Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu

Nhân Thịnh| 09/07/2021 13:52

Từ một xã miền núi nghèo nhất huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, Nghiên Loan bây giờ đang chuyển mình, khác xưa nhiều lắm. Mấy năm trở lại đây, mảnh đất này như được hồi sinh, những phận người quanh năm cơ cực nay có tiền gửi ngân hàng. Bà con các dân tộc thiểu số miền biên viễn của Tổ quốc đang cùng nhau viết lên câu chuyện cổ tích giữa đời thường về ước vọng vươn lên và nghị lực vượt khó làm giàu ...

Bắc Kạn: Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Cần hướng đi cụ thể từ cơ chế, chính sách

Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu
Ngôi nhà cao tầng xây kiên cố của gia đình chị Lư Thị Luyên nằm ngay dưới chân đèo Yêu khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ
Ly hôn cũng vì... nghèo

Mặc dù nhiều lần lên Bắc Kạn công tác nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến Pác Nặm, một trong những huyện có nhiều cái nhất của tỉnh Bắc Kạn. Thứ nhất là nghèo nhất, xa nhất, khó khăn nhất và cũng là địa danh có những câu chuyện ly kỳ nhất... Dẫn chúng tôi đi là một ông giáo già người bản địa. Thầy Hoàng Văn Cát năm nay ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn khỏe khoắn, bước lên dốc phăm phăm khiến cánh thanh niên chúng tôi khó mà theo kịp. Ông vừa đi vừa kể: "Để có được sức khỏe như bây giờ có khi do ngày xưa khổ quá, 
đi bộ nhiều. Các chú không biết đấy thôi, năm 24 tuổi tôi đã là hiệu trưởng một trường học ở Pác Nặm. Khi đó cuộc sống bần hàn, hàng ngày tôi phải đi bộ đến trường. Đang nói chợt ông chỉ tay lên giữa cánh rừng bao la mây trắng, khoe: Hồi bằng tuổi các chú có ngày mùa hè tôi đi bộ từ sáng sớm đến tối đêm được khoảng 30 km cắt ngang rừng về huyện họp. Bây giờ đỡ rồi, chúng ta đang đi trên đường tỉnh lộ 258B trải nhựa to đẹp. Trước đây nó là đường mòn cho ngựa đi".


Như để minh chứng cho sự hoang vu của mảnh đất thâm sơn cùng cốc này, ông giáo già lại nhấn nhá chuyển giọng: Dạo trước có một cặp vợ chồng người đồng bào chăm chỉ làm ăn quanh năm vậy mà vẫn trầy trật nghèo đói thiếu thốn trăm bề. Nghèo quá hai vợ chồng thường xảy ra cãi vã. Mâu thuẫn gia đình mỗi lúc một lớn trong khi bài toán thoát nghèo lại chưa có lời giải. Vì túng quẫn, trong cơn đói quay quắt, vợ chồng này quyết định dẫn nhau ra tòa ly hôn. Khi từ tòa quay về do đường xá khó khăn, hai vợ chồng cùng nhau trèo đèo lội suối đi bộ mấy ngày mới từ bản tới trung tâm. Họ đi bộ lên một đỉnh núi cao chon von quanh năm mây phủ cũng là thời điểm màn đêm buông. Lúc này vừa đói vì nghèo không có gì ăn với lại giữa núi rừng âm u là màn đêm lạnh lẽo. Tiếng các loài thú dữ gầm réo và mưa giông cũng đổ dồn dập. Trong vô vọng phải giành giật sự sống, tình thế đẩy hai vợ chồng phải xích lại bên nhau đoàn kết đánh đuổi thú dữ. Vì vậy, họ từ bỏ ý định chia ly trở về với nhau. Từ đó người dân gọi đỉnh núi ấy tên đèo Yêu trên tỉnh lộ 258B. Ai từng lên Pác Nặm sẽ thấy đèo Yêu như bức tường thành chắn ngang đường, ngăn cách huyện với địa phương khác. Bây giờ mỗi dịp Xuân về, rất nhiều du khách thập phương tìm đến chụp hình ngắm cảnh.


"Mẹ có tự hào về con không?"

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Nghiên Loan Lý Thị Tuyết chia sẻ: "Xã chúng tôi có 15 thôn, trong đó 07 thôn vùng thấp 08 thôn vùng cao. Dân số Nghiên Loan chủ yếu dân tộc thiểu số Tày, Mông, Dao, Sán Chỉ,... Đặc thù địa lý đồi núi nên cuộc sống người dân bao đời bám vào canh tác nông nghiệp kiếm sống, nhưng vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nghèo truyền đời. Trong khi vị trí lại hẻo lánh, cách xa trung tâm hàng trăm km đường rừng nên người dân sinh ra lớn lên ngoài ở nhà trồng lúa ngô chẳng biết làm gì để sống. Ngày xưa, đây là địa danh nổi tiếng của Bắc Kạn về các tệ nạn xã hội, trộm cắp diễn ra khắp nơi. Đất đai khô cằn, con người lam lũ đã đẩy Nghiên Loan đứng trước tình cảnh đáng buồn vì số hộ nghèo ngày càng tăng lên.

Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu

Chủ tịch UBND xã Nghiên Loan Lý Thị Tuyết vui vẻ kể với phóng viên về câu chuyện làm giàu của bà con thôn bản mình

Cái đói khổ ở đây giờ chỉ còn trong ký ức. Đời sống không ít hộ dân Nghiên Loan đang bước sang trang khác, đói rách đã lùi xa. Đường giao thông nông thôn từ trụ sở UBND xã lên huyện và về các bản thuận tiện. Xuất phát từ thành phố Bắc Kạn, chúng tôi chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ đã đến UBND xã. Trong xã nhiều công trình xây dựng mọc lên khang trang sạch sẽ chẳng kém gì miền xuôi.

Dẫn chúng tôi tới nhà anh Nông Văn Hàm và chị Hoàng Thị Hiếu ở thôn Nà Vài, thầy Cát nhìn lên căn nhà hớn hở bộc bạch: "Nhà anh Hàm xây dựng năm 2012 theo diện nhà 167 (diện 30A của hộ nghèo). Bấy giờ trong xã hộ nghèo nhiều. Gia đình anh Hàm nghèo nhất xã. Thế mà bây giờ nhà anh Hàm thành hộ giàu điển hình của bản" - thầy Cát tâm đắc.

Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu
Mỗi khi nhắc đến cậu con trai, nét mặt vợ chồng chị Hoàng Thị Hiếu lại hiện lên vẻ rạng ngời hạnh phúc 

Khi biết tôi có ý hỏi về cuộc sống hiện tại, chị Hiếu hất hàm xuống nhà dưới, phân bua: "Đấy! Mình mới đầu tư hơn trăm triệu xây nhà bếp, giếng nước, công trình phụ khép kín. Bây giờ được dùng những thứ hiện đại thấy thích thật. Mình còn mua cái ti vi màn hình phẳng hơn 40 inch xem cho sướng cái con mắt. Thời các cụ bao giờ dám tơ tưởng đến những thứ xa xỉ chỉ dành cho nhà giàu này. Giờ sóng thông tin phủ khắp bản làng, nhà mình mới lắp sóng Wifi rất xịn nữa. Nghe đâu cái sóng nó chạy trên trời phát khắp núi rừng. Khi lắp mạng ông chồng cứ can ngăn phàn nàn là hoang phí. Nhưng mình thấy cần phải có vì nó thiết thực, phục vụ cho mọi người. Sống giữa thời bùng nổ thông tin mà thiếu mạng sao con cháu tiến bộ được".

Trong trạng thái phấn khởi, chị Hiếu đứng phắt dậy lấy điều khiển ti vi mở chương trình ca nhạc trên youtube cho mọi người xem. Chị bộc lộ: "Mình lắp wifi lúc đầu để phục vụ việc giao lưu thông tin với cậu con trai đang tận bên trời Nhật. Vợ chồng mình sinh năm 1972 trong gia đình nghèo. Ở quê hai vợ chồng tất tả ngược xuôi cũng không kiếm đủ tiền nuôi 03 đứa con ăn học. Cái đói cứ dính
 từ thế hệ này đánh đu sang thế hệ khác. Thế rồi cơ duyên tìm đến, tháng 11/2019, cậu con trai út của mình là Nông Hồng Thái (sinh năm 1998) may mắn được Công ty Cổ phần Cung ứng Nhân lực Năm Châu(Công ty Năm Châu IMS) sắp xếp công việc cho đi làm việc ở Nhật Bản. Từ lúc đi Nhật đến giờ tháng nào cháu cũng gửi về hơn 20 triệu đồng. Sau hơn một năm con đi nước ngoài, chúng mình đã trả hết nợ còn sắm sửa cải tạo nhà cửa. Mỗi lần gọi điện qua zalo, facebook về nhà cháu cũng khoe khỏe mạnh và vui vì công việc, thu nhập ổn định. Còn nhớ cái Tết đầu tiên xa nhà, đêm giao thừa gọi về, khi đang tâm sự với mẹ cháu xúc động quá bỗng òa khóc nức nở vì nhớ quê".

Cháu bảo với tôi: "Mẹ có tự hào về con không? Tôi nói: Có! Mẹ rất tự hào về con! Trong khi không ít các bạn học cùng ở bản có người đang lêu lổng không công ăn việc làm, có người còn dính vào tệ nạn con mẹ đã biết làm ra tiền cho bố mẹ trả nợ. Bố mẹ rất hãnh diện. Con phải giữ sức khỏe, lao động tốt bố mẹ mới yên tâm"- chị Hiếu bồi hồi nhớ lại.

Có tiền gửi ngân hàng

Rời nhà chị Hiếu, đưa chúng tôi đến một căn nhà hai tầng kiên cố nằm ngay dưới chân núi Yêu, thầy Cát giới thiệu: "Đây là nhà anh Hoàng Nông Tuấn và chị Lư Thị Luyên, sinh năm 1978. Chị Luyên có con trai là Hoàng Nông Kinh (sinh năm 1999), tháng 1 năm 2020 vừa rồi cháu Kinh cũng được Công ty Năm Châu IMS cho đi Nhật Bản làm việc đến nay mới hơn 01 năm cháu đã gửi cho bố mẹ hơn 300 triệu đồng".

"Sau khi trả hết nợ ngân hàng 50 triệu đồng, toàn bộ số tiền tôi gửi ngân hàng. Đúng như mơ, mấy đời là con nợ, ăn ở kham khổ, vay mượn nợ nần khắp nơi ai ngờ nay có cơ ngửa mặt với đời. Nếu con không đi Nhật Bản không biết ở nhà làm gì, đến bao giờ mới có số tiền ấy. Mỗi tối cháu gọi điện qua Internet về tâm sự với tôi. Cháu muốn sau khi hết hợp đồng 03 năm ở lại làm thêm 02 năm nữa có dày vốn sau này về quê lấy vợ khởi nghiệp"- chị Luyên nhấn mạnh.

Trong khi chúng tôi chưa hết bàng hoàng với chuyện thoát nghèo thần kỳ ấy thì tiếng thầy Cát vọng lên giải thích: "Người đồng bào tôi hay nói giảm lắm! Có mười họ chỉ nói một thôi. Phong tục người vùng cao họ rất sợ hàng xóm chê bai là gia đình thích huênh hoang, khoác lác".

Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu
Có người dưới xuôi lên chơi, chị Luyên lấy chiếc xe máy mới mua ra đi để khoe

"Những năm qua, công tác lao động việc làm ở địa phương được triển khai theo kế hoạch. Năm 2020, UBND xã phối hợp với các doanh nghiệp, trung tâm, đơn vị tư vấn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt 220% chỉ tiêu giao, giải quyết việc làm cho 168 lao động... Nhờ ơn Đảng, Nhà nước nên nhiều gia đình ở Nghiên Loan có điều kiện cho con em đi nước ngoài làm việc đều mang lại hiệu quả rõ nét. Có đồng tiền gửi về từ xứ người mà mức sinh hoạt của đồng bào trên rẻo cao heo hút cải thiện. Nỗi ám ảnh cái nghèo đeo đẳng liên miên của người dân dưới chân núi Yêu thuở nào trở thành quá vãng. Mong có thêm doanh nghiệp xuất khẩu lao động uy tín như Công ty Năm Châu IMS đưa công dân địa phương xuất ngoại làm việc để quê hương thoát nghèo bền vững. Bản làng càng xuất hiện nhiều người mang tiền cho... ngân hàng vay" - Chủ tịch UBND xã Lý Thị Tuyết nêu nguyện vọng./. 

Bạn đọc có thắc mắc gì về lĩnh vực xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại 0988 200 599 để được hỗ trợ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Ám ảnh cái nghèo dưới chân đèo Yêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO