Cậu bé và ông bác sĩ

Xanh Nguyên| 05/03/2020 09:29

Cậu bé và ông bác sĩ
Minh họa của LÊ HUY QUANG

- Tao bảo mày đi mua rượu sao mày còn đứng đấy? Mày có muốn tao cho mày một trận không? Giọng anh Quỳnh hầm hầm quát nạt khiến cu Đồng mới lên 9 đứng nem nép ở xó cửa run lên bần bật. Nó ấp úng:

- Ba ơi… hết… hết tiền rồi! 

- Hả? Mày nói cái gì? Tiền… tiền hết thì đi kiếm. Miễn sao đem rượu về đây cho tao là được. Đi…! Đồng lững thững bước ra khỏi nhà, nước mắt chảy xuống hai má. Dáng nhỏ thó của nó khuất sau ô cửa sổ hoen gỉ. Trong nhà, anh Quỳnh vẫn lè nhè chửi.

- Anh Quỳnh! Anh Quỳnh ơi! Nhanh lên, thằng Đồng, thằng Đồng bị xe cán ngoài đầu làng…

- Hả? Thằng Đồng… thằng Đồng… Anh Quỳnh như tỉnh cơn rượu, vụt chạy về phía đám đông đang xì xào, kêu réo. Xe cứu thương nhanh chóng được người dân gọi tới. Có tiếng người xì xầm:

- Phải chở ngay lên bệnh viện tỉnh, nếu không thì…

- Đúng đấy, tốt nhất là lên tuyến trên. Chiếc xe cứ thế nháy đèn, hú còi, chạy đi vun vút. Đồng nằm bất động, máu me loang lổ thấm đẫm hết cả chiếc áo phông trắng đã cũ và cái quần đùi ngắn cũn. Anh Quỳnh ngồi bên con trai, sụt sùi:

- Đồng ơi, tỉnh lại đi con! Con mà có mệnh hệ nào thì ba… ba làm sao sống nổi. Ba… ba biết lỗi rồi. Ba sai rồi. Con hãy tỉnh lại đi. Đừng làm ba sợ con ơi. Đôi dòng nước mắt ứa ra, anh Quỳnh cứ thế nắm lấy tay con trai đang lạnh dần trong tay mình, cầu mong thần linh phù hộ.

- Bác sĩ… xin hãy cứu lấy con trai tôi. Hãy cứu lấy nó! Anh Quỳnh chạy theo chiếc xe đẩy chở Đồng chạy trên dãy hành lang bệnh viện vào phòng cấp cứu. Một cô y tá ngăn anh lại, cánh cửa phòng cấp cứu đóng chặt. Anh ngồi sụp xuống trên dãy ghế hành lang, vò đầu bứt tóc đau khổ, tự trách móc bản thân mình.

Anh Quỳnh nên chồng vợ với chị Nhung. Cả hai làm nghề chăn vịt thuê cho nhà ông Hộ trong làng từ nhỏ, lớn lên đồng cảm, yêu thương và đến với nhau. Chị Nhung mang bầu vẫn bì bõm lội đồng chăn vịt. Một ngày, giữa đồng không mông quạnh chỉ có tiếng vịt kêu quàng quạc inh tai, chị Nhung bỗng trở dạ đột ngột. Trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, một tay anh Quỳnh đã đỡ đẻ cho vợ. Dù đẻ thiếu tháng nhưng trộm vía, thằng bé cứ thế lớn lên khỏe mạnh. Để ghi nhớ kỷ niệm đặc biệt khi con chào đời, vợ chồng anh Quỳnh đặt tên con là Đồng.

Đồng càng lớn càng giống anh Quỳnh như đúc. Lên 5, lên 6 tuổi, nó đã lẽo đẽo theo ba mẹ ra đồng chăn vịt. Lớn lên chút nữa, anh Quỳnh dạy nó bắt cá, bắt cua; dạy nó biết cách lùa đàn vịt vào chuồng. Những chiều rảnh rỗi, hai cha con anh thường nằm trên bãi cỏ xanh, ngắm nhìn bầu trời, ngắm những đám mây lững lờ trôi, rồi cứ thế tưởng tượng, mơ ước và hy vọng… Đồng ríu rít như chim non còn anh Quỳnh thì đóng đủ vai: Thầy giáo, nhạc sĩ, nhà thơ,… Những khoảnh khắc yên bình, hạnh phúc ấy khiến anh nghĩ rằng, cuộc sống dẫu còn khó khăn nhưng được thế đã là vui rồi.

Đột nhiên, năm Đồng lên 8 tuổi, chị Nhung bỏ nhà đi vì nghe người ta nói ở trong Nam có việc nhẹ lương cao, không vất vả như nghề chăn vịt quanh năm dầm mưa dãi nắng ngoài đồng. Chị viết mấy dòng vào mảnh giấy con con để lại cho chồng rồi lặng lẽ đi biệt tăm biệt tích. Cũng thời gian đó, ông Hộ bỗng nhiên bị tai biến. Đàn vịt bị gia đình ông Hộ bán lại cho người khác để lấy tiền chữa trị bệnh cho ông. Vậy là anh Quỳnh thất nghiệp. Anh đâm ra chán nản, cáu bẳn. Cũng từ đó, anh không còn dành thời gian cho cu Đồng, không hỏi han, quan tâm, cũng chẳng thường xuyên cười nói hay vuốt tóc, cưng nựng thằng bé như trước nữa. Anh xưng tao, gọi nó là mày, là thằng ranh con thay vì cu Đồng, cu Tý của ba như ngày trước. Anh mượn rượu giải tỏa sầu muộn, ức chế trong lòng. Ngày đầu uống một ly, ngày thứ hai nửa chai, ngày thứ ba, thứ tư hết cả chai. Anh uống rượu trắng thay cơm đến mức rạc cả người. Chỉ tội cu Đồng, đã thiếu thốn tình cảm của mẹ, giờ ba lại sinh ra thế… Nhưng được cái thằng bé vẫn thương ba. Dù ba có nói, có chửi thế nào, nó cũng im lặng. Hàng xóm trách móc ba nó tệ, mấy đứa bạn của nó gọi ba nó là “Lão Quỳnh chăn vịt dở hơi, nghiện ngập”, nó nhất mực bảo vệ ba. Nó bảo ba nó không phải là người như thế, ba nó tốt lắm, ba nó thương nó lắm. Chỉ là...

Mỗi khi thấy buồn, Đồng thường ra con mương giáp cánh đồng ngồi bần thần một mình. Tay bứt ngọn cỏ non, đôi mắt nó đăm đắm nhìn lên khoảng mây trắng tựa khối bông gòn đang lửng lơ lưng trời rồi lại nhìn xuống cánh đồng trước mặt chỉ còn trơ lại gốc rạ liêu xiêu. Nó ngả mình trên cỏ. Cỏ mềm và êm. Êm như những kỉ niệm ngày xưa của nó. Nó nhớ về khoảng thời gian vui vẻ bên ba. Giá như mẹ đừng bỏ đi… Nó thầm nghĩ rồi thở dài và lại khóc. Những giọt nước mắt trong veo lăn dài xuống hai má nóng hổi. Nó nhắm mắt… thiu thiu ngủ. Trong giấc mơ, nó thấy ba, mẹ và nó ngồi quây quần trong chiếc lều dựng tạm ngoài đồng, cùng ăn bữa cơm đạm bạc, vui vẻ nói cười. Cho đến khi mặt trời ló rạng khỏi tảng mây đùng đục và chiếu thẳng vào mặt hừng hực, nó mới giật mình bật dậy. Nó vùng chạy một mạch về nhà vì chắc rằng giờ này ở nhà, ba nó đang gọi tên nó khản giọng.

- Ba ơi, ba đến chưa ạ? Buổi lễ sắp bắt đầu rồi.

- Ừ. Ba gần đến nơi rồi. Đang lái xe trên đường, bác sĩ Nhân dừng xe trả lời điện thoại của con gái. Hôm nay là một ngày đặc biệt. Ngày lễ tốt nghiệp trao bằng và vinh danh những thủ khoa có thành tích học tập xuất sắc tại trường Đại học Y Dược thành phố. Con gái ông là một trong số những thủ khoa xuất sắc ấy. Vậy là ông sắp sửa có đồng nghiệp mới. Người đó không ai khác chính là con gái của ông. Nghĩ đến đó, ông vừa xúc động lại vừa tự hào.

- Ba chưa bao giờ có mặt trong bất kỳ một sự kiện nào liên quan đến con, dù là sinh nhật, buổi họp phụ huynh, hay lễ tốt nghiệp các cấp. Khi thì ba bận đi công tác, khi thì ba trực mổ… Con gái đã rất nhiều lần nói với ông như thế. Bởi vậy, lần này, ông không muốn làm con buồn thêm nữa. Ông đã thu xếp mọi việc, đến tiệm hoa mua một bó hoa tươi (Ông nghĩ con gái mình sẽ rất thích). Còn khoảng 15 phút nữa. Ông nghĩ mình sẽ không đến trễ. Con gái là niềm tự hào của ông. Ông thương con thiệt thòi từ nhỏ. Vợ ông mất sớm sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư. Ông là một bác sĩ, lại là bác sĩ đầu ngành khoa phẫu thuật. Thời gian biểu của ông hầu như kín mít. Cũng bởi điều đó, con gái ông đã phải tự lập từ bé. 5 phút nữa là buổi lễ sẽ bắt đầu. Chiếc xe hơi đang chầm chậm rẽ vào khuôn viên của trường thì bỗng nhiên tiếng chuông điện thoại reo lên. Ở đầu dây bên kia, giọng bác sĩ Hạnh gấp gáp:

- Alo! Bác sĩ Nhân! Tôi biết… nhưng… 

- Cô cứ nói đi! 

- Thưa ông, khoa cấp cứu vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị tai nạn giao thông, mất rất nhiều máu. Chúng tôi đã kiểm tra. Bệnh nhân này thuộc nhóm máu AB có Rh- (nhóm máu hiếm). Trong khi đó ngân hàng máu của bệnh viện mình hiện  không đủ số máu trên. 

- Cô đã kiểm tra nhóm máu của người nhà bệnh nhân chưa?

- Chúng tôi đã kiểm tra, thưa ông. Tất cả đều không phù hợp. 

- Được rồi. Tôi sẽ về ngay… Bác sĩ Nhân quay đầu xe và lái một mạch về phía bệnh viện. Ông không quên gọi điện lại cho con gái.

Anh Quỳnh nhấp nhổm, đứng ngồi không yên vì lo lắng cho con trai. Một tiếng, hai tiếng rồi ba tiếng đồng hồ trôi qua, bỗng cánh cửa phòng cấp cứu mở.

- Con trai anh đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên cậu bé vẫn còn rất yếu, cần được chuyển tới phòng hồi sức để chăm sóc. Bác sĩ Hạnh mỉm cười thông báo với anh Quỳnh.

- Cảm ơn cô… Cảm ơn cô nhiều lắm!

- Người anh cần cảm ơn nhiều hơn chính là bác sĩ Nhân. Chính ông ấy đã hiến máu cho con trai anh. Cũng chính ông ấy đã tiến hành cuộc phẫu thuật thành công giúp cậu bé vượt qua lưỡi hái tử thần. Bác sĩ Hạnh còn kể cho anh Quỳnh nghe về việc bác sĩ Nhân quyết định bỏ cả việc tham dự buổi lễ tốt nghiệp quan trọng của con gái để kịp về bệnh viện cứu con trai mình. Chứng kiến tấm lòng nhân ái của bác sĩ Nhân, anh Quỳnh trăn trở chẳng biết lấy gì để báo đáp.

Đồng đã tỉnh lại. Anh Quỳnh ngồi bên nắm lấy tay con trai. Thằng bé hé môi cười khe khẽ. Nó nhấp môi, thì thào:

- Ba…! Anh Quỳnh mỉm cười nhìn con, hai mắt ngân ngấn nước.

- Cảm ơn con đã tỉnh lại. Ba hứa từ nay sẽ thay đổi, sẽ không khiến con buồn nữa! 

- Anh Quỳnh, đây là số tiền viện phí của con trai anh. Anh Quỳnh nhận lấy tờ giấy thông báo viện phí cô y tá đưa cho. Đôi mắt anh bỗng tối sầm vì số tiền quá lớn. Tay cầm tờ viện phí run run, anh ngồi sụp xuống hàng ghế ngoài hành lang thẫn thờ…

- Cháu thấy trong người thế nào rồi? Nghe giọng của người đàn ông khoác trên mình bộ đồ blouse trắng đang đứng trước mặt, Đồng thấy quen quen. Dáng người ấy, cặp kính ấy, nụ cười ấy, hình như Đồng đã gặp ở đâu rồi. 

- Ông là…? Đồng ấp úng. Bác sĩ Nhân mỉm cười:

- Chúng ta đã gặp nhau. Cháu còn nhớ không? Bác sĩ Nhân gợi lại chuyện cũ. Cách đây một năm, bác sĩ Nhân có chuyến công tác về vùng quê, nơi Đồng ở.  Giữa tiết trời mùa hè nắng như đổ lửa, Đồng gặp ông ngồi bên quán nước. Lúc rời đi, chẳng may ông làm rớt chiếc ví, bên trong là toàn bộ giấy tờ quan trọng và một số tiền khá lớn. Mặc dù không có tiền mua rượu cho ba, nhưng khi nhặt được ví tiền, Đồng đã chạy theo để trả cho ông. Để trả ơn, ông đã rút ra tờ tiền mệnh giá khá lớn đưa cho Đồng nhưng Đồng không lấy. Thằng bé chào ông rồi một mạch chạy đi khi ông chưa kịp cảm ơn.

- Thì ra, ông là bác sĩ. Chính ông là người đã cứu cháu ạ?

- Đúng vậy cậu bé à. Hai năm trước, ông chưa kịp cảm ơn cháu! Bác sĩ Nhân điềm đạm, nhìn Đồng trìu mến.

- Dạ không sao đâu ông ạ. Đó là việc cháu nên làm... Câu chuyện giữa bác sĩ Nhân và con trai khiến anh Quỳnh đang ngồi bên vô cùng ngạc nhiên. Bác sĩ Nhân còn quay sang anh Quỳnh, giọng vui vẻ:

- Để trả ơn cậu bé, toàn bộ số tiền viện phí của cậu bé suốt thời gian qua, tôi sẽ tài trợ.

- Bác sĩ… Anh Quỳnh vô cùng xúc động trước tấm lòng cao cả của bác sĩ Nhân. Ngắm nhìn nụ cười nhân hậu của bác sĩ rồi nắm lấy đôi bàn tay bé xíu của con trai áp lên trước ngực, một niềm hạnh phúc cứ thế tỏa lan trong trái tim anh.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cậu bé và ông bác sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO