cặp uyên ương mắt sóng sánh như nước Hồ Tây, nhìn mà thèm được trở về cái thời thanh xuân xa ngái. Từng tốp các cô, các chị, các bà xúng xính áo khăn thích thú ăn ảnh, nhỏn nhoẻn cười thật duyên.

Và tôi sung sướng vô cùng được hít thở không khí trong lành của Hồ Tây, được hưởng những cơn gió mát tận gan ruột, được đạp xe thả hồn ngắm cảnh, ngắm người, được thong dong thả bước dạo sát hồ để hít hà cái mùi tanh tanh của nước, của cá.

Tôi thành người nghiện Hồ Tây mất rồi.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Thị Hồng Thu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Rong ruổi nỗi nhớ Hà Nội phố
    Khi ông trời kéo tấm màn mây đi ngủ, những thanh âm của ban ngày tạm lắng xuống. Dòng người thưa dần, tiếng còi xe cũng ngớt, đâu đó vang lên tiếng bước chân vội của những người đi làm về muộn. Giữa thành phố rộng lớn, không cần lắng lòng bạn cũng nghe thấy những tiếng rao đêm vang lên, vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố nhẫn nại và chậm chạp như muốn đếm nhịp thời gian, đo không gian của đêm.
(0) Bình luận
  • Hà Nội và những người bạn
    Tôi từng công tác ở Hà Nội gần 20 năm về trước. Hồi ấy, tôi là một anh lính đi nghĩa vụ quân sự, cũng có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đơn vị tạo điều kiện cho ôn thi. Tôi thi trường học viện chính trị, thiếu nửa điểm, thủ trưởng động viên tôi ở lại sang năm thi tiếp. Tôi đã đắn đo rất nhiều nhưng cuối cùng quyết định ra quân.
  • Cột cờ Hà Nội
    Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…
  • Lang thang với vỉa hè Hà Nội
    Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
  • Đi xa nhớ quán vỉa hè
    Ngồi quán trà đá của bà cụ trong con ngõ nhỏ trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), thấy bà cụ thở dài, bảo quán của bà dạo này vắng khách quá. Trước kia, khi cơ quan nọ chưa chuyển trụ sở đi nơi khác, trong ấy tỏa ra quán của bà mỗi ngày khoảng 30 khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Bí mật của đóa hồng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bí mật của đóa hồng của tác giả Hữu Vi
Yêu Hồ Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO