60 năm trong biển lửa

An Ninh| 02/10/2021 09:16

60 NĂM TRONG BIỂN LỬA

Tác giả: An Ninh

Nhân vật

Chiến sĩ 1

Chiến sĩ 2

Chiến sĩ 3

Và nhiều nhân vật khác

Lưu ý:

Trong tiểu phẩm này, diễn viên biểu diễn trên nền nhạc và thơ. Các cảnh thay đổi liên tục theo không gian và thời gian của đời sống nhân vật. Cũng có thể dùng màn hình chiếu để hỗ trợ cho vở diễn; hoặc trang trí ước lệ: một cái khung với nhiều góc cạnh và nhiều hình khối khác nhau để khi diễn viên biểu diễn khán giả sẽ hình dung ra được địa điểm sẽ xảy ra câu chuyện.  

Màn

Ba thanh niên trẻ mặc áo phông ngắn tay màu trắng từ ba hướng của sân khấu xuất hiện.

Lời thơ

Có gì rắn chắc hơn sắt thép

Ngọt ngào như tiếng mẹ hiền…

Có gì vững hơn kiềng ba chân…

Chúng tôi - ba người sinh ra, lớn lên cùng một quê hương:

Hà Nội.

36 phố phường lộng gió…

36 phố phường yêu thương…

36 phố phường lịch sử…

Tâm hồn chúng tôi tựa trang giấy trắng ngần

Thương hết lòng

Yêu tận sức

Quyết tâm rất mực

Cùng nắm tay nhau… trở thành chiến sĩ

Chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Người anh hùng bảo vệ người dân…

Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố, mỗi miền quê…

Ôi giản dị cho một đam mê

Thương yêu ấy, xin trao đi trọn vẹn!…

Diễn:           Ba người cùng mặc đồng phục của chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Họ nắm chặt tay nhau cùng từ từ tiến lên tiền đài sân khấu…

Lời thơ:

Tháng năm học tập

Ngày đêm luyện rèn

Chẳng kể gian nan

Gió đông, nắng lửa

Ba người lính trẻ

Nỗ lực không ngừng

Luyện tay cho khéo

Luyện cơ cho săn

Luyện cho sức bền

Luyện trí cho vững

Gian nan thử sách

Gian nguy thử lòng…

Diễn:Ba người lính luyện tập trên khung trang trí: nhào lộn, đánh võ, nhảy qua vòng lửa…

Lời thơ:

Thời gian cứ thế trôi, sau bao ngày huấn luyện…

Cả ba được điều về một đơn vị thuộc trung tâm thủ đô

Hà Nội đẹp, Hà Nội nên thơ…

Chúng tôi góp sức cho Hà Nội bình yên, xinh đẹp mãi…

Giặc lửa hung tàn, chúng tôi đồng lòng chống lại

Ngăn ngọn lửa thiêu rụi bao ngôi nhà

Ngăn ngọn lửa cướp đi mạng sống người dân

Ôi, quanh tôi… những đồng đội đã thầm lặng hi sinh

Họ ngã xuống để bảo vệ những người như thể người thân

Từng căn phòng, từng góc phố

Ôi những cánh nôi đưa ru bé ngủ

Tấm áo trắng em mặc chiều tan ca

Từng mảnh khăn của mẹ già…

Đã bao người ngã xuống, chống ngọn lửa hung tàn…

Để bảo vệ những điều đáng yêu

Tưởng chừng rất nhỏ nhoi và giản dị…

Mẹ ơi, hãy bám vào tay con

Em ơi, hãy dựa vào vai anh

Và đồng đội ơi!

Chúng ta hãy cùng chung tay dập lửa!…

Diễn:Ba người lính thay nhau hướng dẫn người dân chạy khỏi đám cháy. Họ dìu những đồng đội bị thương…

Những chiến sĩ mệt lả, ngồi vật xuống đất. Họ dựa vào nhau… và trao nhau cái bi đông nước đầy nghĩa tình…

Lời thơ:

Đời ta đó, đẹp như trang giấy trắng ngần

Mộng như đóa hoa nở thơm ngát ngoài sân

Phút hạnh phúc, cùng ở bên đồng đội

Chia nhau bi đông nước

Chia nhau cơn mệt

Cùng nhau mỉm cười

Bạn của tôi ơi, những người đồng đội!

Trong ta nuôi niềm tin bất diệt

Thắng ngọn lửa hung tàn

Bảo vệ bình an

Cho thủ đô mỗi ngày đều tươi đẹp…

Diễn:          Chợt có tiếng  còi xe đặc chủng hú vang. Tất cả đứng bật dậy, tạo hình trong tư thế sẵn sàng lao vào biển lửa…

Lời thơ:

Thế nhưng…

Lửa bùng cháy bất kể ngày đêm

Bất kể xuân hạ thu đông, đêm mưa ngày nắng…

Dù chung cư, hay biệt thự

Dù nhà hàng, hay kho bãi

Lửa phá hủy công trình đồ sộ nguy nga

Thiêu trụi mỗi mái nhà

Dù ngôi nhà sập xệ của một bà mẹ già

Con cái tha phương kiếm sống…

Nơi nào có ngọn lửa hung tàn

Nơi đó người cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Giúp mỗi người dân là nhiệm vụ

Là hạnh phúc, là tình nghĩa, tự hào…

Diễn:          Các chiến sĩ lao vào khung trang trí. Họ tản ra ba phía và leo lên các góc khác nhau vừa tạo hình vừa làm động tác dập lửa… Chợt cả ba gục xuống. Họ đã kiệt sức. Những cánh tay buông thõng. Một nét nhạc buồn…

Chợt một giai điệu trong sáng vút lên. Trong làn khói mờ áo, ba cô gái mặc áo dài trắng xuất hiện, thướt tha với những điệu múa duyên dáng

Lời thơ:

Các anh ơi…

Một trời hi sinh

Một trời tình yêu

Một trời thương nhớ

Mồ hôi các anh đổ

Cho hoa sữa thơm nồng

Cho lúa xanh mướt, trổ bông

Cho mỗi ngôi nhà vui tiếng cười,

Ấm tấm chăn trong đêm giá lạnh…

Biết ơn các anh nhiều lắm!

Em thơ gửi tặng anh tiếng cười

Những cô gái gửi tặng anh ánh mắt sáng ngời

Mỗi người già gửi anh tình yêu của cha và của mẹ

Các anh hãy luôn cố gắng

Từng viên gạch như lời thì thầm

gần gũi…

Mọi ngôi nhà…

đều tựa tổ ấm…

Sẵn sàng đưa tay đón các anh về…

Diễn:          Cả ba chiến sĩ đi lên, cùng thực hiện điệu múa với ba cô gái.

Chợt âm nhạc chuyển. Ba cô gái vẻ hốt hoảng. Ba chiến sĩ khẩn trương đưa các cô gái vào trong và tiếp tục lao ra, cùng xiết tay làm động tác quyết tâm và dập lửa với động tác khỏe khoắn, oai hùng.

Lời thơ:

Lửa đã cháy!

Trên mỗi mái nhà

Thiêu những cõi lòng

Như chiếc lưỡi khổng lồ

Lửa liếm đi tất cả

Chỉ để lại tro tàn

Và lòng ai đổ nát

Các đồng chí ơi!…

Hãy lắng nghe

Có tiếng người kêu cứu

Bên hiên chùm khế động

Hoa khế tím rung rinh

Mỗi con tim sợ đang run…

Các đồng chí, cùng xiết chặt tay!

Lao vào biển lửa

Mồ hôi ta hóa cơn sóng dữ

Những bàn tay hóa bức trường thành

Mỗi trái tim và mái đầu xanh

Chúng ta nguyện hi sinh cho tất cả!

Diễn:           Từ phía sâu sân khấu, hai người lính khiêng cáng… Trên cáng là một người đầu quấn băng. Họ lặng lẽ tiến lên tiền đài sân khấu. Ngọn lửa dần tắt lịm…

Đèn tắt… Dàn cello vang lên giai điệu trầm hùng, tha thiết… Màn hình chiếu cảnh những người lính phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ dũng cảm lao vào biển lửa… Tất cả diễn ra cùng lời thơ…

Lời thơ:

Sau mỗi mặt trời là thăm thẳm bóng đêm

Chúng tôi đi lên, với tất cả oai hùng

Sau mỗi lần thắng giặc lửa

Có người thương bỏng làn da

Có người vĩnh viễn lìa xa

Như sông dài mãi mãi đổ mình về biển lớn

Như núi cao lặng lẽ…

Góp cho đất trời bức tường thành bất diệt

Như mây trắng mây xanh cùng nhau giăng thăm thẳm

Mấy ai biết tên, ít người biết mặt…

Lòng ta là vĩnh cửu…

Sự hi sinh làm nên những anh hùng!

Nhạc chuyển… đèn sân khấu bật sáng. Ba người lính cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lúc này mặc áo phông ngắn tay màu đặc chủng của ngành, tạo hình thành người cao tuổi đang ngồi giữa sân khấu, trước mặt là bàn cờ tướng.

(Lưu ý: Bàn thờ chỉ là tưởng tượng qua diễn xuất của diễn viên).

Lời thơ:

Năm tháng qua đi

Với màu xanh của mái tóc

Sắc nâu khỏe khoắn của nước da

Chúng tôi…

Ôi những người lính đã già

Vui thú điền viên, chơi cờ và lắng nghe chim hót

Vườn nhà, cây khế mùa mùa trái ra lịm ngọt

Bầu trời xanh soi bóng nước gương trong

Những đồng đội thủa xưa, giờ là bè bạn thong giong

Đời hưu trí, thanh nhàn và vui vẻ…  

(Chợt có tiếng kêu: “Cháy, cháy!... Cứu với! Cứu với!...”)

Diễn:Ba người đứng phắt dậy... Họ nhanh chóng cầm trên tay bình cứu hỏa, vòi phun nước và dụng cụ thoát hiểm nhà cao…

Lời thơ:

Thân ta đó, tưởng như đời cho nghỉ

Lửa hung tàn vẫn ngùn ngụt dâng cao

Tuổi càng già, chí khí càng lớn lao

60 năm!

Vẫn luôn là người lính kiên cường sống trong biển lửa!

Thân ta hóa sắt

Tim ta tựa đồng

60 năm cưỡi trên thử thách, bão giông

Cơn lửa dữ giúp lòng ta tôi luyện

Hỡi những chiến sĩ!

60 năm chiến đấu

Những thế hệ sau… nối tiếp…

Như những đợt sóng muôn trùng

Dù trăm năm, dù ngàn năm…

Chiến sĩ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Như những bức thành đồng…

Chung tay bảo vệ người dân bình an và no ấm…

Hết

Tác phẩm tham gia “Cuộc vận động sáng tác VHNT về lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH” 

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
60 năm trong biển lửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO