Giá trị sống của đội ngũ nhà giáo Thủ đô: Tâm Huyết và Sáng Tạo

TS. Nguyễn Tùng Lâm| 18/11/2019 08:15

Nói đến thành tựu giáo dục Thủ đô trong 65 năm qua không thể không nói đến công đầu đóng góp của đông đảo đội ngũ nhà giáo Hà Nội. Tôi muốn nêu hai giá trị sống cao đẹp của người Hà Nội được các thế hệ nhà giáo Hà Nội tôn vinh và sống theo chính lẽ sống này, nó cũng thể hiện đặc trưng của nghề nghiệp của mình. Đó là giá trị sống “tâm huyết và sáng tạo”.

Giá trị sống của đội ngũ nhà giáo Thủ đô: Tâm Huyết và Sáng Tạo
Các thê hệ giáo viên trường Đinh Tiên Hoàng trong lễ kỷ niệm 
30 năm thành lập trường

Tâm huyết là thể hiện lòng yêu nghề, sự nhiệt tâm với công việc mình đang làm. Không tâm huyết không vượt qua được những khó khăn trở ngại của nghề. Thời bao cấp, thời chiến tranh chống Mỹ, thời kinh tế thị trường hiện nay, nếu giáo viên không yêu nghề, không sống với trách nhiệm cao cả “Vì học sinh thân yêu” chắc chắn họ không vượt qua những khó khăn cám dỗ của đời thường. 

Cuộc sống là sáng tạo, nhưng nghề dạy học là một trong những nghề đòi hỏi phải luôn sáng tạo. Mỗi thế hệ học trò qua đi theo năm tháng lứa tuổi trưởng thành, chúng đòi hỏi mỗi thế hệ thầy cô một khác. Chương trình giáo dục cũng luôn phải đổi mới, cải tiến mới đáp ứng sự thay đổi của xã hội, thay đổi của khoa học. Giáo dục Hà Nội luôn đứng đầu cả nước về mọi phương diện với những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo đã tạo nên những điển hình, những mô hình giáo dục tiên tiến ở mọi cấp học. Từ nhận thức hạn hẹp này, xin chứng minh bằng thực tiễn của đội ngũ nhà giáo Hà Nội trong 65 năm qua.

Trước hết phải kể đến những nhà giáo đã trưởng thành từ các nhà trường của Thủ đô, bằng tâm huyết sáng tạo với nghề đã trưởng thành, tham gia lãnh đạo ngành giáo dục Hà Nội, lãnh đạo thành phố và Bộ Giáo dục và đào tạo.

Cố nhà giáo Nghiêm Chưởng Châu từ giáo viên ở khu học xá trở về, làm hiệu trưởng trường cấp 2 Trưng Vương, rồi hiệu trưởng trường Trung cấp sư phạm Hà Nội (tiền thân của Đại học Thủ đô), sau đó làm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Ở cương vị nào cô cũng luôn là nhà giáo mẫu mực, luôn tìm cách giúp đỡ mọi người, tạo mọi điều kiện cho các nhà giáo cống hiến.

Nhà giáo Vũ Mạnh Kha, từ một giáo viên dạy toán ở trường Bổ túc Công nông, trường miền Nam về làm Hiệu trưởng trường cấp 3 Công nghiệp Đống Đa, đi đầu trong việc xây dựng mô hình trường phổ thông công nghiệp của Hà Nội, sau được điều về làm Phó Giám đốc, rồi làm Giám đốc Sở Giáo dục và Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Chủ tịch HĐND thành phố; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố… Trong cương vị nào thầy cũng tâm huyết, thương yêu tôn trọng và đặc biệt tạo mọi điều kiện để các nhà giáo Thủ đô sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Khi tôi đề xuất mở trường dân lập Đinh Tiên Hoàng để giải quyết đầu yếu  kém cho học sinh cấp 3 Hà Nội trong giai đoạn Hà Nội mới mở cửa theo phát triển kinh tế thị trường, nhà giáo Vũ Mạnh Kha là người ủng hộ đầu tiên và căn dặn không được gọi là học sinh hư, học sinh cá biệt mà nên gọi những học sinh khó khăn trong học tập và rèn luyện. 

Nhà giáo Nguyễn Triệu Hải từ giáo viên dạy vật lý ở trường cấp 3 Xuân Đỉnh, thầy luôn đi đầu trong phong trào gắn học tập với thực tế lao động sản xuất ở địa phương, thầy tham gia tình nguyện làm chuyên gia giúp đỡ giáo dục Cộng hòa nhân dân Lào, khi về nước làm Hiệu trưởng trường cấp 3 Thăng Long, một trong những mô hình giáo dục chất lượng cao của giáo dục Thủ đô lúc đó, sau đó thầy được đề bạt làm Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Phó Chủ tịch UBND thành phố. Thầy sống giản dị liêm khiết, luôn nhiệt tình, sáng tạo, năng nổ trong mọi công việc, luôn được bạn bè đồng nghiệp quý trọng tin yêu.

Nhiều nhà giáo Hà Nội, chỉ xuất phát từ giáo viên bình thường, nhưng nhờ tâm huyết - sáng tạo, đã đóng góp nhiều công sức cho giáo dục Thủ đô. Đó là cô Phi Vân Khanh một cô giáo mầm non tâm huyết sáng tạo, tạo nên trường mẫu giáo Chim non ở quận Hai Bà Trưng - một ngôi trường điển hình xuất sắc của Hà Nội và cô đã được phong danh hiệu anh hùng lao động đợt đầu tiên của Hà Nội.

Cố nhà giáo Phạm Thế Bổng, một giáo viên Vật lý ở trường cấp 3 Hai Bà Trưng, đã sáng tạo, biến phòng thí nghiệm của nhà trường thành nơi để học sinh được trải nghiệm sáng tạo, học tốt các bộ môn tự nhiên. Thầy cũng là nhà giáo Hà Nội được phong tặng danh hiệu anh hùng cùng với cô Phi Vân Khanh. 

Thầy Vũ Hữu Bình là giáo viên dạy toán, được nhiều giáo viên ở Hà Nội biết tiếng, thầy đã đi đầu sáng tạo trong việc luyện học sinh giỏi toán Hà Nội, tham gia viết nhiều sách dạy toán và học toán cho học sinh Hà Nội và cả nước; thầy Vũ Hữu Bình được phong tặng nhà giáo nhân dân đầu tiên của Hà Nội.

Cố nhà giáo ưu tú Nguyễn Vinh Phúc, từ một giáo viên dạy văn giỏi, được mọi thế hệ học trò yêu quý, đồng nghiệp kính phục, vừa dạy học, vừa nghiên cứu về lịch sử Hà Nội. Thầy đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Hà Nội, con người Hà Nội và là nhà giáo được phong tặng “Công dân Thủ đô ưu tú” năm đầu tiên của danh hiệu này khi kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội (10/10/2010).

Nhà giáo Nguyễn Thị Liên, hiệu trưởng trường tiểu học Thăng Long đã có công sáng tạo mô hình trường học “vở sạch chữ đẹp” đầu tiên của Hà Nội và sau trở thành phong trào “vở sạch chữ đẹp” của cả nước. Cô là người có công trong việc xây dựng trường tiểu học Thăng Long anh hùng của giáo dục Thủ đô.

Cố nhà giáo Nguyễn Đức Lung đã sáng tạo thành công trong việc đưa một trường cấp 3 Cao Bá Quát - Gia Lâm thành lá cờ đầu của toàn quốc về phương pháp giáo dục “dạy người”, là điển hình giáo dục cho các trường của cả nước đến tham quan học tập.

Nhà giáo Thủ đô còn tâm huyết - sáng tạo trong nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động để nêu cao vị trí vai trò, thể hiện tài năng tâm huyết của nhà giáo Hà Nội.

Từ những năm 1988 khi đời sống của nhân dân Thủ đô, của cả nước chưa thoát khỏi thời kỳ bao cấp, đời sống nhà giáo Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nếu không củng cố đội ngũ nhà giáo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục Thủ đô. Nhiều nhà giáo vừa phải đảm bảo giờ đứng lớp, vừa phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác. Thực tế lúc đó đã có giáo viên bỏ nghề.

Trước tình hình đó, Công đoàn giáo dục Hà Nội và Sở Giáo dục Hà Nội đã có sáng kiến mở cuộc vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong toàn ngành. Cuộc vận động đã gây tiếng vang lớn trong các trường học cả nước. Năm 1993, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục đã lấy làm khẩu hiệu vận động giáo giới của cả nước. Nhiều gương điển hình của nhà giáo Hà Nội, với lòng yêu thương của mình đã cảm hóa, lôi kéo, giáo dục được nhiều học sinh. Khi tổng kết 5 năm cuộc vận động nhiều tấm gương điển hình của các nhà giáo ở các nhà trường, các cấp học được biểu dương.

Nhà giáo Hà Nội số đông là nữ giáo viên, Công đoàn giáo dục Hà Nội đã có cuộc vận động “Cô giáo người mẹ hiền” để nêu cao vai trò của nữ giáo viên. Song song với cuộc vận động này, từ năm 1995 đến nay, cứ 5 năm Công đoàn giáo dục Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lại tổ chức các cuộc thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”. Cuộc thi cũng được Công đoàn giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi 5 năm một lần cho nữ giáo viên cả nước. Từ cuộc thi này, ngành giáo dục Thủ đô đã lựa chọn và bồi dưỡng được nhiều cán bộ quản lý giỏi. Từ năm học 2016 - 2017, Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lại có giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo”.

Trong thời kỳ đổi mới của Thủ đô, của ngành giáo dục, nhiều nhà giáo tâm huyết sáng tạo đã tạo nên mô hình giáo dục ngoài công lập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô như nhà giáo Văn Như Cương với trường Lương Thế Vinh, chọn học sinh giỏi để xây dựng điển hình nhà trường ngoài công lập hàng năm có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao. Ngược lại, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm lại tâm huyết xây dựng mô hình trường THPT Đinh Tiên Hoàng nhằm giúp đỡ những học sinh THPT khó khăn về học tập và rèn luyện đạo đức; Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa cũng tâm huyết sáng tạo thành công mô hình trường liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thầy Nguyễn Văn Vĩnh với mô hình giáo dục tiếp cận giáo dục quốc tế; Nhà giáo Nguyễn Thị Hiền với trường liên cấp Đoàn Thị Điểm… Vì thế ba năm liên tiếp: 2014, 2015, 2016 các nhà giáo Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Văn Vĩnh đã được thành phố Hà Nội phong tặng “Công dân Thủ đô ưu tú”.

“Tâm huyết - sáng tạo” là phẩm chất, là giá trị sống của nhà giáo Hà Nội trong suốt 65 năm qua. Nó là truyền thống, giá trị sống gắn liền với giáo giới Thủ đô mãi mãi. Nó kế thừa được truyền thống tâm huyết, khí phách, sáng tạo của các nhà giáo Thăng Long - Hà Nội như Chu Văn An, Vũ Thạch, Cao Bá Quát, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội - nơi hội tụ của nghệ sĩ múa rối thế giới tại Liên hoan Múa rối quốc tế 2024
    Hà Nội sẽ là nơi diễn ra “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” với sự tham gia của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một sự kiện văn hóa nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đối với nghệ thuật múa rối, tạo sức sống mới và động lực để xây dựng và phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại các làng nghề
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 128 /KH-UBND Tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội, vừa xa đã nhớ
    Tôi muốn xa Hà Nội thực hiện một chuyến đi dài ngày ngoài dải đất hình chữ S để khám phá những miền đất mới. Điều mong ước cháy bỏng đó đã trở thành hiện thực sau khi tôi xin được visa thăm người thân tại châu Âu.
  • Hà Nội tăng cường công tác đảm bảo an ninh an toàn du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5
    Sở Du lịch thành phố Hà Nội yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tuân thủ nghiêm quy định về đăng ký, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; không để xảy ra tình trạng tuỳ tiện nâng giá, chèo kéo, ép khách, gây sốt giả, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương nói riêng và Thủ đô nói chung...
Đừng bỏ lỡ
Giá trị sống của đội ngũ nhà giáo Thủ đô: Tâm Huyết và Sáng Tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO