Nghĩ từ sau trận lũ

Bùi Việt Phương| 16/08/2019 14:22

Phải rồi, không có sự an ủi nào khác ngoài phù sa. Nhưng đâu phải mất mát nào cũng được an ủi bằng phù sa. Nhưng lần này, nhìn phù sa đặc quánh, phù sa lẫn vào kẽ tường của những ngôi nhà đổ dở, phù sa lên tận mái nhà. Ôi phù sa cũng đang chảy, phù sa như không cầm được…

Nghĩ từ sau trận lũ

Phải rồi, không có sự an ủi nào khác ngoài phù sa. Nhưng đâu phải mất mát nào cũng được an ủi bằng phù sa. Nhưng lần này, nhìn phù sa đặc quánh, phù sa lẫn vào kẽ tường của những ngôi nhà đổ dở, phù sa lên tận mái nhà. Ôi phù sa cũng đang chảy, phù sa như không cầm được…

Qua rồi những cơn lũ đói. Lũ gậm nham nhở những con đường, những dải đồi màu mỡ, lũ ngấu nghiến cả những thứ tưởng như không bao giờ lũ thèm ngó tới. Quả thật, đời đâu thiếu những bất ngờ, chuyện lũ cũ càng của quá khứ xa xăm bỗng xới tung những bề bộn thời công nghệ. 

Lũ qua rồi, tôi nhớ rừng. Rừng đi đâu trong những ngày mưa nguồn giận hờn thịnh nộ? Nhớ ngày bé, có lần nấp trong hang đá đợi hết cơn mưa rừng. Ngắm núi rừng hiện nguyên hình trong cơn mưa. Ngày ấy, rừng còn nguyên thủy chưa thành đường, thành lối, thành lô như sau này. Cái cây to trên cao xòe tán đón nắng, đón mưa tạo ra không gian ẩm ướt rồi mới để lọt những giọt nắng, giọt mưa xuống. Cây leo thì cả đời giăng mắc, thân chẳng thể dùng làm gì nhưng chính sự níu giữ ấy giúp cộng đồng vững chắc trước bão gió. Những miên man tưởng chừng vô dụng mà vô cùng hữu ích. Còn lại là những thân cây bụi lan man chùm rễ, tản mát thân cành nhưng tầng tầng lớp lớp giữ nước như người ta làm ruộng bậc thang. Mỗi lần mưa xuống, vì cây, vì đất, vì rừng những cái rễ ấy cố uống thật no nước đên căng bụng. Rễ âm thầm cả trăm năm đến sù sì dưới đất, có khi cây mục đi rồi, rễ âm ỉ thác vào đất mẹ mà làm tươi cho đất rừng nào ai hay.

Bởi thế, lũ qua rồi tôi nhớ đất. Ngày trước có mấy khi ta được tận mắt nhìn thấy đất. Cây bụi, cây leo, cỏ dại bám víu che phủ kín đất đai. Bàn chân phải dẫm lên gai sắc cả ngàn lượt mới lộ ra một con đường mòn đất nâu. Mùa đốt nương xuân, đất hiện lên lem nhem mà thơm từng thớ thịt. Mùa mưa miền núi có khi kéo dài cả tháng trời, nhưng cây vẫn cố sức giữ đất bằng mọi giá. Những cái rễ cắm trong đất như “cốt thép” làm xương sống cho đất tạo ra khối “bê tông cốt thép” vững chắc mà nước mưa khó lòng cuốn đi được. Những cái rễ nổi, những loài cây, cỏ dại không tên cứ bọc lấy đất như một sự trả nghĩa cho đất lành. 

Nhớ rừng và nhớ đất, tôi thương dòng lũ. Đất không còn níu giữ nổi dòng nước bất kham, nước sẽ về đâu. Đấy đâu còn là dòng nước hiền hòa theo sông về với biển, nước đi rồi đất còn đủ sức ấp ủ mùa màng nữa hay không? Nếu đất là những gì muôn thuở, nếu nước là những gì bất chợt thì rừng là sự tinh tế và sâu sắc để biến cái bất chợt thành những gì trường tồn. Để rồi, từ ấy, chúng ta mới có một lẽ sống bình yên như thế.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghĩ từ sau trận lũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO