Ngẫm ngợi phố - làng

HNMCT| 06/03/2021 23:35

“Phố Hàng” là nơi hội tụ văn hóa Thăng Long - Hà Nội, biểu hiện tinh tế qua cách bài trí nhà cửa, ẩm thực và nhất là trong lời ăn tiếng nói. Khi “làng lên phố”, nhiều người băn khoăn rằng bên cạnh nếp văn minh thấy rõ, “đô thị hóa” có thể làm mai một vẻ đẹp làng quê thuần hậu; nét thanh lịch thị thành sẽ bị... “nông thôn hóa”! Nhưng làng vẫn sẽ lên phố, và phố - làng sẽ còn giao thoa đan cài nhiều ngẫm ngợi...

Ngẫm ngợi phố - làng
Cuộc sống thường nhật phía sau cổng làng Đông Xã (444 phố Thụy Khuê). Ảnh: Hoài Nam

1. Khi tôi đến ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón, vốn là nơi thành lập Công hội Đỏ đầu tiên của Hà Nội, ông Trần Gia Khánh đang bận bộ pijama. Thấy khách đến, ông xin lỗi rồi lên gác, vài phút sau đã quần tây, áo sơ mi lịch thiệp bước xuống. Nghe tôi nói: “Chúng cháu chỉ làm phiền ít phút thôi, bác không cần cầu kỳ đâu ạ”, vợ ông đỡ lời: “Ông nhà tôi xưa nay vẫn thế. Hễ có khách là phải chỉn chu”. 

Ông Khánh mua căn nhà này cách đây 30 năm, biết nhiều chuyện liên quan đến ngôi nhà. Ông bảo: “Tôi nói với các anh bên Tổng Liên đoàn Lao động là nếu cần một gian làm phòng lưu niệm, gia đình tôi sẵn sàng”.

Cung cách ân cần, nhã nhặn của ông Gia Khánh làm tôi nhớ đến một gia đình ở phố Hàng Bạc, từng là chủ hiệu vàng có tiếng ở Hà thành. Bà cụ đã ngót nghét tám mươi kể, khi chớm tuổi thanh nữ, hễ bước ra ngoài cửa mà mặc áo ngắn tay, hở vai là bị cậu, mợ gọi lại, "cho một bài”. Cười nói ồn ào trên phố cũng bị nhắc nhở. Mấy anh chị em được rèn lời ăn tiếng nói. Hằng ngày, sau giờ học phải phụ giúp bố mẹ việc nhà... 

Hay một nhà khác ở phố Tố Tịch, mấy cô con gái cô nào cũng phải học nữ công gia chánh, "để khi về làm dâu nhà người ta khỏi bị chê cười". Phố cổ bây giờ không còn nhiều “người cũ”. Cuộc sống đổi thay, người ở nhiều nơi khác đến. Nếp cũ bị cuốn đi, song đôi khi ta vẫn gặp những “mảnh trầm tích”. Đó là sự khiêm tốn, nhã nhặn. Là sự tinh tế trong sắp đặt cuộc sống. Hẳn nhiên là cả nết ăn cách mặc kỹ lưỡng, ngay cả khi điều kiện kinh tế không dư dả. Và, như nhà nghiên cứu Giang Quân từng kể: Ngay cả những việc không đẹp, người Hà Nội cũng “tế nhị hóa” khi đề cập đến.

2. Hà Nội đã trải qua một chặng dài phát triển. Rõ nhất là hành trình “lên phố” từ những vùng ven đô. Các quận của Hà Nội, mấy chục năm trước nhiều nơi vốn là làng. “Tiền thân” của hàng loạt phố phường ở quận Ba Đình là một loạt làng cổ như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Ngọc Khánh... Chu trình này lặp lại ở quận Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm...

Mỗi khi một khu vực nào đó “lên phố”, đáng lý người ta phải mừng. Mừng vì hạ tầng được cải thiện. Mừng vì được tiếp cận sự sâu lắng, tinh tế của “văn hóa thị dân”. Nhưng kèm theo đó là nỗi lo “mất văn hóa”. Vì sao lại thế?

Nền tảng văn hóa Việt là văn hóa làng. Phần đông người Việt xuất thân từ nông thôn, nông dân. Hà Nội cũng thế. Văn minh nông nghiệp đồng hành với lịch sử và đạt được nhiều thành tựu ở Việt Nam và cả thế giới. Nhưng thế giới không đứng yên, họ tiến tới văn minh công nghiệp với đặc điểm nổi bật là sự phát triển của đô thị, thị dân. Nay nhiều nước đã bước vào kỷ nguyên hậu công nghiệp. Còn người Việt vẫn loay hoay với văn minh nông nghiệp, góc nhìn về đô thị, thị dân chưa hoàn chỉnh. Không nhiều người dám khẳng định cái hào hoa, thanh lịch của Hà Nội là sản phẩm của “văn hóa phố”.

Khi làng quê mất đi nhiều nếp cũ, tràn ngập vẻ hào nhoáng, tiếng nhạc xập xình, đám trẻ phóng xe vun vút..., người ta đổ lỗi cho “đô thị hóa”, do du nhập “văn hóa thị dân”, quên mất rằng tập quán, lối sống, nếp sinh hoạt của cư dân 36 phố phường chính là hồn cốt Thăng Long - Kẻ Chợ!

Phải chăng người ta thiếu thiện cảm với “văn hóa phố” bởi sự biến đổi của văn hóa Hà Nội? Từ sau năm 1954, luồng di cư ào ạt đến quá đông. Nhiều nếp làng được mang lên phố. Khi nó chiếm số đông thì có thể trở thành chủ đạo. Cái hay của văn hóa làng là sự gắn bó cộng đồng, là lối sống tình cảm, nhưng cái dở là cách ứng xử thô phác, tùy tiện. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo kể, có một thời, nếu nói “xin lỗi”, “cảm ơn” thì bị “móc” là “tiểu tư sản”.

Ở làng, nhiều người bị ràng buộc đủ thứ, dư luận làng xã khiến con người nhiều khi “nhìn nhau mà sống”. Ở đô thị là chuyện khác, kiểu cách nhẹ hơn nhiều. Người ta ít “sống bằng dư luận”, chủ yếu nương theo luật pháp. Một khi việc thực thi luật pháp lỏng lẻo thì “thói quê”, nhất là sự tùy tiện vốn bị kìm hãm sẽ bùng phát. Tùy tiện trong vứt rác, tùy tiện trong tham gia giao thông, tùy tiện "ăn to nói lớn"... Đó là lý do khiến nhiều người băn khoăn về chuyện “nông thôn hóa thành thị”.

3. Theo lộ trình, đến năm 2025 Hà Nội có 5 huyện nữa trở thành quận, gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì. Làng lên phố là chu trình không thể đảo ngược. Vấn đề là phải nhận thức rõ quy luật, thẳng thắn nhìn nhận ưu điểm, nhược điểm của văn hóa làng - văn hóa đô thị thì mới có thể xây dựng chính sách phù hợp. Khi nhận thức làng lên phố là tất yếu, cần tạo bước chuyển hóa để người dân thích ứng với đô thị, lưu giữ một số nét đẹp văn hóa làng chứ không cố “níu nếp làng”.

Tiêu chí về hạ tầng là thứ không quá khó để đạt được, còn “đô thị hóa con người” mới thực sự là vấn đề nan giải. Trong bối cảnh hiện nay, vừa phải “căn chỉnh” chuẩn mực văn hóa ở khu vực đô thị cũ, vừa phải chuẩn bị về văn hóa cho những thị dân tương lai, lại vừa phải có giải pháp cho dòng người nhập cư thẩm thấu văn hóa Hà Nội. 

Chuyện phố - làng thực ra liên quan đến hầu hết công dân đang sống ở Thủ đô. Hà Nội đã ban hành, triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng, ít nhiều giúp cải thiện văn hóa ứng xử. Thách thức là rất lớn. Giáo sư Lê Văn Lan từng bày tỏ: “Thước đo” một người có phải người Hà Nội hay không không phải thời gian sinh sống ở Thủ đô, mà là văn hóa ứng xử của anh ta có “Hà Nội hay không”. Nhưng thời gian giúp con người thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi, thích ứng. Đó là cơ sở để chúng ta đặt niềm tin vào tương lai.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ngẫm ngợi phố - làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO