Du lịch Thủ đô vươn mình phát triển và hội nhập

Đăng Chung| 06/08/2018 10:20

Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia là một trong hai "cửa ngõ" quan trọng đón khách du lịch đồng thời là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với cả nước, giữa Việt Nam với khu vực và quốc tế. Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Tầm vóc mới, diện mạo mới

Những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, các sở, ban, ngành cùng sự chủ động nỗ lực vượt qua khó khăn của ngành du lịch và sự đồng thuận, chung tay của cộng đồng nhân dân, hoạt động du lịch của thành phố đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Du lịch Thủ đô vươn mình phát triển và hội nhập
Lễ hội gò Đống Đa sáng mồng 5 âm lịch hàng năm, tái hiện chiến thắng lịch sử của vua Quang Trung
Xác định rõ tầm quan trọng của Nghị quyết số 15 về điều chỉnh địa giới hành chính đối với sự phát triển du lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã phổ biến quán triệt thường xuyên đến các đơn vị, cơ sở trong ngành, từ đó các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình. Những tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết đã từng bước được vận dụng với các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trong xây dựng phương án kinh doanh, mở rộng thị trường, tái cơ cấu lại doanh nghiệp...

Công tác quản lý Nhà nước về du lịch trong giai đoạn 2008 - 2017 đã được nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và có chuyển biến tốt. Năm 2015, Sở Du lịch thành phố được thành lập lại, đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, sớm ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng và tập trung chỉ đạo định hướng phát triển ngành; đặc biệt đã tham mưu ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô…

Hà Nội hiện có gần 6.000 di tích văn hóa lịch sử trong đó có gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia, nhiều di tích nổi tiếng đã được UNESCO vinh danh như: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội... Hà Nội cũng có hàng nghìn làng nghề trong đó có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời như: Đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc... Với những lợi thế cơ bản về tài nguyên du lịch nói trên, 10 năm qua, Hà Nội đã phát triển nhiều loại sản phẩm thu hút khách du lịch như: du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử; du lịch làng nghề; du lịch lễ hội; du lịch ẩm thực, du lịch tổng hợp sinh thái, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng...

Ngành du lịch đã dần khẳng định vai trò, vị trí là một ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng ổn định, đóng góp hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Sau 10 năm hợp nhất đến nay, du lịch Hà Nội đã có khách đến từ gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó lượng lớn khách đến từ các thị trường có khả năng chi trả cao như: Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á... Hà Nội đã đón từ 1,3 triệu lượng khách du lịch quốc tế năm 2008 tăng lên 4,95 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2017. Thị phần khách quốc tế của Hà Nội ngày càng lớn, từ chỗ chỉ chiếm khoảng 30% cả nước giai đoạn 2000 - 2010, năm 2017 đã chiếm tỷ trọng gần 40% so với cả nước.

Du lịch Thủ đô vươn mình phát triển và hội nhập
Du khách về với chùa Hương dịp khai hội (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức)
Ngoài ra, giai đoạn 2008 - 2017, khách du lịch nội địa tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm, trong đó tăng trưởng mạnh giai đoạn 3 năm từ 2008 đến 2010  với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18%/năm. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội đón trên 13 triệu lượt khách du lịch, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt gần 3 triệu lượt khách, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và được đánh giá là mức tăng trưởng cao.

Sau 10 năm hợp nhất mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, tính đến hết năm 2017, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tăng gần 5 lần, đạt 3.546 cơ sở, số lượng buồng phòng tăng hơn 3,5 lần, đạt 60.458 buồng phòng, chiếm 12% so với tổng số buồng phòng lưu trú cả nước. Nhân lực du lịch Hà Nội cũng đã phát triển mạnh với lao động trực tiếp có chất lượng tương đối tốt. Tính đến nay, toàn ngành có khoảng 90.500 lao động trực tiếp, bên cạnh đó còn có khoảng 200.000 lao động gián tiếp tham gia các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Đặc biệt, tại các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có đội ngũ cán bộ trình độ cao, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, thông thạo nhiều ngoại ngữ.

Trong thời gian qua, ngành du lịch Thủ đô đã chủ trì tổ chức đăng cai thành công nhiều sự kiện lớn như: Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội và một số sự kiện du lịch tiêu biểu như: Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà  Nội, Liên hoan ẩm thực Hà Thành, Ký ức Hà Nội, Festival Áo dài,… Phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức thành công Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi từ 2013 đến nay. Tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các sự kiện trong nước hàng năm như: ITE thành phố Hồ Chí Minh, Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh; Lễ hội Hoa Ban tỉnh Điện Biên, Năm Du lịch Quốc gia tại các địa phương; Hội nghị xúc tiến mở các tuyến hàng không đến Việt Nam;…

Hà Nội đã chủ động tham gia hợp tác song phương và đa phương với các thành viên Hội đồng Xúc tiến Du lịch Châu Á (CPTA) gồm các thành phố: Tokyo, Seoul, Jakarta, Kuala Lumpur, Bangkok, Đài Bắc, New Delhi... trong đó đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị lần thứ VII vào tháng 10/2008; Hội nghị lần thứ XI vào tháng 10/2012. Bên cạnh đó, Hà Nội là thành viên tích cực của Tổ chức Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (TPO), gồm 86 thành phố thành viên của 10 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...; phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các hãng hàng không tham gia thường niên các Hội chợ du lịch hàng đầu thế giới như: Hội chợ du lịch quốc tế ITB tại Berlin tại Đức, Hội chợ du lịch Jata tại Tokyo - Nhật Bản; Hội chợ du lịch TopResa tại Pháp; Hội chợ du lịch thế giới WTM London tại Anh,… 

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải cho biết, thời gian tới, để cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, ngành du lịch Hà Nội cần tập trung phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội chất lượng cao, trọng tâm là sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với xây dựng thương hiệu Du lịch Thủ đô. 

Một trong những ưu tiên hàng đầu của thành phố trong những năm tới đối với ngành du lịch Thủ đô là đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có chất lượng cao, hấp dẫn khách du lịch. Thành phố thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch và khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch cao cấp. Hà Nội thu hút các nhà đầu tư xây dựng điểm dừng chân, vườn hoa, không gian nghệ thuật, điểm đến du lịch, điểm trung chuyển khách, giới thiệu sản phẩm du lịch theo quy hoạch của thành phố.

Ưu tiên xây dựng và triển khai đề án hệ thống du lịch thông minh trong cấu thành thành phố thông minh. Tiếp tục chương trình hợp tác chiến lược quảng bá Thành phố Hà Nội trên kênh CNN quốc tế. Phối hợp với các hãng hàng không trong nước và quốc tế tổ chức hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Hà Nội tại chỗ. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và an ninh an toàn đối với khách du lịch, gắn với việc triển khai đồng bộ các bộ Quy tắc ứng xử góp phần ngày càng phát huy hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn.

Với những giải pháp thiết thực và mang tính khoa học nêu trên, tin tưởng rằng, trong thời gian tới, du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển mạnh và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Du lịch Thủ đô vươn mình phát triển và hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO