Bảo đảm lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh

Theo hanoimoi.com.vn | 28/06/2017 15:06

Vừa qua, các hãng taxi truyền thống liên tục "tố" bị đối xử thiếu công bằng, phải gánh nhiều loại thuế phí, bị khống chế thời gian, khu vực, trong khi taxi công nghệ như Uber, Grab... lại thoải mái hoạt động.

Thừa nhận những bất cập trên, Sở GT-VT Hà Nội cho biết đang đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GT-VT nhiều giải pháp để siết chặt quản lý taxi công nghệ nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh vận tải.

Bảo đảm lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh
Cần có giải pháp quản lý taxi công nghệ để tránh thất thoát nguồn thu của Nhà nước.

Thiếu công bằng

Thời gian qua, các hãng taxi truyền thống liên tục "tố" phải cạnh tranh bất bình đẳng với loại hình vận tải thí điểm ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hành khách theo hợp đồng (gọi là taxi công nghệ). Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, điều kiện về kinh doanh đối với taxi truyền thống khá ngặt nghèo, bao gồm: Bãi đỗ, giấy phép tần số, logo, bảng giá, đồng phục, đăng ký giá, hạn chế tham gia giao thông vào giờ cao điểm… Trong khi, Grab và Uber ít chịu ràng buộc, đặc biệt là được tùy ý tăng số lượng xe. Các hãng xe taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun… cho rằng, khi hoạt động dưới hình thức taxi họ phải tốn nhiều chi phí như: Đăng kiểm với phí cao hơn, mua bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thân vỏ xe cao hơn, chi tiền mua sảnh đón khách… còn Uber và Grab không chịu các khoản phí trên. Đặc biệt, các hãng taxi truyền thống đang phải chịu nhiều loại thuế, trong đó có 2 loại thuế cao là thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Trong khi đó, Bộ Tài chính chỉ áp thuế cho Uber và Grab theo thuế suất VAT 3% trên doanh thu của các doanh nghiệp này, tạo bất bình đẳng trong kinh doanh.

Điều đáng nói là, sau sự bùng nổ của hai hãng Uber và Grab, một số hãng taxi truyền thống đã âm thầm triển khai các dịch vụ tương tự. Đơn cử Hãng Taxi Thành Công vừa ra mắt ứng dụng gọi xe Thanhcong app; Taxi Mai Linh phát triển phần mềm Mai Linh taxi với sự xuất hiện của dòng xe “VIP”; Taxi Vinasun hay Taxi Group... cũng đang trong quá trình nghiên cứu. 

Đề xuất không bổ sung taxi công nghệ 

Trên địa bàn Thủ đô hiện có 7.310 xe dưới 9 chỗ được cấp phép hoạt động thí điểm theo mô hình áp dụng công nghệ. Trong đó, dẫn đầu là Công ty TNHH Grabtaxi với 4.867 xe; Công ty TNHH Uber Việt Nam khoảng 1.900 xe. Ngoài ra còn một số xe của Công ty cổ phần Vận tải 57 Hà Nội, Công ty cổ phần Hợp tác đầu tư và phát triển, Công ty cổ phần Phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao.

Theo đánh giá của Sở GT-VT Hà Nội, trong quá trình thí điểm đã phát sinh nhiều bất cập do việc phát triển số lượng phương tiện tham gia kinh doanh nhanh, nhưng chưa kiểm soát tốt. Những bất cập này đã ảnh hưởng rất lớn đến Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng và công tác tổ chức giao thông của thành phố, đặc biệt là việc quản lý, hạn chế xe taxi và phương tiện cá nhân. Để có cơ sở quản lý các phương tiện tham gia hoạt động thí điểm, bảo đảm phù hợp với điều kiện hạ tầng, hài hòa lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, Sở GT-VT đã đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GT-VT, trong thời gian chờ ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện, cho phép Hà Nội từ ngày 15-7, tạm dừng mở rộng việc thí điểm, không bổ sung thêm đơn vị mới và không tăng thêm số lượng phương tiện tham gia thí điểm; cho phép Sở GT-VT và Công an TP Hà Nội quản lý logo dành cho phương tiện tham gia thí điểm; quy định về màu sắc, kích thước, vị trí niêm yết trên xe bảo đảm dễ dàng nhận biết để quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm...

Đặc biệt, Sở GT-VT Hà Nội cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép Sở GT-VT chủ trì, phối hợp với Công an thành phố rà soát các tuyến đường cấm taxi hoạt động để bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi nhằm giảm ùn tắc giao thông; chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ngành kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể sử dụng phương tiện dưới 9 chỗ ngồi tham gia thí điểm kinh doanh vận tải.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Bảo đảm lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO