Góc nhìn về người phụ nữ qua lăng kính của hai nam nhà báo

Mạnh Dũng| 04/04/2020 11:30

Nhà báo Hữu Việt (Báo Nhân Dân), nhà báo Hoàng Minh Trí (Báo Công an Nhân dân) là những cây bút có nhiều bài viết sắc sảo. Trong chương trình Quán thanh xuân tháng 3 với chủ đề “Cô gái đến từ hôm qua”, họ đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về người phụ nữ ngày hôm qua, hôm nay.

Nhớ về “mối tình” lớp 1

Nhà báo, nhà thơ Hữu Việt (Trưởng Ban Văn hóa, Văn nghệ, Báo Nhân Dân) đã chia sẻ về hình tượng người con gái trong thơ ca của anh nói riêng và thơ ca nước nhà nói chung. Anh cho biết, ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều ẩn dụ, đôi khi nói tuột ra thì không còn gì để tưởng tượng nữa. Anh nhận ra khi nói về người con gái hôm qua trong ngôn ngữ âm nhạc và thi ca là rất ẩn dụ, với hai màu: trắng và xanh. Bởi theo lý giải của anh, tóc xanh phải chăng phân biệt với tóc bạc còn màu trắng tượng trưng cho tinh khôi thanh xuân.

Khi rôm rả câu chuyện, anh bắt đầu kể câu chuyện của chính mình: “Thời của tôi, khi đất nước hòa bình không lâu thì có chút thoải mái hơn, tuy nhiên các bạn nữ vẫn bị quản lý chặt. Chúng tôi đến nhà bạn nữ học bài thường “bị” các ông bố theo sát, vì thế điều cần làm đầu tiên là phải khẳng định lòng tin với bố của bạn gái”.

Góc nhìn về người phụ nữ qua lăng kính của hai nam nhà báo

Dù biết MC Diễm Quỳnh đặt ra “cái bẫy” để mình chia sẻ về mối tình thời thanh xuân, thế nhưng anh cũng không ngần ngại “sa bẫy”: “Khi tôi đang học lớp 1, trường Bế Văn Đàn trong Quân khu Nam Đồng vào mỗi giờ ra chơi đều mời bạn có năng khiếu lên hát, trong đó có bạn Mai Hương. Hồi ấy bạn được bố mua cho áo trắng rất đẹp nên khi lên sân khấu tôi cứ ngỡ là cô tiên. Càng “thầm thương trộm nhớ” Mai Hương bao nhiêu thì tôi lại càng ghen tỵ với bạn nam diễn cùng bạn ấy bấy nhiêu. Lúc ấy, tôi có ý nghĩ chỉ muốn cho bạn nam ấy ốm hoặc ngã ra để mình có cơ hội thay thế bạn lên diễn cùng Mai Hương. Thế rồi, tôi đã ném đá vỡ đầu “tình địch” và bị mẹ bạn ấy dẫn đến nhà “bắt đền”. Sau đó, vì những lý do khác nhau, tôi và Mai Hương không học cùng nhau nữa và mãi đến năm đi học nước ngoài, chúng tôi mới gặp lại nhau. Và nếu không vì dịch Covid-19, chúng tôi sẽ gặp nhau trong chương trình kỷ niệm 40 năm ngày là du học sinh với tựa đề “tuổi thanh xuân còn mãi”.

Dù Hữu Việt và “người tình” Mai Hương hồi ấy không thể đến với nhau nhưng khi kể lại anh chiêm nghiệm, hình như cái gì dang dở thì đều đẹp đẽ và đem lại cảm xúc khó quên nhất. 

“Mưu cầu hạnh phúc” của phụ nữ

Nhà báo Hoàng Minh Trí là một Facebooker nổi tiếng. Anh cho biết, mình đã miệt mài kiên nhẫn viết về phụ nữ dưới góc nhìn của người đàn ông suốt 15 năm qua và đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chị em. Lý giải cơ duyên đến với mảng đề tài này, anh cho biết, ngày xưa trong nhà anh chỉ có 18 mét vuông với sự hiện diện của 2 người đàn ông, là bố và anh. Tuy nhiên bố anh thường xuyên đi công tác vắng nhà, nên anh ở với bà nội, mẹ, hai em gái của bố và chị gái. Từ câu chuyện của những phụ nữ trong gia đình, anh thấy người phụ nữ thời bao cấp luôn thiệt thòi và gặp phải sự cấm cản của gia đình. Chính vì thế đã thôi thúc anh viết về phái đẹp, hay còn có tên gọi khác là phái thiệt. 

Anh kể, năm 2000, khi đi du học ở Ai-len, anh bị sốc văn hóa, về quan niệm sự bày tỏ tình cảm. “Trong lớp tôi chơi thân với 3 bạn nữ. Một hôm tôi gặp bạn thân của mình ôm hôn bạn trai khác, tôi nghĩ sao đứa bạn mình có thể “dễ dãi” thế nhỉ. Về sau tôi hiểu ra rằng, chúng ta phải nên suy nghĩ một cách cởi mở như là một cách giải thoát để phụ nữ tự đi tìm hạnh phúc của chính mình. Tôi đặc biệt thích câu nói “mưu cầu hạnh phúc” trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Theo tôi, “mưu cầu hạnh phúc” tức là tự người phụ nữ có quyền tìm kiếm, thậm chí đấu tranh, giành giật để có được hạnh phúc”.

Nhà báo với biệt danh “Cu Trí” cũng cho biết mình từng chứng kiến những khuôn mặt của người chồng ở sảnh viện sản khi chờ vợ bên trong đang phải nỗ lực “vượt cạn”. Và qua khuôn mặt của những người đàn ông khi ấy, anh có thể cảm nhận được tình yêu mà họ dành cho người vợ của mình. Những điều đó đã ám ảnh anh khi đặt bút viết về một nửa thế giới, về sự hy sinh, chịu đựng của họ trong cuộc sống.

Có thể nói, với những chia sẻ của hai cây bút Hữu Việt, “Cu Trí”, khán giả đã phần nào có những cảm nhận về sự đổi thay của người phụ nữ từ thời bao cấp đến thời hiện đại, qua đó, làm nổi bật lên ý nghĩa của chương trình khi thực hiện trong những ngày tháng 3- tháng tôn vinh người phụ nữ.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Góc nhìn về người phụ nữ qua lăng kính của hai nam nhà báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO