Những cây cầu “nối đôi bờ vui” trên sông Đáy

Hưng Thịnh/Nhịp sống Hà Nội| 22/07/2019 16:39

Mấy năm gần đây, những cây cầu kiên cố mới được xây dựng bắc qua sông Đáy như “đánh thức” các làng quê ven sông thuộc các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ (Hà Nội) bừng tỉnh sau giấc ngủ dài...

Từ cầu phao nguy hiểm...

Đoạn sông Đáy chảy qua địa bàn các huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức có chiều dài vài chục cây số. Khoảng 5 năm trở về trước, trên đoạn sông này có tới hơn 20 chiếc cầu phao. Đến thời điểm này, khi các cây cầu kiên cố Văn Phương, Hòa Mỹ, Hòa Viên được xây dựng xong và đi vào hoạt động, số cầu phao hoạt động trên đoạn sông chảy qua 4 huyện đã giảm xuống còn 10 cầu.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” trên sông Đáy
Cầu phao Kênh Đào bắc qua sông Đáy thuộc địa bàn xã Sơn Công (Ứng Hòa) và xã An Mỹ (Mỹ Đức).

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Trưởng phòng Kết cấu hạ tầng, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, ngoài cầu phao Tràng Cát bắc qua sông Đáy nối liền xã Kim An (Thanh Oai) với xã Hoàng Diệu (Chương Mỹ), số cầu phao còn lại đều nằm trên địa bàn các xã của 2 huyện Ứng Hòa (bên tả Đáy) và Mỹ Đức (bên hữu Đáy), gồm: Cầu Viên Nội (Viên Nội - Bột Xuyên); cầu Tía (Cao Thành - Bột Xuyên); cầu Kênh Đào (Sơn Công - An Mỹ); cầu Áng Hạ (Sơn Công - Lê Thanh); cầu Lai Xá (Đồng Tiến - Xuy Xá); cầu Phù Lưu Tế (Vạn Thái - Phù Lưu Tế); cầu Đanh (Hòa Nam - Đại Hưng); cầu Chợ Sêu (Hòa Phú - Đại Hưng); cầu Vạn Kim (Phù Lưu - Vạn Kim). Những cây cầu này có kết cấu phao là thuyền bê tông, mặt cầu là những tấm đan bằng sắt hoặc trải ván gỗ; các cầu có chiều rộng 1,5 - 2m; cầu ngắn nhất có chiều dài gần 50m, cầu dài nhất là hơn 90m.

Những cây cầu phao này chỉ có thể phục vụ những người đi bộ, đi xe đạp hoặc xe máy, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân hai bờ sông Đáy. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra tai nạn luôn rình rập tại đây. Với kết cấu thiếu chắc chắn, mỗi khi có phương tiện qua lại, cầu tròng trành, nghiêng ngả. Về mùa cạn, nước sông không chảy xiết nhưng đường dẫn đầu cầu lại có độ dốc lớn, mặt đường nhỏ nên rất nguy hiểm khi lên, xuống cầu để qua sông. Trong mùa mưa bão, mực nước sông dâng cao, tốc độ dòng chảy lớn, trong khi cầu phao thường có sức chịu tải yếu, người và phương tiện mỗi khi qua cầu gây rung lắc mạnh, có thể sập hoặc đứt dây neo bất cứ lúc nào. 

... đến kiên cố nối bờ giao thương

Hơn chục năm trở về trước, trên đoạn sông Đáy chảy qua địa bàn 4 huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức mới chỉ có các cầu Tế Tiêu, Ba Thá, Phùng Xá, Mụ là những cây cầu kiên cố bắc qua sông. Trong khi đó, nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa qua quốc lộ 21B là rất lớn. Vì thế, nhiều xã nằm bên hữu Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức trở thành vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh khó có điều kiện để phát triển mặc dù chỉ cách quốc lộ 21B một con sông. 

Từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2018, lần lượt có thêm các cây cầu kiên cố bắc qua sông Đáy được xây dựng và đi vào hoạt động, như: Văn Phương, Hòa Viên, Hòa Mỹ và Ba Thá (được xây dựng thay thế cầu cũ xuống cấp) đã góp phần rút ngắn khoảng cách đi lại, tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội các làng quê thuộc vùng hữu Đáy. 

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Văn Võ cho biết, những năm trước, khi cầu Văn Phương chưa đi vào hoạt động, xã Văn Võ được coi là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Chương Mỹ vì cách huyện lỵ tới 15km, đường sá đi lại khó khăn. Kinh tế của Văn Võ chậm phát triển hơn so với các xã trong huyện. Bên kia sông là xã Phương Trung (huyện Thanh Oai) thuộc tả Đáy có nghề làm nón lá, lại nằm giáp quốc lộ 21B nên kinh tế rất phát triển. Thời điểm đó, nối liền 2 xã là chiếc cầu phao ọp ẹp chỉ có thể bảo đảm cho người đi bộ, đi xe đạp hoặc xe máy qua lại nên dù có muốn cũng khó có thể thúc đẩy kinh tế phát triển.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” trên sông Đáy

Những cây cầu “nối đôi bờ vui” trên sông Đáy
Cầu Văn Phương bắc qua sông Đáy nối liền 2 huyện Chương Mỹ và Thanh Oai.

Khởi công xây dựng từ năm 2007, nhưng do vướng mắc mặt bằng thi công đường dẫn lên cầu nên phải đến cuối năm 2015, cầu Văn Phương mới chính thức thông xe và đi vào hoạt động. Theo ông Nguyễn Văn Hưng, từ khi cầu Văn Phương đi vào hoạt động, không chỉ bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão khi nước sông Đáy lên cao, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã Văn Võ và các xã lân cận thuộc vùng hữu Đáy như: Hòa Chính, Thượng Vực, Phú Nam An,… vận chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế, thương mại với các địa phương lân cận. 

Nhờ giao thông thuận lợi, trên địa bàn xã Văn Võ một số ngành nghề sản xuất trong đó có nghề mộc phát triển mạnh, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2018, xã Văn Võ được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đạt 43 triệu đồng/người/năm.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” trên sông Đáy
Cầu Mỹ Hòa bắc qua sông Đáy nối liền 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa.

Khởi công vào tháng 12-2016, với tổng mức đầu tư gần 192 tỷ đồng, sau gần 15 tháng thi công đến tháng 2-2018, cầu Mỹ Hòa (cầu Bột Xuyên) bắc qua sông Đáy thuộc địa bàn huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Cầu Mỹ Hòa có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tình hình giao thông đi lại của nhân dân hai bên bờ sông Đáy. 

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức đang triển khai dự án đường ngang đê Đáy nối cầu Mỹ Hòa với tỉnh lộ 419 để phát huy hiệu quả đầu tư của dự án cầu này. Từ đó, tạo một trục giao thông quan trọng kết nối quốc lộ 21B với tỉnh lộ 419 và đường Hồ Chí Minh; từng bước cải thiện mạng lưới giao thông vận tải của khu vực phía Tây, Tây Nam Thủ đô Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” trên sông Đáy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO