Câu chuyện ít biết của những người làm ngành dịch vụ giữa tâm bão dịch COVID-19

GĐ.N.Vn| 13/03/2020 17:52

“Nếu kiểm tra thấy thân nhiệt của khách trên 37 độ C, anh/chị có từ chối phục vụ khách không?” - Đó là một câu hỏi khó dành cho hầu hết những người làm dịch vụ ở thời điểm cả nước đang căng mình phòng chống đại dịch COVID-19.

Là một ngành nghề mang tính chất đặc thù, hàng ngày, những người làm trong ngành dịch vụ thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều khách hàng ở mọi lứa tuổi, tầng lớp. Trong khi dịch Covid-19 nCoV diễn biến phức tạp, nhiều người chọn chọn cách "cô lập", tự cách ly, tránh nơi đông người để tự bảo vệ bản thân, thì những người trong ngành dịch vụ vẫn phải cần mẫn công việc của mình. Nhiều người ví, nghề của họ vất vả chỉ kém ngành y ở thời điểm này.

Câu chuyện ít biết của những người làm ngành dịch vụ giữa tâm bão dịch COVID-19
Những người làm dịch vụ vẫn cần mẫn làm công việc của mình bằng một tinh thần lạc quan, tích cực trong tâm bão

Niềm vui riêng giữa tâm bão

"Có những ngày TTTM không tấp nập như mọi khi nhưng không vì thế mà tôi cho phép mình được nghỉ ngơi. Việc của tôi là khử trùng toàn bộ các bề mặt tiếp xúc tại TTTM 2 tiếng/lần nên hầu như cả tổ House Keeping (HK) không lúc nào ngơi tay. Toàn bộ các tay vịn thang cuốn, nút bấm thang máy, khu vực WC đều phải đảm bảo được sát khuẩn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm viruts cho khách", chị Bùi Thị Liên, bộ phận HK, tại Vincom Center Bà Triệu chia sẻ.
Khuôn mặt vẫn còn hằn lên những vết do phải đeo khẩu trang cả ngày, anh Nguyễn Văn Tú, nhân viên bảo vệ tại đây chia sẻ: "Mình không thấy vất vả vì tuy hành động của mình nhỏ bé nhưng sẽ phần nào giúp bảo vệ được khách hàng đến mua sắm trong TTTM". Công việc hàng ngày của anh là mở cửa và đo nhiệt độ của khách hàng. Bởi lẽ đó, có bao nhiêu khách đến với TTTM thì anh gần như là người đầu tiên tiếp xúc. Tuy nhiên, tính chất công việc không vì thế mà khiến anh lo lắng, sợ hãi.

"Mình vẫn lạc quan lắm, bên cạnh việc tự trang bị những kiến thức phòng, tránh cần thiết, bọn mình cũng có những niềm vui riêng để lấy lại tinh thần trong những ngày này. Tất cả bây giờ đều đeo khẩu trang nên mọi giao tiếp với nhau đều qua ánh mắt. Có chị khách hàng quen trưa nào cũng ghé vào TTTM ăn. Mặc dù mình đeo khẩu trang nhưng chị vẫn nhận ra và gọi đúng tên mình. Mỗi sự quan tâm, lời cảm ơn của khách hàng khi mình kéo cửa giúp họ đều là nguồn động viên tinh thần lớn. Mình tin rằng, chỉ cần sống bình tĩnh, sống khoa học. Rồi mọi chuyện cũng sẽ qua" - Anh Tú lạc quan chia sẻ.

Chung tay đẩy lùi bệnh dịch bằng ý thức và tinh thần

Là Quản lý một nhà hàng Kichi Kichi tại Hà Nội, chị Vũ Thu Thủy cho biết, từ khi có thông báo về dịch Covid-19, đơn vị này cũng đã triển khai tập huấn, đào tạo toàn bộ nhân viên quy trình làm việc mới.

Theo đó, 100% nhân viên nhà hàng phải kiểm tra nhiệt độ trước khi vào làm, đeo khẩu trang suốt thời gian làm việc để phục vụ khách. Cứ 15 phút một lần, nhân viên phải vệ sinh tay bằng cồn sát khuẩn. Tất cả bát đũa, bàn ghế trong nhà hàng đều phải được tiệt trùng. Bát đũa sau khi khử trùng sẽ được cất trong thùng kín để bảo quản. Nhân viên chịu trách nhiệm xịt cồn sát khuẩn tay cho khách hàng ngay từ cửa ra vào để đảm bảo khách được dùng bữa an toàn, ngon miệng.

"Nhiều nhân viên của nhà hàng còn là sinh viên làm part-time, bố mẹ các bạn cũng lo lắng, gọi cho mình. Nhưng sau khi nghe mình giải thích về việc Công ty cùng cả Ban quản lý TTTM đang làm tất cả những biện pháp có thể để bảo vệ nhân viên và khách hàng thì bố mẹ các bạn cũng yên tâm hơn. Mình tin rằng nếu trang bị đủ kiến thức để bảo vệ mình đúng cách thì chúng ta hoàn toàn có thể "sống chung với lũ" để làm việc và sinh hoạt bình thường." - chị Thủy chia sẻ.

Khi được hỏi về việc: Nếu có khách hàng đến ăn tại nhà hàng có thân nhiệt cao hơn 37 độ C, nhà hàng có từ chối khách không?, một nhân viên phục vụ khác cho biết: "Mình sẽ thông báo và khuyến cáo khách nên đến cơ sở Y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra sức khỏe trước, dù việc đó có thể khiến khách không hài lòng. Nhưng so với sức khỏe của bản thân và việc ăn một bữa ngon thì tất nhiên, ai cũng sẽ ưu tiên sức khỏe hơn, nhất là trong mùa dịch như thế này".

Còn anh Bùi Văn Tuyền, Quản lý nhà hàng Bornga (Hà Nội) cho hay, nhờ thực hiện theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của Bộ Y tế, nhà hàng đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp để cùng khách hàng ứng phó với mùa dịch. Sau những ngày hoang mang, lo lắng, mấy ngày gần đây, lượng khách bắt đầu đông hơn là một dấu hiệu tốt, có vẻ tâm lý mọi người đã dần ổn định, lạc quan và quay trở lại quỹ đạo cuộc sống bình thường. "Chúng tôi cũng hy vọng, khách hàng sẽ chung tay cùng đội ngũ phục vụ, không quên tự nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân và cộng đồng", anh Tuyền nói.

Câu chuyện ít biết của những người làm ngành dịch vụ giữa tâm bão dịch COVID-19
Khách hàng được rửa tay sát trùng và đo nhiệt độ trước khi vào một nhà hàng ở Hà Nội

Tại các cụm rạp CGV, để hạn chế việc khách hàng phải xếp hàng đông, đứng chờ lâu trước quầy vé, các hình thức mua vé online được khuyến khích áp dụng. "Ngoài ra, CGV cũng đã tuyên truyền thông tin đến khách hàng về quy trình phòng chống dịch bệnh của CGV cũng như nhắc nhở mọi người chủ động chuẩn bị khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại các cụm rạp do CGV cung cấp trước mỗi suất chiếu", anh Khánh Nguyễn – đại diện từ CGV chia sẻ.

Những việc làm tuy nhỏ nhưng bền bỉ, kiên trì của người làm dịch vụ trong "tâm bão" đã góp phần đẩy lùi đại dịch trong cả đời sống lẫn tinh thần của người dân. "Đại dịch rồi cũng sẽ qua, việc của chúng ta là bình tĩnh sống", anh Tú vẫn chào đón khách hàng đến TTTM hàng ngày với nụ cười trong ánh mắt và thông điệp nho nhỏ từ trái tim gửi tới khách hàng. Với những hành động cụ thể cùng tinh thần bình tĩnh, vững vàng, tất cả chúng ta đều có một niềm tin rằng, đại dịch sẽ lùi xa và cuộc sống thường nhật sẽ sớm trở lại với tất cả mọi người.



Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện ít biết của những người làm ngành dịch vụ giữa tâm bão dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO