Giãn dân phố cổ Hà Nội: Không quyết liệt khó hoàn thành

Mai Vân/KTĐT| 08/07/2019 07:31

Sự cố sập nhà tại số 56 Hàng Bông, phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hôm 2/7, tuy không gây thiệt hại về người, nhưng là hồi chuông cảnh báo cho việc người dân vẫn muốn bám trụ lại ở những căn nhà đã xuống cấp.

Một lần nữa nhiều người cho rằng, việc triển khai Đề án “Giãn dân phố cổ Hà Nội” nên rốt ráo hơn.

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
Ông Phạm Tiến Sơn, người dân đang sinh sống trong một căn nhà cũ có tuổi thọ gần 100 năm trên phố Chợ Gạo cho biết, gia đình ông đã sinh sống 3 thế hệ tại đây. Cuộc sống của cả gia đình đều phụ thuộc vào nguồn thu từ việc kinh doanh, buôn bán nhỏ. Dù đã được biết TP có Đề án “Giãn dân phố cổ” nhưng gia đình ông không muốn di dời. “Tôi đã ở phố này mấy chục năm rồi, cuộc sống gắn với buôn bán gần chợ, nếu bây giờ chuyển đi chỗ mới chúng tôi sẽ không biết phải làm gì để kiếm sống” - ông Sơn cho hay.
Cũng sinh sống tại phố cổ Hà Nội hơn 50 năm nay, nhưng bà Phạm Thị Nga (70 tuổi) trú tại một ngõ không tên trên phố Hàng Chiếu lại đang rất muốn di dời khỏi phố cổ. Gia đình bà có 10 người đang sống tại một căn nhà rộng chưa đầy 10m2 với 1 tầng tum và 1 gác xép, phải tận dụng tối đa tất cả diện tích của căn nhà để sử dụng cho sinh hoạt chung.
Điều đặc biệt, căn nhà này không có nhà vệ sinh, phải sử dụng nhà tắm và nhà vệ sinh công cộng. “Chúng tôi đang rất muốn di dời bớt ra khu vực khác để sinh sống, trong ngõ nhỏ chật hẹp đi lại sinh hoạt đều khó khăn, nhưng giờ đang chờ chủ trương của TP. Chúng tôi muốn bán chỗ này để đi mua chỗ khác cũng không bán được, mặc dù giá bán thấp hơn thị trường rất nhiều, nhưng không có người mua” - bà Nga chia sẻ.

Thực trạng người muốn đi, người muốn ở tại khu vực phố cổ Hà Nội đang rất phổ biến. Những người nhất quyết muốn “bám trụ” phần lớn đều là nhà ở mặt đường hoặc gần với mặt đường - nơi thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán và làm dịch vụ. Ngược lại, những căn nhà ở sâu trong ngõ không những không tham gia được kinh doanh mà sinh hoạt hàng ngày cũng khó khăn, do diện tích chật chội, số lượng nhân khẩu lớn.
Đáng quan ngại hơn, việc sinh sống trong những ngôi nhà cũ tại phố cổ Hà Nội đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Sự việc sập nhà mới đây tại 56 phố Hàng Buồm là một minh chứng điển hình. Ngôi nhà bị sập đã có thời gian sử dụng trên dưới 100 năm, kết cấu chịu lực đã xuống cấp, không còn phù hợp với nhu cầu cải tạo để tiếp tục sử dụng.

Theo KTS Nguyễn Văn Thanh - Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sự việc tại 56 Hàng Bông như một hồi chuông cảnh báo cho tâm lý quyết tâm “bám trụ” lại ở những ngôi nhà đã xuống cấp. “Rất may là sự cố này không gây thiệt hại về tính mạng, nhưng không ai dám chắc rằng những trường hợp khác sẽ được may mắn như thế. Những căn nhà xuống cấp không chỉ gây ảnh hưởng đến chính người sử dụng, mà khi bị sụp đổ còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của những gia đình lân cận” - ông Thanh nói.
Cần sớm thực hiện di dời
Theo số liệu tổng hợp của UBND quận Hoàn Kiếm, tính đến hết năm 2018, khu phố cổ Hà Nội có gần 1.000 ngôi nhà được xây dựng từ hơn 100 năm trước, đa phần đã rơi vào tình trạng hư hỏng nặng, nhiều hộ dân tự ý cơi nới, sửa chữa. Tại khu vực cũng xuất hiện nhiều nhà lụp xụp với khoảng 500 căn.
Năm 2013, TP Hà Nội đã thực hiện xong giai đoạn 1 Đề án Giãn dân phố cổ, với việc di chuyển được hơn 1.000 hộ dân sang sinh sống tại Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên). UBND TP Hà Nội tiếp tục giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu phương án, lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện giai đoạn 2 của đề án, với mục tiêu di dời thêm hơn 5.000 hộ gia đình ra khỏi khu vực phố cổ.
Thời điểm hiện tại, khu phố cổ Hà Nội có khoảng hơn 4.300 biển số nhà. Tuy nhiên mỗi số nhà lại có rất nhiều gia đình sinh sống, bình quân từ 3 - 4 gia đình/số nhà. Cá biệt một số số nhà có hàng chục gia đình cùng sinh sống, mỗi số nhà có diện tích bình quân từ 80 - 90m2, diện tích ở chỉ đạt từ 0,5 - 1,8m2/người. Trong số gần 1.000 căn nhà có tuổi thọ trên dưới 100 năm sử dụng, thì có 63% thuộc diện xuống cấp, 12% thuộc diện nguy hiểm và 5% thuộc diện ô nhiễm.
Cũng theo KTS Nguyễn Văn Thanh, trước thực trạng như trên, vấn đề giãn dân phố cổ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, TP Hà Nội cần sớm thực hiện di dời những hộ dân số tại những căn nhà đã bị xuống cấp ở mức nguy hiểm và bị ô nhiễm.
Nhưng có một nghịch lý là khi TP Hà Nội đang đau đầu để tìm quỹ đất sạch phục vụ cho Đề án Giãn dân phố cổ, thì thời gian qua, một số dự án tái định cư phục vụ công tác này tuy đã được xây dựng xong nhưng người dân không đến ở. Điển hình là dự án chung cư tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên).
“Vì vậy phải có những chính sách đặc thù để từ đó tuyên truyền cho người dân được biết lợi ích của việc tái định cư. Khi thực hiện di dời, TP không chỉ nên tập trung riêng vào vấn đề cung cấp cho người dân chỗ ở mới, hay cho một ít tiền đền bù - hỗ trợ, mà phải có thêm cơ chế đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm để người dân ổn định mưu sinh. Có như vậy sự đồng thuận của người dân sẽ tăng cao” - KTS Nguyễn Văn Thanh chia sẻ.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Có một Hà Nội đẹp riêng đến lạ
    Một ấn tượng khó quên trong tôi khi đến Hà Nội là trải nghiệm đi xe buýt Hà Nội. Có người đùa vui rằng “Hà Nội không vội được đâu” và khuyên tôi muốn đi nhanh, đi vội thì bắt taxi hay Grabbike. Nhưng tôi muốn “không vội” để khám phá xe buýt ở Hà Nội như thế nào, có khác gì với xe buýt ở quê tôi không.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giãn dân phố cổ Hà Nội: Không quyết liệt khó hoàn thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO