ngoại giao

Chương trình Giao lưu văn hoá kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật
Tối 23/12, được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội, sự phối hợp giúp đỡ của Sở VHTT, Sở Ngoại vụ, UBND quận Tây Hồ tổ chức chương trình giao lưu văn hoá Việt - Nhật Heiwa - Peace - Tây Hồ năm 2023, kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật.
  • Nguyễn Quý Đức - quan chức, nhà chính trị, ngoại giao toàn tài
    Nguyễn Quý Đức (1646-1720), hiệu là Đường Hiên, người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây (nay thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông đỗ Đình nguyên, Đệ nhất giáp, Tiến sĩ cập đệ, Đệ tam danh (Thám hoa) khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Trị thứ nhất (1676) đời vua Lê Hy Tông. Nguyễn Quý Đức làm quan đến Thượng thư Bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, Tham tụng, thăng hàm Thiếu phó, tước Liêm Quận công.
  • Ngô Thì Nhậm – nhà ngoại giao, nhà thơ xuất sắc
    Đã hơn 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm (sinh 1746) qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu (1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi ấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông về tội “bất trung, bất hiếu”. Họ chê trách ông đã bỏ vua Lê, chúa Trịnh để đi theo Tây Sơn, ông lại đứng về phía bà chúa Chè “để bốn người bố ông” phải chết. Đằng sau những lời nhận xét mơ hồ ấy, con người thật của ông chưa bao giờ được rõ nét.
  • Lễ công bố triển khai và khởi công dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
    Sáng 11/11, tại xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố triển khai và khởi công dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội. Đây là dự án trọng điểm có tính chất thay đổi diện mạo Thủ đô trong tương lai.
  • Phùng Khắc Khoan – nhà văn hóa lớn, nhà chính trị, nhà ngoại giao
    Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528, quê ở làng Phùng Xá, tên Nôm là Kẻ Bùng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông có tên hiệu là Hoằng Phu, Nghị Trai, Mai Nham Tử. Phùng Khắc Khoan đậu Tiến sĩ năm Canh Thìn (1580), đời Lê Thế Tông (1573-1600), khi ấy ông đã 53 tuổi và đã là một công thần có nhiều thành tích với nhà Lê trong cuộc chống Mạc.
  • Giáp Hải - trạng nguyên, nhà ngoại giao xuất sắc
    Giáp Hải (1507 - 1585), còn gọi là Giáp Trưng, hiệu là Tiết Trai tiên sinh, quê quán ở làng Công Luận, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Sau ông được nhận làm con nuôi ở tổng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Dĩnh Kế, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Ông đỗ Trạng nguyên năm Đại Chính thứ 9, Mậu Tuất (1538), đời Mạc Thái Tông, làm quan đến Thượng thư Bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
  • Nguyễn Như Đổ - nhà chính trị, nhà ngoại giao tài giỏi
    Nguyễn Như Đổ (1424 - 1526), tên chữ Mạnh An, hiệu Khiêm Trai, người làng Đại Lan Châu, huyện Thanh Đàm, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). Tại kỳ thi Hội đầu tiên thời Hậu Lê (năm Đại Bảo thứ ba, 1442) ông đã đỗ đầu; ngay sau đó thi Đình đậu Bảng nhãn, khi vừa 19 tuổi. Khi Nguyễn Như Đổ vừa thi Đình xong, ông liền được cử làm Soạn chế cáo ở Viện Hàn lâm, năm 1449, thăng lên Trực học sĩ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO