Hậu trường đầy sóng gió ở hội nghị G7

Theo vietnamnet.vn| 27/08/2019 14:22

Tổng thống Trump phớt lờ các vụ cháy rừng ở Amazon và chủ yếu tập trung vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các nước khác.

Các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh vào ngày 26-8 với cuộc thảo luận về loạt vấn đề nóng, bao gồm các đám cháy tàn phá “lá phổi” Amazon. Tuy nhiên, tất cả vẫn bị lu mờ bởi các cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump và các câu hỏi về sự đoàn kết của nhóm.
Hậu trường đầy sóng gió ở hội nghị G7

Các nhà lãnh đạo G7 trên bàn họp ngày 26-8. Ảnh: AFP

“Món ngon” Greenland

Vấn đề mua đảo Greenland của Đan Mạch vẫn đang được thảo luận tích cực trong Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng với quyết tâm mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump.

Thật sự, cho đến nay, vẫn không ai rõ điều gì đã khiến đảo Greenland - một trong những nơi hoang vắng nhất thế giới -  trở thành một “món hàng” hấp dẫn như vậy đối với ông chủ Nhà Trắng, đến nỗi ông sẵn sàng đánh đổi bằng mối quan hệ đang nồng ấm với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Thực tế là sau khi Thủ tướng Frederiksen phủ nhận đề xuất mua hòn đảo Greenland, Tổng thống Trump tuyên bố hoãn cuộc gặp với vị nữ lãnh đạo này, dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới. Ông Trump còn khiến mối quan hệ hai bên đi xuống nghiêm trọng khi có vẻ đã đổ lỗi cho nhà lãnh đạo Đan Mạch khi nói rằng, “cảm ơn bà Frederiksen vì đã tiết kiệm nhiều chi phí và công sức cho cả hai quốc gia”.

Nhưng nếu nhìn xa, có thể thấy rõ những lý do khiến Tổng thống Trump muốn có Greenland như vậy. Greenland là một khu vực tự trị hoạt động hiệu quả trong khi chính phủ Đan Mạch, chủ sở hữu chủ quyền, chăm sóc chính sách quốc phòng và đối ngoại rất tốt. Đó là lý do đầu tiên ông Trump nghĩ đến khi ngỏ ý mua hòn đảo này. Thứ hai, có thể thấy, đối với ông Trump, đó là thỏa thuận bất động sản trọn đời, một hợp đồng sẽ bảo đảm khối lượng đất bằng 1/4 kích thước của Mỹ và củng cố vị trí của ông trong lịch sử nước Mỹ cùng với Tổng thống Andrew Johnson, người đã mua Alaska từ Nga vào năm 1867 và Thomas Jefferson, người ký giấy mua Louisiana từ Pháp vào năm 1803. Và cuối cùng , đối với các cố vấn của ông Trump, việc lên kế hoạch trị giá hàng tỷ USD này đã thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong ngành công nghiệp kim loại của thế giới và giúp ngăn chặn tham vọng quân sự của Nga.

Các tập đoàn Mỹ vẫn xem Trung Quốc là nhà cung cấp kim loại đất hiếm lành tính hàng đầu cho điện thoại di động, máy tính và gần đây là ô-tô điện. Và chính phủ Mỹ đã khá thoải mái khi các Cty Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các mỏ trên khắp miền trung và miền nam Châu Phi để đảm bảo sự thống trị thậm chí còn lớn hơn của thị trường toàn cầu. Nhưng việc Bắc Kinh đe dọa dùng đất hiếm để trả đũa khiến Washington thực sự lo ngại.

THANH VĂN

“Làn gió mới” - Iran

Hội nghị thượng đỉnh ở Biarritz đã chứng kiến sự thay đổi kinh ngạc khi Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif bất ngờ đến Pháp để tham gia thảo luận về sự bế tắc ngoại giao trong chương trình hạt nhân đang gây nhiều tranh cãi của Tehran.

Sự hiện diện của ông Zarif là không nằm trong kế hoạch họp ban đầu và nó đại diện cho một “canh bạc lớn” của Tổng thống nước chủ nhà Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo đang tìm cách làm dịu căng thẳng leo thang giữa Iran và Mỹ. Các nguồn tin cho biết, chuyến thăm bí mật của ông Zarif đã được thảo luận trong bữa ăn trưa kéo dài 2 tiếng đồng hồ giữa Tổng thống Trump và ông Macron. Trên Twitter sau đó, Ngoại trưởng Zarif nhấn mạnh quan điểm của Tehran là giải quyết các vấn đề với Washington thông qua các biện pháp ngoại giao. Sau các cuộc gặp Tổng thống Macron và Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian của Pháp cùng các đại diện của Anh và Đức, ông Zarif viết: “Chính sách ngoại giao tích cực của Iran trong việc theo đuổi cam kết mang tính xây dựng vẫn tiếp tục. Con đường phía trước khó khăn, nhưng đáng để cố gắng”.

Trong động thái đáp trả, Tổng thống Trump tuyên bố, ông không tìm cách thay đổi chính quyền ở Iran. Nhà ngoại giao hàng đầu của Iran không gặp Tổng thống Trump tại Pháp nhưng sự hiện diện của hai nhân vật này ở cùng một nơi cũng ít nhất đã làm dấy lên hy vọng về một cơ hội cho cả hai.

Vật lộn với cháy rừng Amazon, các cuộc chiến thương mại

Lãnh đạo các nước G7 - Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ - đã kết thúc hội nghị bằng một bữa tối xa hoa của ẩm thực Pháp. Họ cũng chụp một bức ảnh chung bên biển và ngọn hải đăng cao lớn ở Biarritz. Tuy nhiên, chương trình nghị sự vẫn đầy sóng gió, bao gồm các cuộc thảo luận về các vụ cháy phá hủy rừng Amazon, một kịch bản mà các nhà lãnh đạo Châu Âu đã mô tả là cuộc tấn công vào “lá phổi xanh” của thế giới và làm bùng nổ tranh cãi gay gắt với Brazil.

Vấn đề ở đây là Tổng thống Trump phớt lờ các vụ cháy rừng ở Amazon và chủ yếu tập trung vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các nước khác. Tổng thống Trump cho biết, Trung Quốc đã liên lạc với các quan chức thương mại Mỹ đêm 25-8 để thông báo rằng họ muốn quay lại bàn đàm phán, đồng thời hoan nghênh thông tin này là diễn biến rất tích cực cho thế giới.

Rạn nứt của nhóm G7 còn xuất hiện trong nhiều vấn đề như Triều Tiên và việc liệu Nga có tái gia nhập nhóm hay không. Tổng thống Trump đã có cuộc “khẩu chiến” với các lãnh đạo G7 khi nhấn mạnh, Moscow nên quay lại G8. Ông cũng tuyên bố sẽ mời Tổng thống Nga đến tham dự cuộc họp G7 vào năm tới mà không có bất cứ điều kiện nào. Theo ông Trump, Nga phải có mặt trong hội nghị để thảo luận về các vấn đề Iran, Syria và Triều Tiên.

Lãnh đạo của các quốc gia khác trong G7 đã không ủng hộ ý tưởng của Tổng thống Mỹ. Các nước Châu Âu vẫn kiên quyết phải gạch tên Nga ra khỏi nhóm 8 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này khiến cuộc thảo luận căng thẳng. Theo các nguồn tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trung lập trong vấn đề này trong khi Thủ tướng Italia Giuseppe Conte lại đồng ý với Tổng thống Mỹ. Lãnh đạo còn lại của các quốc gia tham dự hội nghị này, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, phản đối mạnh mẽ việc Nga quay trở lại G8.

Và trong một động thái rõ ràng nhất phản ánh sự rạn nứt sâu sắc giữa các lãnh đạo, lần đầu tiên trong lịch sử, hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc mà không ra tuyên bố chung. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nước chủ nhà của Hội nghị năm nay, đã quyết định từ bỏ nghi thức truyền thống bởi những khủng hoảng sâu sắc.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bùi Xuân Phái - người giữ hồn phố cổ Hà thành
    Thuở ấy, Bùi Xuân Phái chơi thân với nhạc sĩ Phú Quang. Họ cùng nhau đi khắp nẻo thành phố. Một người vẽ phố. Một người viết những bài ca về phố. Cùng nhau, cả hai chắt lọc và lượm nhặt những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của đất Hà Nội, của người con gái phố, gánh hàng rong, xôi cốm, mùa thu và mùa đông, mùa xuân và mùa hạ…
  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập công ty phát triển trạm sạc xe điện
    Ngày 18/3, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN.
Đừng bỏ lỡ
Hậu trường đầy sóng gió ở hội nghị G7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO