Chuyện đáng kể lại

Phùng Khánh| 04/10/2021 10:47

TÁC PHAAMT THAM GIA SÁNG TÁC VHNT VỀ  LỰC LƯỢNG  SÁT  PCCC CNCH

Truyện ngắn:

CHUYỆN  ĐÁNG  KỂ  LẠI

                                                        (Tặng hai bóng hồng của phòng cảnh sát PCCC số 8)

Tác giả: PHÙNG KHÁNH

Ra trường mìnhđược điều về Đội chữa cháy chuyên nghiệp Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 8. Thấm thoắt đã ba năm.

Hồi đó mình sở hữu một thân hình có số đo vòng một, vòng hai và vòng ba khá chuẩn. Ngày đầu tiên đi làm, mình diện bộ quân phục xanh vừa vặn với khổ người. Đầu đội mũ kê-pi. Vai mang quân hàm Hạ sĩ.

Trước khi đi mình đứng trước gương cánh cửa tủ. Không chủ quan đâu nhá. Xinh ơi là xinh. Oách phết. Mình xoay ba vòng trước gương. Rồi dắt xe ra cổng nổ máy.

Đến đơn vị cất xe vào nhà xe, mình tự tin mạnh dạn nhằm phòng Đội trưởng phăm phăm sải bước trên sân. Đang hăng hái bước mình bỗng bối rối. Dọc hành lang dẫn đến phòng làm việc của đội trưởng có đến hơn chục chàng nghiêm chỉnh trong bộ quân phục xanh, đầu trần, đứng một hàng quay mặt ra sân như chờ đón nguyên thủ Quốc gia. Trên hai chục con mắt dồn vào mình.

Hồi nhỏ mình là đứa khá nghịch. Toàn chơi trò trèo tường, leo cây, đánh khăng... Nhiều bữa mình bị, bà hoặc mẹ, nhất là mẹ cầm roi lôi về quất cho một trận kèm theo câu mắng như là sự nuối tiếc “Mày là con trai mới phải. Bà Mụ nặn nhầm”.

Bị đòn thì bị. Chỉ vài hôm sau mình vẫn chứng nào tật ấy.

Trước cảnh được đón tiếp bất ngờ như vừa kể, lúc đầu mình có bối rối. Nhưng cái tật hồi bé ùa về, mình giữ nghiêm thẳng chân bước như kiểu đi duyệt binh. Mắt nhìn thẳng không nhìn chăm chú vào một chàng nào. Nếu không làm vậy mình đoan chắc sẽ làm xáo trộn tình đoàn kết trong các chàng đang dán mắt vào mình kia.

Mình có thói tò mò, cái gì cũng muốn biết. Thấy bọn con trai trèo cây vặt ổi, mình không chịu thua, cũng đu cành ổi chọn quả ngon nhất. Đầu làng mình có con sông chạy qua trước cửa đình. Nước trong veo in bóng cây đa cổ thụ bên bờ. Cành thõng xuống cơ man rễ phụ.

 Chả biết cây đa bao nhiêu tuổi. Chỉ biết ông nội bảo “Hồi tao bằng chúng bay, cây đã thế này rồi”. Hồi đó ông mình tám chục tuổi.

Chiêu hè nào cũng vậy, lũ con trai đua nhau bám rễ phụ trên cành đu người văng xuống sông. Mình chẳng kém. Cũng bám rễ cành đa. Tùm một cái. Hình như văng ra xa hơn bọn nó. Chúng tròn mắt há hốc miệng.

Vì thế trong khi ngiêm trang bước mình đã kịp đánh mắt quan sát hàng

tiêu binh. Chàng nào dáng cũng to cao, khỏe mạnh, lực lưỡng. Lính cứu hỏa mà.

 Khi học tại trường chữa cháy, mọi người bảo mình “Lính cứu hỏa ẻo lả như mày làm trò trống gì”. Cứ tưởng mọi người đùa. Ai ngờ gặp các chàng đứng kia mới biết họ nói đúng.

        Mình hơi run. “Mình có kham nổi công việc của người lính cứu hỏa?”.

        Bước vào phòng chỉ huy, gặp đội trường ngồi sau bàn cũng lực lưỡng như các chàng vừa gặp. Chỉ đứng tuổi hơn thôi. Mình lễ phép.

-Thưa em là Hòa. Em đến nhận nhiệm vụ ạ.

-    Mời cô ngồi. Tôi là Tuân. Đội trưởng.

Nói rồi anh buông bút cười rất hiền hỏi mình:

- Hòa này. Nơi mà người khác cố tìm cách thoát ra thì các chiến sĩ chữa cháy lại quyết lao vào để cứu người, cứu tài sản, dập lửa, chống cháy lan, có khi phải hy sinh tính mạng. Sao cô lại tự nguyện làm lính cứu hỏa?”

Đáng lẽ mình trả lời một câu như mình đã nhẩm kỹ trong đầu khi đến đây: “Xuất phát từ lòng yêu nghề nên mặc dù là nữ giới em vẫn chọn công việc khó khăn của lính cứu hỏa. Và em thấy tự hào khi được đứng trong lực lượng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy góp một phần công sức của mình mang lại sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân”. Chả hiểu sao mình lại nói “Dạ. Em thích mặc bộ quân phục màu xanh này và đứng trên xe màu lửa đi dập đám cháy”. Đội trưởng tươi cười “Đơn giản vậy thôi nhưng phải có quyết tâm lắm mới trụ được đấy”, “Vâng”.

 Những chuỗi ngày sau đó mình mới thấy Đội trưởng nói đúng. Nhất là vào dịp Tết năm đầu tiên. Mình là cô à không là “anh” lính cứu hỏa. Chán thế. Lính chữa cháy “Thị mẹt” chúng mình biến thành anh tuốt.

Cứ tưởng mình là bông hồng độc nhất của đội trừ một chị ở nhà bếp. Hôm sau mình gặp chị Thảo, hồi đó hàm Thượng sĩ. Bây giờ Thiếu úy rồi. Lớn hơn mình vài tuổi. Chị bên cứu nạn cứu hộ. Mình bên chữa cháy. Từ đó chị em tíu tít bên nhau. Hợp cạ.

Tết năm ấy là cái Tết đầu tiên mình biết thế nào là “Cấm trại”.  Còn chị  đã qua vài Tết xa nhà. Chị bảo ngày Tết hay ngày Lễ, từ cán bộ chỉ huy cho đến chiến sĩ tất cả có mặt ở nhiệm sở trực chiến.      

Tết. Lũ chúng mình tuổi tác tuy có chênh lệch, nhưng còn trẻ nên cảm giác nhớ nhà không tránh khỏi. Có vài chàng buồn vì không được cùng người yêu đi đón giao thừa... Còn là nhớ gia đình. Mình và chị thuộc nhóm này.

Sáng hăm tám Tết, đội trưởng cử mình và chị cùng nhà bếp đi mua lá dong, gạo, thịt lợn. Chị Thảo bảo “Tết nào cũng vậy. Đội mình tự gói bánh chưng đón Tết” ,. Mình reo lên “Thế thì vui quá”. “Ừ đỡ nhớ nhà”.

Đêm ba mươi hai chị em bày mâm ngũ quả, trang trí cành đào cây quất.

Chị hỏi “Còn nhớ nhà?”. “Dạ còn”. Chị thủ thỉ tâm sự:

-Hòa này. Rồi cái nhớ sẽ qua đi. Tất cả chúng mình khi đã lựa chọn nghề chữa cháy là đều hiểu tính chất công việc mình lựa chọn. Nó có nét rất riêng. Đó là “Thức cho dân ngủ. gác cho dân vui chơi”. Câu này không phải

là khẩu hiệu xuông. Nó là động lực giúp ta bớt nỗi nhớ nhà...

Vừa làm chị vừa thủ thỉ nói chuyện. Mình biết được nhiều điều của nghề cứu hỏa. Cái nghề đến buồn cười. Nếu quanh năm suốt tháng “thất nghiệp” như lời Bác Hồ chúc Tết năm xưa thì đó là hạnh phúc lớn nhất của các chiến sĩ cứu hỏa bọn mình.

 Rủi thay đêm ba mươi Tết trên địa bàn đội mình phụ trách xảy ra đám cháy. Cái số đội mình đen đủi thế. Không “thất nghiệp”. Lần đầu tiên mình đi chữa cháy thật. Không phải giả như thực tập ở trường. Mình vừa hồi hộp, vừa háo hức. Còi báo động. Chỉ một phút xe và các phương tiện chữa cháy, các chiến sĩ đã sẵn sàng lên ô tô xuất phát.

Đêm ba mươi Tết. Cái thời chưa có điện, tháng chạp các cụ gọi là tháng củ mật. Trời tối đen như mực, sắt miếng được. Giờ thì khác bớt tối hơn.

      Xe mình lao vun vút trên đường lọt giữa hai dãy nhà cao tầng sáng ánh đèn, giữa dòng xe máy, ô tô ngược xuôi và dưới ánh đèn đường mờ mờ trong sương đêm. Khắp nơi mọi người đang vui chờ đón giao thừa.

 Cải khối sắt màu đỏ bụng chứa đầy nước vừa lao đi vừa hét còi Pi po...Pi po.. Cháy to...Cháy to... inh ỏi. Náo loạn đường phố. Ngồi trên xe, mình mong xe phi nhanh nữa. Bài thơ học hồi hồi nhỏ Xe chữa cháy ùa về. 

“Mình đỏ như lửa

Bụng chứa nước đầy

Tôi chạy như bay

Hét vang đường phố

Nhà nào bốc lửa

Tôi dập liền tay

Ai gọi chữa cháy

Có... ngay! Có... Ngay!

Chúng mình là vậy. Giờ đang “Có ngay! Có ngay!” thẳng tiến đến đám cháy để xử lý nhanh, bảo vệ người và tài sản cho dân.

 Đây là Tết đầu tiên nhớ đời của tên lính mới như mình được trực tiếp cầm lăng xông vào lửa. Hồi ở trường được học lý thuyết và thực hành chữa cháy. Cũng xông vào lửa. Cũng cầm lăng dập đám cháy. Sao thấy nó nhẹ tênh vì đám cháy giả vờ gây hỏa hoạn. Lúc đó chẳng thấy nóng rát như lúc này. Chẳng phải gồng mình ra sức cầm lăng hướng tia nước vào ngọn lửa và khói đang phừng phừng, ngùn ngụt bốc lên thè lưỡi liếm sang các nhà bên cạnh như lúc này. Vừa rồi mình chỉ sơ suất một chút thế mà áp lực của vòi nước đẩy mình lùi phía sau ba bốn bước suýt ngã. May chống đỡ kịp. Nếu ngã vật ra thì còn gì là “anh” lính cứu hỏa nữa. Hú vía.

      Trong đám cháy có tiếng gào thét kêu cứu. Vẫn biết cứu người là nhiệm vụ hàng đầu nhưng mình không thể bỏ tay lăng vào cứu nạn nhân được. Nhưng kìa chị Thảo và đồng đội tổ cứu nạn gọn gàng trong bộ đồ chống cháy, đeo bình ô xy, chụp mũ bảo hiểm xông vào lửa. Thắt cả ruột. Niềm vui  vỡ òa khi thấy chị Thảo cõng cô gái ra ngoài thoát khỏi tay thần lửa.

       Trong mắt mình chị Thảo mới đẹp làm sao. Hình ảnh chị trong mắt mọi

người chắc cũng thế.

Lúc thực tập chữa cháy ở trường không có những chuyện như thế này. Cứ tưởng ngon ăn. Giờ mới biết nỗi vất vả của người lính chữa cháy, lính cứu nạn. Mọi mơ mộng hồi còn trên ghế nhà trường tan biến.

Đám cháy dập xong. Nghe tin này chắc mọi người vui lắm. Hân hoan  mừng bọn mình chiến thắng giặc lửa. Trước đây mình cũng có niềm vui như vậy. Mình buông tay lăng, nhìn đồng đội ai cũng lấm lem như chui ra từ đống tro than. Quần áo ướt sũng. Mặt mũi đen nhẻm chẳng khác anh thợ lò ở vùng than Quảng Ninh.

       Chị Thảo dáng mệt mỏi, mặt lem luốc, không còn nét đẹp kiêu sa ngày thường. Nhưng đôi mắt chị ánh lên niềm vui, nụ cười rất tươi với  hàm răng trắng nuốt đáng yêu bên cạnh người con gái nằm trên băng ca đang được đưa lên xe đi cấp cứu.

       Sau cuộc chiến mọi người mệt. Mệt lả đi. Không còn sức đâu mà nghĩ đến những vết thương trầy xước, bỏng da, bong gân sai khớp trên thân. Những vết thương đó chỉ là “Chuyện vặt” đối với các chiến sĩ chữa cháy.

      Ngắm mình và nhìn đồng đội, mình nhớ lại câu nói của Đội trưởng hôm mình đến gặp anh tại văn phòng. Anh nói đúng. Mọi người cố thoát ra khỏi đám lửa thì lính chữa cháy bọn mình lai quyết lao vào để cứu người, cứu tài sản. Chuyện đó không lạ tẹo nào. Đó là nhiệm vụ của bọn mình những người lính chữa cháy và cứu nạn. Không sợ gian khổ, hy sinh thân mình trong cuộc chiến cam go với giặc lửa.

      Đám cháy dập xong. Các nhà kế bên không thiệt hại gì lớn. Mọi người dân trong xóm không mất Tết trừ chủ ngôi nhà bị cháy. Đó là niềm vui và hạnh phúc của các chiến sĩ chữa cháy chúng mình. Đã cứu được người và tài sản, bảo vệ an toàn xung quanh điểm cháy. Niềm vui ấy được nhân đôi khi có sự cảm thông, chia sẻ, động viên của người dân, với những bình nước lạnh, những trái cây ngọt lịm, những ổ bánh mì để lấy lại sức sau cuộc chiến đấu .

      Vui đấy nhưng cũng buồn đấy. Nỗi buồn day dứt, ám ảnh nhất đối với bọn mình những chiến sĩ chữa cháy là không bao giờ thắng hoàn toàn được giặc lửa. Trong một đám cháy, tuy có dập được lửa, nhưng luôn bị thiệt hại về tài sản và đôi khi cả về người. Bọn mình dốc sức chữa cháy chẳng qua là cố giành lấy “cái còn trong cái mất”.

      Bọn mình xót sa nhìn đống đổ nát. Lòng trĩu buồn, uể oải bước lên xe. Khuya. Đã qua giao thừa. Trên đường về, xe của mình không lồng lên và hét inh ỏi như lúc đi. Nó cũng mang một nỗi buồn. Nỗi buồn ấy là những mất mát do sự bất cẩn của người dân gây ra cháy.

      Trong cuộc chiến với giặc lửa, những người lính chữa cháy chúng mình hết sức kiên cường dũng cảm. Nhưng lại ủy mị rơi nước mắt sau cuộc chiến. Bởi vì nỗi đau đưa tiễn đồng đội, vì nỗi tang thương của gia đình nạn nhân đã mất của lại mất người hiển hiện trước mắt.

      Để hạn chế nỗi buồn này, đội có kế hoạch phân công nhau ngoài giờ hành

chính đi tuyên truyền ý thức phòng cháy cho mọi người dân. Do đặc điểm của nữ giới nói năng mềm mỏng, nhẹ nhàng, mình và chị Thảo được giao thêm công việc này. Vui lắm. Đây là công việc quan trọng hàng đầu. Mình nói với mọi người phải luôn cảnh giác không để giặc lửa bén mảng đến ngôi nhà của mình. “Phòng cháy hơn chữa cháy”. Ngoài ra chị em mình còn phổ biến cách thoát nạn cho mọi người khi đám cháy xảy ra.

      Ngoai việc vận động người dân ý thức “Phòng cháy hơn chữa cháy”, hàng ngày các chiến sĩ chữa cháy bọn mình phải luôn tập luyện chuyên môn cho thành thục và rèn lòng dũng cảm chuẩn bị cho các cuộc chiến mới chẳng may hỏa hoạn xảy ra để bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.

      Trước khi bọn mình ra thao trường luyện tập, Đội trưởng nhắc nhở.  “Mỗi

giọt mồ hôi của các đồng chí rơi trên thao trường là một giọt nước giúp dập  nhanh đám cháy. Những vất vả nhọc nhằn của các đồng chí hôm nay là sự bình yên và an toàn của người dân ngày mai”.

      Nhìn một lượt các chiến sĩ của mình, Đội trưởng nói tếp “Các đồng chí đều đã được đào tạo đến nơi đến chốn nhưng phải cố gắng luyện tập  kỹ năng nghiệp vụ chữa cháy, cứu hộ cho tinh thông, thuần thục để phối hợp nhịp nhàng với đồng đội khi lâm trận, Nếu một chiến sĩ không thuần thục nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng đến công việc của cả đội, từ đó gây tổn thất về tính mạng của đồng đội, tính mạng và tài sản của dân. Chúng ta nên nhớ “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.

     Chị Thảo nắm tay mình nói nhỏ: “Dù là nữ giới, mang tiếng liễu yếu, đào tơ chị em mình quyết không thua đám mày râu”. “Vâng”.

      Ngày nào không ra thao trường bọn mình ở nhà bảo dưỡng xe, lau chùi các phương tiện và các thiết bị chữa cháy. Việc luôn chân luôn tay. Vậy mà có người bảo mình “Sướng nhá. Lính cứu hỏa các cô chơi rông suốt ngày. Sướng nhá...”. Buồn vậy đấy. Bác Hồ chúc các chiến sĩ chữa cháy “Thất nghiệp” là có ý của Bác.. Những ngày “thất nghiệp” bọn mình phải đổ mồ hôi rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên. Lính cứu hỏa bọn mình là thế.

      Nhà bếp có một chị nấu ăn cho toàn đội. Chị nấu rất ngon. Ngày nào cũng vậy, kết thúc buổi tập nặng nhọc, mình chui vào bếp học cách nấu ăn của chị.        Và nấu nướng cùng chị cho vui. Sau bữa ăn mọi người ăn hết sạch các món ăn do tay mình góp sức chế biến, mình khoe với chị Thảo: “Em vui lắm. Em sẽ nấu những món ăn ngon như thế này cho người yêu của em”. Lúc đó mình đang có một chàng ngoại đạo xung phong đưa đón. Tưởng ế.

      Mình nhớ mãi ngày mồng tám tháng ba vừa rồi. Hôm đó cũng là ngày mình được phong hàm Thượng sĩ. Đại úy Tuân Đội trưởng tuyên dương mình và chị Thảo: “Mặc dù là nữ nhưng Thiếu úy Nguyễn Phương Thảo và Thượng sĩ Nguyễn Thanh Hòa hai bông hồng của Đội ta rất tích cực luyện tập chuyên môn, nghiệp vụ cứu nạn, chữa cháy, luôn hoàn thành tốt mọi công việc của Đội giao cho. Đặc biệt hai nữ đồng nghiệp chúng ta có nhiều lợi thế trong công tác tuyên truyền vận động người dân phòng cháy, tự cứu khi gặp hỏa hoạn”. Còn gị vui hơn phận “Nữ nhi ngoại tộc” được đồng đội đánh giá vậy.

     Đã hai Tết mình xa nhà. Tết nào đội cũng tự gói bánh chưng. Có đào, có quất và ban thờ thắp hương đêm giao thừa ấm cúng như gia đình vậy.

     Năm nay lại sắp Tết. Đối với mình Tết này chắc không như hai Tết trước.

Cái “lão xe ôm” chung thân của mình muốn hai đứa đi đón giao thừa. Khiến mình băn khoăn. Nhiều lần mình định nói lý do không thể đi được. Nhưng với người không trong ngành, họ khó hiểu nổi. Nên chần chừ mãi.

     May. Còn hai tháng nữa mới Tết. Mình sẽ dùng cái ưu điểm của mình như lời Đội trưởng khen “Đặc biệt hai nữ đồng nghiệp của chúng ta có nhiều lợi thế trong công tác tuyên truyền” để đánh gục “lão xe ôm” này. Lão sẽ gục như mình đã đánh gục thần lửa. Mình tin vậy.

      Mình và “lão” cùng sống trong một quận. Cách nhau dăm con phố. Gặp nhau luôn. Nhưng để “lão” đọc mà hiểu kỹ, mình gửi cho “lão” một bức thư lời lẽ đầy tình cảm trong đó có đôi lời sau “Anh yêu. Sự bình yên của nhân dân là mục tiêu hàng đầu của người lính cứu hỏa chúng em...Anh ạ. Em cũng muốn những ngày Tết sắp tới Đội chữa cháy của chúng em “thất nghiệp” như lời chúc Tết của Bác Hồ năm xưa. Nhưng với người lính chữa cháy bọn em dẫu “thất nghiệp”  vẫn phải “Cấm trại” trực chiến, sẵn sàng chiến đấu với giặc lửa khi sự cố xảy ra. Anh ơi. Em muốn được đi đón giao thừa cùng anh lắm. Nhưng anh biết đấy. Em không thể rời đơn vị những ngày đó. Mong anh hiểu em nhé. Em yêu anh. Gửi anh nhiều cái hôn”.

      Đọc thư chắc “lão” sẽ hiểu, ngoan ngoãn đi đón giao thừa một mình.

-Nếu hắn không ưng thì làm thế nào?  - Chị Thảo hỏi.

-Làm thế nào ư? Dễ ợt chị ạ. Em sẽ đơn thân làm “anh” lính cứu hỏa.

Dứt khoát mấy ngày Tết sắp tới em sẽ “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi” . Trong đó có cả cái “lão xe ôm” suýt là của em.

       Chị Thảo cười động viên

- Lính cứu hỏa phải cứng rắn. Trước đây chị cũng vậy

    .   – Rồi “lão xe ôm” của em cũng như chồng chi thôi. Chị tin không?

- Tin. Mình là lính cứu hỏa kia mà.   – Chị nói dứt khoát.

- Vâng. Mình là lính cứu hỏa.

Hai chị em cười vang...

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chuyện đáng kể lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO