Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Tiến Đạt/HNM Theo World Strides/Lifehack| 31/12/2018 22:24

Phong tục đón năm mới ở mỗi quốc gia lại mang một màu sắc và nét độc đáo khác nhau, song tựu chung, đây là dịp để gia đình, bạn bè sum họp, cùng nhìn lại năm qua và cầu chúc những điều may mắn, suôn sẻ sẽ đến trong năm tới.

1. Nhật Bản: 108 tiếng chuông chùa

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa ở Nhật Bản đều gióng lên 108 tiếng chuông truyền đi khắp đất nước theo nghi lễ Phật giáo để xua đuổi tà ma và chào đón năm mới với nhiều ước vọng về cuộc sống yên bình và hạnh phúc. 

2. Trung Quốc: Sơn cửa nhà màu đỏ 

Để chào đón năm mới, nhiều người dân Trung Quốc sẽ sơn lại cửa chính của nhà với màu đỏ tươi tắn - tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn. Nhiều người sẽ giấu con dao đi chỗ khác để không ai bị thương do dao cứa - việc được cho là sẽ ảnh hưởng tới may mắn của gia đình trong năm tiếp theo. 

3. Philippines: Hình tròn tượng trưng cho thịnh vượng

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Tại Philippines, hình tròn là hình tượng trưng cho sự thịnh vượng, nên cứ đến dịp năm mới, một số người sẽ lựa chọn cho mình trang phục có họa tiết chấm bi, ăn những hoa quả có hình tròn và tung đồng xu. 

4. Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho lúc giao thừa

Tại Tây Ban Nha, người dân sẽ ăn 12 quả nho vào mỗi giây đồng hồ điểm trước tiếng chuông báo hiệu năm mới. Mỗi quả nho tượng trưng cho việc cầu may mỗi tháng trong năm. Tại các thành phố lớn như Madrid hay Barcelona, người dân sẽ tập trung tại quảng trường chính để cùng ăn nho và uống rượu cava cổ truyền. 

5. Đan Mạch: Đập đĩa để xua đuổi xui xẻo

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Người dân Đan Mạch chào đón năm mới bằng cách ném những chiếc đĩa, ly cũ vào cửa nhà hàng xóm và bạn bè để xua đuổi xui xẻo. Nhiều chén đĩa vỡ trước cửa nhà tượng trưng cho nhiều điều may mắn sẽ đến với gia chủ trong năm mới. Ngoài ra, nhiều người cũng đứng trên ghế và nhảy xuống vào lúc giao thừa, thể hiện việc bước sang tháng 1 năm mới với hy vọng may mắn. 

6. Hy Lạp: Treo hành tây trước hiên nhà

Theo truyền thống, người Hy Lạp sẽ treo một củ hành tây trước cửa chính của nhà vào dịp năm mới như một biểu tượng của sự tái sinh. Vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới, bố mẹ sẽ gọi các con thức giấc bằng cách gõ nhẹ củ hành tây vào đầu đứa trẻ. 

7. Brazil: Ném hoa xuống biển

Vào mỗi dịp đón năm mới, hàng ngàn người dân Brazil có truyền thống ném cành hoa trắng xuống biển để tế nữ thần biển với hy vọng mọi ước mong trong năm mới sẽ thành hiện thực. Ngoài ra, họ còn có thể ném những món đồ khác đặc trưng cho phái nữ như nước hoa, trang sức, son môi đặt trong những con thuyền gỗ nhỏ.

8. Canada: Nhảy xuống nước băng giá

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Được biết với tên gọi “Polar Bear Swim” (Gấu Bắc Cực bơi) bắt đầu từ năm 1920, người Canada có truyền thống nhảy xuống dòng nước băng giá tại Vịnh English để chào đón năm mới. 

9. Ecuador: Đốt bù nhìn

Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới

Vào đêm giao thừa, các gia đình tại Ecuador sẽ tập trung ở bên ngoài nhà và cùng nhau châm lửa đốt bù nhìn rơm nhằm “tiêu hủy” những xui xẻo, năng lượng xấu cho một năm mới may mắn hơn. Mỗi gia đình sẽ tự làm bù nhìn riêng từ giấy báo, gỗ vụn và đem đốt ở ngoài nhà mình.

10. Scotland: Mời trai đẹp da đen đến xông nhà

Tục xông nhà hay còn có tên “Hogmanay” ở Scotland cho rằng, người đầu tiên bước vào nhà ngay sau tiếng chuông điểm 0h thường sẽ quyết định may mắn cho gia chủ trong suốt 12 tháng tới. Vị khách được chào đón nhất và được cho là đem lại nhiều may mắn nhất sẽ là một người đàn ông da đen, cao to, đẹp trai với món quà nhỏ là một chai rượu whiskey hoặc mẩu than đen.  
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Độc đáo phong tục đón năm mới trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO