nhà giáo

Hơn 1.000 thầy cô được phong tặng Nhà giáo Ưu tú
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 1.031 cá nhân.
  • Nguyễn Hi Quang – nhà giáo hiền thần
    Nguyễn Hi Quang, sinh năm Giáp Tuất (1634), là người làng Trung Tự, phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, kinh thành Thăng Long (nay chủ yếu thuộc địa bàn phường Trung Tự, quận Đống Đa, nội thành Thủ đô Hà Nội). Đông Tác là một phường cổ đã có từ xa xưa, cùng với 35 phường khác của Thăng Long. Làng Trung Tự là phần đất trung tâm, bộ phận quan trọng và tiêu biểu của phường Đông Tác. Theo các sách cổ, bao quanh làng thời đó là một số ngòi lạch, đầm hồ “sóng nước long lanh như gương chiếu, tràn đầy khí thần tiên”.
  • Ngô Thì Ức – nhà giáo, nhà thơ
    Ngô Thì Ức hiệu Tuyết Trai, sinh ngày 27 tháng 4 năm 1709 tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Đông cũ (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Thân phụ Ngô Thì Ức là Ngô Trân, danh sĩ đời Lê Hiển Tông, làm quan đến Đại lí tự khanh. Gia đình họ Ngô 7 đời nối nhau sản sinh những nho sĩ có tên tuổi trong sử sách và học thuật nước nhà. Các tác phẩm của Ngô gia được Ngô Thì Điển, con trai cả Ngô Thì Nhậm tập hợp, biên chép thành một công trình đồ sộ lấy tên là Ngô gia văn phái.
  • Phạm Quý Thích – nhà giáo, nhà “Kiều học” tiên phong
    Phạm Quý Thích, tên tự là Dữ Đạo, tên hiệu là Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ, sinh ngày 19 tháng 11 năm Canh Thân (tức này 25 tháng 12 năm 1760), người xã Hoa Đường, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), sau dời lên kinh đô Thăng Long, ngụ tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • Trường Tiểu học Tiền Phong A (huyện Mê Linh) kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
    Sáng 20/11, Trường tiểu học Tiền Phong A (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-2023).
  • Trường THCS Chương Dương kỷ niệm 35 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội
    Sáng 20/11, trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập trường và 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này, trường cũng đã vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
  • Đại học Huế Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tổ chức lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao giấy khen, phần thưởng cho các thầy cô giáo có thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội: Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và 30 năm lớp Tiếng Pháp
    Hòa chung với không khí tưng bừng, phấn khởi của toàn ngành giáo dục trong cả nước chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Sáng ngày 20/11, thầy và trò Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 30 năm lớp Tiếng Pháp (1993 - 2023).
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mít tinh kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
    Sáng ngày 20/11, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) và tuyên dương, khen thưởng các cấp.
  • Tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu 2023
    Mỗi nhà giáo được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu, được lựa trọng trong số hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước. Đây là các thầy giáo, cô giáo ở những miền xa xôi của Tổ quốc, đã đạt được nhiều thành công trong giảng dạy, thầm lặng cống hiến trí tuệ, tâm sức cho sự nghiệp giáo dục.
  • Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn – Hà Nội)
    Hoà chung không khí cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng 19/11, Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn – Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1963 – 2023). Đây là dịp để thầy và trò ôn lại quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, nhằm tôn vinh các nhà giáo, phát huy nét đẹp truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
  • Nguyễn Văn Lý – sĩ phu, nhà giáo trung tín
    Nguyễn Văn Lý, tự là Tuần Phủ, hiệu Chí Đình, Chí Am, Chí Hiên, biệt hiệu Đông Khê, sinh năm 1795, là hậu duệ của Đông Tác quốc sư Nguyễn Hi Quang (1634 - 1692). Thừa hưởng truyền thống của dòng họ, ông đã vượt lên hoàn cảnh gia đình sa sút vì cha mẹ ốm nặng kéo dài để học tập. Năm 1825, ông đỗ Cử nhân, năm 1832 đỗ Tiến sĩ. Từ đấy bắt đầu cuộc đời làm quan khá lận đận của ông nhưng lại có nhiều hoạt động văn hóa xã hội đáng trân trọng.
  • Vũ Quốc Trân – nhà giáo, nhà văn tài hoa
    Vũ Quốc Trân, chưa rõ năm sinh năm mất, tên tự, tên hiệu, chỉ biết rằng ông sống cùng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát (giữa thế kỉ XIX), quê gốc làng Đan Loan, huyện Bình Giang (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương), nhưng dòng họ từ nhiều đời trước đã di cư ra Thăng Long, ngụ ở phường Đại Lợi (cuối phố Hàng Đào ngày nay). Ông tham gia thi nhiều lần và cũng nhiều lần chỉ đỗ đến Tú tài, vì thế nên người đương thời gọi ông là “cụ Mền Đại Lợi” (ý chỉ người đỗ Tú tài nhiều lần ở phường Đại Lợi). Do không đỗ cao, Vũ Quốc Trân quyết định mở trường dạy học tại nhà. Tương truyền, Vũ Quốc Trân nổi tiếng là hay chữ, giỏi ứng đối, dạy học giỏi, học trò nhiều người đỗ đạt.
  • Vũ Nhự - quan chức, nhà giáo hiền tài
    Vũ Nhự, hiệu là Đông Phần, nguyên quán làng Hoa Đường, từ tháng 3-1841, vì kỵ húy bà Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị (1841-1847) đổi gọi là Lương Đường; và từ tháng 12-1885, thì lại đổi tên là Lương Ngọc (vì vua Đồng Khánh, 1886-1888, húy là Ưng Đường), huyện Đường An, trấn Hải Dương, trú quán tại phường Kim Cổ, huyện Thọ Xương, tỉnh thành Hà Nội. Ông sinh ngày 28 tháng 6 năm Canh Tý (1840).
  • Trường THCS Xuân Giang (Sóc Sơn): 60 năm xây dựng và phát triển
    Hòa chung không khí cả nước đang tưng bừng chào đón kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023); sáng 17/11, Trường THCS Xuân Giang (Sóc Sơn – Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1963 – 2023). Đây là dịp để thầy trò ôn lại quá trình xây dựng và phát triển, nhằm động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, học sinh tiếp tục phấn đấu, đưa nhà trường phát triển lên tầm cao mới.
  • Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực của ngành giáo dục quận Tây Hồ (Hà Nội)
    Sáng 17/11, nhân Kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ trang trọng tổ chức hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ năm 2023.
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) tuyên dương nhà giáo tiêu biểu năm 2023 của ngành
    Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, UBND quận Ba Đình tổ chức Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo Ba Đình năm 2023.
  • Nhà giáo - nhà thơ Phi Tuyết Ba: Từ trái tim tha thiết đến tiếng nói yêu thương
    Thi đàn Việt Nam đương đại có nhiều nhà thơ vừa là nhà giáo đầy tâm huyết và tài hoa. Họ là những người có nhiều cống hiến đáng kể vào cả lĩnh vực giáo dục và văn chương. Trong số đó, không thể không nhắc tới nhà giáo - nhà thơ Phi Tuyết Ba.
  • Nhà giáo Phạm Thị Minh Nguyệt: Người giáo viên tâm huyết, tận tụy với nghề
    Với cô giáo Phạm Thị Minh Nguyệt, giáo viên dạy môn Văn, Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), trong suốt những năm tận tâm với sự nghiệp trồng người, cô chỉ có một niềm mong mỏi duy nhất là làm sao trao truyền hết được những kiến thức mình có, truyền được cảm hứng, niềm đam mê học tập đến các thế hệ học sinh, mở ra cho các em những chân trời mơ ước.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, Nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2023
    Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm long trọng tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, Nhà giáo tiêu biểu năm 2023, kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là dịp ý nghĩa để tôn vinh, ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO