Để nông sản Việt có đầu ra đa dạng, ổn định

VNHN| 19/02/2020 10:19

Chỉ trong chưa đến 10 ngày, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phải hơn 5 lần đưa thông tin, khuyến cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc qua các cửa khẩu. Trong đó, đáng chú ý là lượng hàng hóa tồn đọng như dưa hấu, thanh long… Ngành nông nghiệp đang chịu tổn thương nặng nề từ thời tiết, dịch bệnh đến những bất ổn của thị trường.

Để nông sản Việt có đầu ra đa dạng, ổn định

Dưa hấu Gia lai

Lo nhiều hơn mừng

Ngày 14-2, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục thông tin đến các doanh nghiệp và cơ quan báo chí về tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc. Cơ quan này cho biết: “Các lô hàng nông, lâm, thủy sản và trái cây Việt Nam mặc dù có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với thời gian trước do phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh”. Qua đó, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên biên giới để tránh ùn tắc. Tình trạng này đã kéo dài cả tháng nay và chưa có hướng giải quyết.

Dịch Covid-19 chỉ là tình huống bất ngờ xảy ra, song đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Đó là chưa kể “điệp khúc” của nhiều năm là nông sản Việt Nam thường “được mùa mất giá”, buộc phải đổ bỏ ở khu vực biên giới do Trung Quốc không thu mua vì nhiều nguyên nhân. Sau mỗi lần như vậy, các cơ quan quản lý đều đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người dân thay đổi cách thức canh tác, tăng cường chế biến chuyên sâu, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch… nhưng những thông tin trên vẫn bị “phớt lờ”. 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 26,9% tổng lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến việc xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút, biểu hiện rõ nhất từ tháng 1-2020, Việt Nam đã bị giảm 14% giá trị xuất khẩu. Những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2, con đường thông thương bị đóng cửa, thương mại giữa 2 nước ngưng trệ. Không chỉ xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, khiến lượng hàng hóa ùn ứ ở biên giới vẫn khá lớn.

Báo cáo gần đây nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, trong số các cửa khẩu thường xuyên diễn ra hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu với Trung Quốc, chỉ có số lượng nhỏ hàng hóa được thông quan. Cụ thể, tính đến hết ngày 11-2, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã xuất khẩu được 37 xe gồm: nông sản, trái cây; khẩu trang; linh kiện điện tử.

Đã nhập khẩu 62 xe gồm: linh kiện điện tử; máy móc thiết bị; nông sản; thủy sản; trái cây như táo, cam; chất phụ gia. Đang còn tồn 106 xe nông sản, trái cây. Tại Cửa khẩu Kim Thành II (Lào Cai) xuất được 46 xe thanh long, 7 xe dưa hấu, 3 xe mít, 2 xe chuối. Tuy nhiên, tốc độ thông quan chậm hơn nhiều so với bình thường. Còn tồn hơn 300 xe trái cây gồm thanh long, mít, dưa hấu, chuối. Một số cửa khẩu khác tạm ngưng thông quan. 

Tình hình hàng hóa tại các cửa khẩu đã không mấy “sáng sủa” trong khi tại các địa phương, nông sản chưa tiêu thụ được và nông sản sắp vào vụ thu hoạch cũng đang bí đầu ra. Tại cuộc họp khẩn với Bộ Công Thương mới đây, ông Nguyễn Hữu Dũng- Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho hay, địa phương này hiện còn tồn đọng lớn nhất là mặt hàng khoai lang với khoảng 11.000 tấn, ớt khoảng 6.700 tấn, nhãn khoảng 1.200 tấn…

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, số nông sản này sẽ khó xuất sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, báo cáo từ các tỉnh như: Đồng Nai, Bình Thuận… cũng cho thấy, còn hàng trăm nghìn tấn xoài, chôm chôm, sầu riêng, mít… sắp đến độ thu hoạch chưa biết sẽ ra sao. Trong khi đó, tại nhiều địa phương, công cuộc “giải cứu” nông sản đã bắt đầu với dưa hấu, thanh long, giá đến tay người tiêu dùng có nơi chưa đến 5.000 đồng/kg dưa hấu.

Sự “mệt mỏi” khi làm ăn với Trung Quốc là điều thấy rõ qua những con số nêu trên, bởi thị trường này dù nhu cầu lớn nhưng lại luôn bất ổn, khiến nông dân, doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp mừng, đã vội lo.

Phải tránh phụ thuộc

TS Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu  chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng, đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là giải pháp dài hạn đã được Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, việc mở ra thị trường mới cần nhiều thời gian, chưa thể mang lại kết quả ngay lập tức.

Trong khi đó, Trung Quốc với lợi thế về vị trí địa lý, đường biên, nhu cầu tiêu dùng cao, thị trường không quá khó và đặc biệt là yêu cầu sản phẩm của họ đa phân khúc, phù hợp với khả năng cung ứng của Việt Nam nên vẫn là thị trường tiềm năng. Tuy vậy, những biến cố như dịch Covid-19 hoặc những bài học trong quá khứ cũng cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam cần quay lại khai thác thị trường trong nước cũng đầy tiềm năng.

Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc nông sản Việt Nam bán ở thị trường trong nước giá cao hơn giá xuất sang thị trường Trung Quốc cho thấy logistics nội địa của chúng ta còn quá kém. Thế nên, dù thị trường Việt Nam vô cùng tiềm năng nhưng doanh nghiệp chưa khai thác được. Theo vị chuyên gia này, cần đẩy mạnh hoạt động logistic nội địa, những doanh nghiệp nào có kho lạnh, có dây chuyền chế biến nên thu mua nông sản từ người dân để chế biến, bảo quản và đưa ra tiêu thụ, tránh cảnh “được mùa mất giá”, hoặc thương lái nước ngoài ép giá. Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nước ngoài cần được thúc đẩy hơn nữa, hiệu quả hơn nữa bên cạnh việc nâng cao chất lượng hàng hóa.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan đang tiến hành nhiều giải pháp cho vấn đề nêu trên như: rà soát lại khối lượng nông sản các nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc từ nay cho đến cuối năm để đề ra các kịch bản căn cứ với diễn biến tình hình của từng giai đoạn; tăng cường thương mại tiêu thụ nội địa, tìm biện pháp phục vụ thị trường hơn 96 triệu dân Việt Nam; tập trung chế biến sâu. Các doanh nghiệp chế biến phải liên kết chặt chẽ với những vùng nguyên liệu để giảm bớt khối lượng xuất khẩu tươi. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị ngành logistics kiểm tra lại khối lượng kho dự trữ đông lạnh để đưa một số sản phẩm vào ướp đông, kéo dài thời gian phân phối. Đồng thời, thúc đẩy mở cửa một số thị trường khác như: Trung Đông; Hoa Kỳ; Brazil…

EVFTA mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam

“Việc Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA với tỷ lệ 63,33% là kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa với Việt Nam và Liên minh châu Âu, hai đối tác chiến lược và toàn diện đã triển khai đàm phán ký kết hai hiệp định. EVFTA ý nghĩa vì quan điểm của Đảng và Nhà nước thực hiện đối ngoại đa phương, đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại khi hiện nay đã có quan hệ với hơn 200 đối tác, giúp vị thế đất nước ngày càng tăng lên ở nhiều lĩnh vực.

Với độ mở lớn, thương mại và xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP và tăng trưởng. Khi dịch bệnh xuất hiện và kéo dài, cho thấy hạn chế và bất cập trong phát triển thị trường và năng lực cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, thuỷ sản vốn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nên thời gian qua đã chứng kiến tình trạng hàng nông sản, thủy sản bị ách tắc. Thực tế này đặt ra yêu cầu tái cơ cấu sản xuất, đưa công nghệ và hàm lượng khoa học vào sản phẩm, đáp ứng điều kiện truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm…

Việc tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu, như nhóm hàng nông nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về rào cản kỹ thuật là yêu cầu đặt ra. Chúng ta sẽ sớm đàm phán và mở cửa thị trường, xây dựng cơ chế kiểm dịch động thực vật để công tác phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, gắn với đấu tranh chống gian lận và xuất xứ thương mại để tránh lợi dụng cơ chế ưu đãi thương mại, chống gian lận xuất xứ, chuyển tải đầu tư bất hợp pháp là yêu cầu đặt ra”- Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (trích cuộc họp báo ngày 12-2-2020). 

https://vietnamhoinhap.vn/article/de-nong-san-viet-co-dau-ra-da-dang-on-dinh---n-27076

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Để nông sản Việt có đầu ra đa dạng, ổn định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO