Ả Lanh công chúa và Văn Bồng đại tướng

Phùng Quang Trung| 09/03/2020 09:04

Làng Đại Đồng, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (xưa là trang Đào Xá, động Phù Vân, huyện Thượng Phúc, đạo Sơn Nam), gồm ba làng: Làng Đông, làng Đoài và làng Nam thuộc xã Đại Đồng, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ).

Ả Lanh công chúa và Văn Bồng đại tướng
(Thành hoàng tiểu khu Đại Nam, làng Đại Đồng, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)

Làng Đại Đồng, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội (xưa là trang Đào Xá, động Phù Vân, huyện Thượng Phúc, đạo Sơn Nam), gồm ba làng: Làng Đông, làng Đoài và làng Nam thuộc xã Đại Đồng, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ).

Đình làng Nam (tiểu khu Đại Nam) thờ hai vị Thành hoàng là Ả Lanh Nga My công chúa và Văn Bồng đại tướng. Thần phả chép rằng: “… Cha của Ả Lanh là con của Lạc tướng và là cháu ngoại của Vua Hùng làm tù trưởng châu Phù Vân. Tuy đã ngoài 50 tuổi vẫn chưa có con vì thế mà buồn rầu không vui. Làm quan được bổng lộc ông đều mang hết chẩn cấp cho người nghèo, làm việc nhân nghĩa. Khoảng hai, ba năm sau ông sinh được một người con gái. Khi đó Quang Vũ nhà Đông Hán cho Tô Định làm Thái thú đất Giao Châu. Định là người tham tàn bạo ngược thả sức chém, giết, kể cả ông cũng bị hãm hại cho đến chết. Ả Lanh khi đó mới 10 tuổi, ba năm mang tang, mai táng theo nghi lễ cho cha xong, nàng nhẫn nhục ôm hận chiêu nạp các bậc ẩn sĩ, hợp sức đồng lòng.

Đến năm 16 tuổi, nàng cùng với gia thần là Văn Bồng thề không đội trời chung với kẻ thù, ngầm dụ sĩ tốt thu phục lòng người. Trong khoảng ba, bốn năm tiếng tăm lừng lẫy. Nghe tin có người ở Mê Linh, Phong Châu họ Trưng tên Trắc là con gái Lạc tướng ở Giao Châu, Trưng Trắc lấy Thi Sách người Chu Diên. Tô Định giết Thi Sách. Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị ngầm dưỡng tướng sĩ, ngựa, voi để mưu tính việc dấy binh. Ả Lanh cả mừng đã cùng gia thần là tướng Văn Bồng tập hợp sĩ tốt được hơn 500 người đến cùng Bà Trưng hội binh ở bờ sông Hát. Thấy Ả Lanh là người trung dũng lẫm liệt, quả là bậc anh hùng trong thiên hạ, là người hào kiệt trong giới nữ lưu, một lòng vì nước trừ kẻ bạo tàn cứu giúp muôn dân Bà Trưng vô cùng mừng rỡ, bèn thiết yến khao tướng sĩ, tôn Ả Lanh là Nga My Công Chúa. Rồi cho bà trở về chiêu mộ binh sĩ, an ủi nhân dân, hẹn ngày hội binh cùng mưu việc lớn. Ả Lanh trở về trang Đào Xá, động Phù Vân đóng quân, lập trại và phát hịch bốn phương. Chỉ trong 10 ngày, các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố người kéo đến tụ hội đông vô kể.

Số quân đã lên tới hàng vạn, cờ xí rợp trời, gươm giáo sáng loáng. Bà đem quân hội cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, thu lại 65 thành trì. Sau khi Hai Bà Trưng lên ngôi, Ả Lanh xin được về quê cũ là trang Đào Xá dạy cho dân chúng cách làm ăn và sửa sang lễ nghĩa. Nhân dân tôn kính gọi bà là “Đức Vua Bà”… Trải qua các đời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần mở mang cơ nghiệp, Bà đều được ban sắc phong thần là: Ả Lanh Nga My Công Chúa.

Dân làng thờ Ả Lanh Công Chúa và Văn Bồng Đại Tướng là Thành hoàng làng, phụng thờ hương hỏa ngàn năm không dứt. 

Hằng năm dân làng tổ chức lễ hội từ ngày mùng 9 đến 11 tháng Giêng, chính hội mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội có rước kiệu Vua Bà và kiệu tướng Văn Bồng, tế công đồng ở đình làng. Làng có tục “kiêng” khi đặt tên húy “Ả Lanh”, “Văn Bồng”, và gia đình nào có người chết không được phát tang trong các ngày hội. Làng còn lưu giữ được thần phả và 14 đạo sắc phong thần. Đền thờ Ả Lanh Nga My Công Chúa và Văn Bồng Đại Tướng được Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa ngày 21/01/1992
(0) Bình luận
  • Thưởng lãm 70 tác phẩm mỹ thuật về chiến thắng Điện Biên
    Sáng ngày 3/5/2024 tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tri ân thế hệ cha anh, lan tỏa truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc
    Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới” vừa được khai mạc và diễn ra đến hết ngày 30/9/2024.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Triển lãm ''Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam''
    Tối 20/4, Triển lãm "Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam" chính thức khai mạc tại thành phố Điện Biên Phủ. Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên năm 2024, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024 - 7/5/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ả Lanh công chúa và Văn Bồng đại tướng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO