222 người chết vì sóng thần tại Indonesia, 843 người bị thương

Kim Thoa/TTO| 24/12/2018 09:23

Số liệu cập nhật tới 17h45 chiều 23-12, cơ quan phòng chống thiên tai thảm họa quốc gia Indonesia xác nhận đã có 222 người chết, 843 người bị thương và 22 người mất tích trong thảm họa sóng thần.

222 người chết vì sóng thần tại Indonesia, 843 người bị thương - Ảnh 1.

Sóng thần ở Tanjung Lesung - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, thảm họa sóng thần xảy ra sau khi một ngọn núi lửa ở Indonesia phun trào. 

Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo, cho biết đã lệnh cho các quan chức chính phủ áp dụng mọi biện pháp khẩn cấp để tìm kiếm các nạn nhân và chăm sóc cho những người bị thương sau thảm họa.

Trong đoạn tweet đưa lên mạng xã hội Twitter, ông Widodo gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân trong thiên tai tại các khu vực Pandeglang, Serang và Nam Lampung.

222 người chết vì sóng thần tại Indonesia, 843 người bị thương - Ảnh 2.

Một nhân viên tại trung tâm y tế địa phương phủ vải lên thi thể một người thiệt mạng vì sóng thần tại Panimbang ở Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia - Ảnh: REUTERS

Trong diễn biến liên quan, tới chiều 23-12 theo giờ địa phương, một số cơ quan truyền thông quốc tế đã phát tin cho biết số người chết vì sóng thần trên hai hòn đảo Sumatra và Java của Indonesia đã lên tới hàng trăm người.

Theo phóng viên của Đài ABC (Úc), cơ quan cứu hộ Indonesia đã xác nhận với họ số người chết trong thảm họa sóng thần chỉ riêng tại khu vực Lampung trên đảo Sumatra hiện đã là 113 người.

Trong khi đó, tại Pendeglang trên đảo Java, Đài ABC cho biết các cơ quan địa phương thông báo đã có 92 người thiệt mạng.

Cùng với đó, nhà chức trách Indonesia cũng lường trước tình hình số người chết trong thảm họa sẽ còn tiếp tục tăng.

222 người chết vì sóng thần tại Indonesia, 843 người bị thương - Ảnh 3.

Thi thể nạn nhân ở tỉnh Banten - Ảnh: REUTERS

222 người chết vì sóng thần tại Indonesia, 843 người bị thương - Ảnh 4.

Một nhân viên cứu hộ đang kiểm tra một khu vực bị tàn phá trong sóng thần ở tỉnh Baten - Ảnh: REUTERS

Đường sá hỏng nặng, khó tiếp cận cứu hộ

Theo bà Kathy Mueller thuộc tổ chức Chữ thập đỏ, đơn vị đang tham gia hỗ trợ hoạt động cứu hộ tại khu vực xảy ra sóng thần ở Indonesia, những con đường bị hỏng nặng sau thiên tai khiến việc tiếp cận những khu vực ảnh hưởng rất khó khăn.

"Tình thế thay đổi rất nhanh, không chỉ thay đổi theo giờ mà còn theo phút khi các nhóm công tác đến được những vùng bị ảnh hưởng. Chúng tôi được biết con đường chính dẫn vào khu Pandeglang (trên đảo Java) cũng đã bị hỏng nặng. Điều đó gây khó cho việc tiếp cận", bà Mueller chia sẻ với đài BBC.

Cũng theo bà Mueller, các nhóm công tác của tổ chức Chữ thập đỏ mô tả những gì họ thấy tại những vùng bị ảnh hưởng: "Rác ngổn ngang khắp nơi. Những chiếc xe hơi, xe máy méo mó. Những tòa nhà đổ sập hoàn toàn hoặc một phần. Những bức tường gập đè lên nhau. Cây cối ngổn ngang và rất nhiều người bị thương".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Nhiều biện pháp đảm bảo công tác thoát nước, chống úng ngập mùa mưa năm 2024
    UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành mùa mưa năm 2024.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
Đừng bỏ lỡ
222 người chết vì sóng thần tại Indonesia, 843 người bị thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO