Nỗi niềm lính gác lửa

Phùng Khánh| 02/10/2021 08:52

NỖI  NIỀM  LÍNH  GÁC  LỬA   

 Tác giả: Phùng Khánh 

                             Nhân vật 

 Ông Hòa                45 tuổi.   Bố  Yến 

 Bà Năm                 42 tuổi .  Mẹ Yến

 Yến                        22 tuổi

 Toàn                       24 tuổi . Lính cứu hỏa. .người yêu Yến

                                          Màn mở. Nhà ông Hòa. Góc trái sân khấu phia trong ló ra

                                     mấy bậc cuối của cầu thang. Giữa sân khấu kê một bục giả bộ

                                     bàn ghế. Bà Năm tất tưởi xuất hiện

Bà Năm   :       Ông Hòa! Ông Hòa! Đi đâu rồi?... Chả để  ý tới con.  Ông... Hòa ơi.....

Ông Hòa :       (Xuất hiện). Bà gọi gì tôi?                                                                                  

Bà Năm  :       Tôi rối ruột rối gan... Còn ông bình chân như vại. 

Ông Hòa  :       Tôi bình ... chân như... vại...?

Bà Năm   :       Lại chả thế.                                    

Ông Hòa  :      Tôi cũng đang nẫu cả ruột đây.

Bà Năm   :       Vì chuyện con Yến vắng nhà?

Ông Hòa  :       Là cha là mẹ làm ngơ sao được.

Bà Năm   :       Tôi điện cho nó.... Lần nào cũng thuê bao.... Con với cái..

Ông Hòa  :       Con Yến dại lắm. Đi yêu lính chữa cháy. Gương thăng Bình đấy .

Bà Năm   :       Lại sắp giỗ thằng Bình rồi.                                  

Ông Hòa  :       Hồi nó đòi thi vào trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy,

                 Tôi bảo cứu hỏa là nghề vô cùng nguy hiểm... Nó không nghe...

Bà Năm  :        Nó có biết đấy. Một lần nó nói với tôi: “Con biết người cảnh sát chữa

                 cháy sẽ gặp nhiều gian nan vất vả có khi phải hy sinh tính mạng để cứu

                 người bị nạn...Con  thích thử sức mình ở những nơi nguy hiểm như thế ”.

Ông Hòa  :      Biết khó khăn mà vẫn xông vào. Đúng là tuổi trẻ.

Bà Năm   :      .Tuổi chúng ta không hiểu được bọn trẻ.... Hồi đó tôi gặng hỏi nó bảo

                 “Lính cứu hỏa có nhiệm vụ chống giặc lửa để đảm bảo an toàn tuyệt đối

                 tính mạng  và tài sản của dân dù phải hy sinh tính mạng. Con thấy tự hào

                 về điều đó.”. Tôi ngẫm đúng ông ạ.

Ông Hòa :        Ai chả biết thế. Nhưng nhà mình chỉ có hai đứa. Nó là con trai. Tôi là

                 trưởng họ. Nếu lỡ rủi ro...

Bà Năm   :       Tôi nghĩ không thể thiếu lính cứu hỏa. Nếu con nhà mình không tham

                 gia thì con nhà khác.

Ông Hòa  :       Nhà người ta khác. Nhà mình có độc một thằng hương khói. Giờ thì

                 chuyện đã rồi.

Bà Năm   :       Thực tình hồi đó tôi cũng nghĩ như ông. ...Muốn nó chọn nghề khác.

                 Nhưng khi tôi xem ti vi truyền đi cảnh người lính cứu hỏa quên mình lao

                 vào ngọn lửa cứu người bị nạn. Họ thật dũng cảm. Tôi cảm phục họ. Với

                 lại nó năn nỉ xin nên tôi gật đầu ... Ai ngờ rủi ro đến với con nhà mình. Sắp

                 giỗ nó rồi.

Ông Hòa  :       Nếu nó nghe tôi thì...

Bà Năm   :       Vâng. Nếu nghe ông thì nó đã không đi với các cụ trước tôi và ông.

Ông Hòa :       Cứ nghĩ đến nó tôi buồn lắm...

Bà Năm   :       Tôi cũng thế. Nhưng bù lại tôi với ông có được thằng cháu nuôi, thằng

                 Cường con nhà chị Loan ấy. Ngoan ngoãn, học giỏi.

Ông Hòa  :       Nó cứu được đứa bé ngoan và thông minh. Được cái vợ chồng nhà

                 Loan là người có học. Tuần nào cũng đưa thằng bé đến thăm ông bà nuôi.

                 Tôi thấy đỡ buồn

Bà Năm   :       Vâng...(Di động đổ chuông). Mẹ đây...Yến hử....Đi đâu để cả nhà lo?

                 Xin... lỗi...Thôi được lần này tha. Về nhà nói sau...  (Tắt máy).

Ông Hòa  :       Con yến gọi à ?

Bà Năm   :       Con Yến.....

Ông Hòa  :       Nó có nói đi đâu không?           

Bà Năm   :       Nó đi tìm thằng Toàn... Nó về mình tha cho nó.

Ông Hòa  :       Yêu thằng nào không yêu lại đi yêu cái thằng lính chữa cháy.

Bà Năm   :       Thôi... Chuyện yêu đương để bọn trẻ lựa chọn. Mình không ép được.

Ông Hòa  :       Không thể phóng sinh thế. Tôi hỏi bà. Vào ngày nghỉ của mình đang ở

                 nhà nghe lệnh báo động cháy, và dở miếng cơm cũng phải buông bát đũa,

                 nửa đêm cũng phải vùng dậy chạy đến cơ quan... Bà có chịu được không?

Bà Năm   :       Đó là tính đặc thù trong công việc của những chiến sĩ Cảnh sát Phòng

                 cháy chữa cháy là “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi”.

Ông Hòa  :       Nghề nghiệp gì mà mọi gian khổ dồn hết vào thân  ấy...

Bà Năm   :       Chưa hết đâu. Vào dịp Tết mọi người nô nức đón xuân, riêng người

                 lính cứu hỏa phải trực ở cơ quan cả ngày lẫn đêm, canh chừng cháy xẩy ra.

Ông Hòa  :       Việc gì phải thế... Nếu có cháy thì gọi nhau đến cũng kịp.

Bà Năm   :       Kịp sao được. Vào dịp tết là thời điểm nguy cơ cháy nổ xảy ra rất cao.

                 Cán bộ chiến sĩ phải có mặt sắn sàng ứng cứu dập ngay đám cháy. Chờ

                 nhau đến đông đủ thì cháy trụi. Còn gì mà cứu.

Ông Hào  :       Tôi cũng biết thế...Bây giờ chúng yêu nhau kệ xác nó. Sau này nên vợ

                 nên chồng, không Tết nào cồng có mặt ở nhà thì còn vui gì. Như thằng

                 Bình nhà mình...Chả Tết nào ở nhà mất cả vui.

Bà Năm   :       Lính cứu hỏa phải thế. Đó là tính đặc thù của công việc chữa cháy.....

                 Hình như có ai vào.  A con Yến. (Đứng dậy ra cánh gà). Cha bố cô... Gọi

                 thì tắt máy...  Vào đây nói xem. 

Yến          :      (Khép nép xuất hiện). Con chào bố mẹ.

Ông Hòa  :       Cô giỏi... Muốn chết đòn hả?.

Bà Năm   :       Yến.... Nói xem... Sao đêm qua không về?

Yến          :       Con ngủ bên nhà chị Loan với cháu Cường.

Ông Hòa  :       Sai mày chết với tao.

Yến          :       Con không nói dối ạ...

Ông Hòa  :       Hai chị em rủ nhau đi đâu?

Yến         :        Chúng con đi tìm anh Toàn. Khuya quá con ngủ lại.

Bà Năm   :       Nó nằm ở Viện bỏng Trung ương kia mà.. Sao phải tìm?

Ông Hòa  :       Vẫn cái thằng lính cứu hỏa... Chưa dứt ra được à?

Bà Năm   :       Kìa ông...Nó là Cảnh sát chữa cháy.

Ông Hòa :        Chữa cháy không là lính cứu hỏa à? Cái thằng đến dốt. Cầm vòi phun 

                 nước vào đám lửa. Thế mà cũng để bỏng..

Bà Năm   :       Đâu phải chỉ có cầm vòi phun nước dập đám cháy...Tiêu chí hàng đầu

                 của các chiến sĩ chữa cháy là cứu người, cứu tài sản của dân. Nghĩa là phải

                 dũng cảm xông vào lửa cứu người.... Dập lửa không thì nói làm gì.

Yến          :       Mẹ con nói đúng đấy... Cứu hỏa như bố nói thì làm sao anh Bình con

                 bị hy sinh... Và bố có cháu nuôi khôi ngô như cháu Cường.

Bà Năm   :       Này Yến . Toàn nó nằm ở Viện bỏng, Sao phải đi tìm?...

Yến          :       Khi anh ấy nằm viện, con có đến chăm sóc đỡ hai bác bên nhà...

Bà Năm   :       Việc con làm là đúng.... Mẹ không trách. Nhưng vì sao phải đi tìm nó?

Yến          :       Hôm qua là ngày ra viện. Sáng con và hai bác đến đón. Bác sĩ bảo anh

                 ấy đã về từ chiều tối hôm trước. Mọi người bổ đi tìm...

Ông Hòa  :       Làm gì mày cũng phải gọi điện về nhà chứ.

Yến          :       Dạ con sai rồi ạ. Bố mẹ tha lỗi cho con.

Ông Hòa  :      Chẳng tha thì giết mày à?... Mà mày dại lắm con ạ. Mấy thằng kỹ sư,

                 bác sĩ đến thì mày làm ngơ.... Anh em mày dại lắm... 

Yến          :       Sao bố nói anh con dại...Hồi bố cấm anh con thi vào trường chữa cháy

                 anh Bình nói với con...

Ông Hòa  :       Nó bảo gí ?

Bà Năm   :       Ông để con nó nói...Anh con bảo gì?

Yến          :       Anh ấy tâm sự: “Yến này. Khi tình nguyện làm người lính cứu hỏa  

                 anh đã tìm hiểu kỹ công việc của người chiến sĩ cánh sát phòng cháy chữa

                 cháy. Đây là công việc rất gian nan, vất vả, nguy hiểm. Không phải ngồì

                 chơi cả ngày như người ta nói đâu.. Đôi khi phải hy sinh cả tính mạng để

                 mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người...Anh hiểu vậy nên nguyện

                 gắn bó suốt đời...Thế mà bố cấm.. Anh buồn lắm chả thiết sống nữa”. Con

                 bảo “Anh chỉ nghĩ vớ vẩn”.

Bà Năm   :       Yến này..Hồi ấy mẹ ủng hộ anh con.  Mẹ bị bố con giận mãi đấy.

Ông Hòa  :       Tôi biết sai rồi. Nhất là từ sau vụ cháy nhà chú Hưng.... Hôm đó nếu

                 không có các anh lính cứu hỏa kịp thời đưa chú ấy ra khỏi đám cháy thì

                 anh em tôi chả bao ngồi với nhau như hiện giờ.

Yến          :       Thé mà bố không muốn có chàng rê là lính cứu hỏa.

Ông Hòa  :       Vì bố thương con. Lo cho tương lai của con. Này. Bố hỏi. Có tết nào

                 thằng Toàn đưa con đi dón giao thừa?

Yến          :       Chưa bao giờ bố ạ... Anh ấy phải sẵn sàng trực chiến  trong các ngày

                 Tết. Anh ấy bảo con: “Những ngày tết bọn anh phải thức cho dân ngủ. Gác

                 cho dân vui chơi. Trong đó có bố mẹ em, bố mẹ anh và cả em..... Em chịu

                 khó đi giao thừa một mình nhé”. Con gật. Anh ấy vui lắm.

Bà Năm   :      Đúng vậy bố nó ạ...Người cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu

                 hộ phải thức, phải gác, phải ăn tết ở đội bởi vì tết là thời điểm có nguy cơ

                 cháy nổ rất cao. Nếu không khống chế kịp thì thiệt hại lớn.

Ông Hòa :      Tôi nhớ rồi  Vụ cháy nhà chú Hưng đúng vào dịp tết... Bọn trẻ nghịch

                 dại.. Mua pháo hoa nhập lậu bán chui. Lại mang đốt gần chỗ để mấy chiếc

                 xe máy.Thế là cháy.. Ngu thế đấy. May mà đội chữa cháy đến kịp. Chậm

                 chút nữa thì chú Hưng nhà mình thành than.

Yến          :       Bố  thấy chưa. Nếu lính cứu hỏa cũng nghỉ Tết ở nhà như mọi người

                 khác thì sao đến nhanh cứu chú Hưng con được.

Ông Hòa  :       Bố hiểu rồi... Giờ hai mẹ con ở nhà. Tôi đi chút việc. Này Yến..Hôm

                 Nào đẫn thằng Toàn về uống rượu với bố.  (Khuất)

Yến          :       Dạ vâng ạ.

Bà Năm   :       Tại sao ra viện nó không muốn ai đến đón về?

Yến          :       Con cũng không hiểu. Con đoán là anh ấy mặc cảm vì vết bỏng ở măt.

                 Những hôm trông anh ấy ở bệnh viện, mấy lần anh ấy đuổi con về.

Bà Năm   :       Vết bỏng thế nào?

Yến          :     Một bên má bị cháy xém khiến mặt biến dạng một chút mẹ ạ.

Bà Năm   :       Cái thằng nghĩ quẩn để hai bác bên ấy lo.

Yến        :         Vì thế con cũng phải bổ đi tìm... Con quên không gọi điện cho mẹ...

Bá Năm   :       Mẹ hiểu... .

(Chuông điện thoại của Yến)

Yến          :       (Rút di động trong túi xách) Con xin lỗi nghe điện thoại. A lô... Em

                 Yến đây.... Ôi!   Anh Toàn...(Bịt điện thoại nói nhỏ)  Mẹ ơi anh Toàn....

Bà Năm   :       Bảo nó về đây ăn cơm.... Mẹ xuống bếp .... (Khuất)

Yến          :       (Ngẫm nghĩ) Mình phải có cách mới được. Alo...Anh ở đâu?. Nhà bạn

                 thân à?...Em...Em không đến được... .Sao á?....Em bị ngã cầu thang... Vâng

                 Lăn từ tầng hai xuống tầng một...Có lẽ gẫy xương... Vâng. Gẫy....Bố mẹ đi

                 vắng hết.. Ối...Ối đau quá... Vâng không đứng dậy được....Gọi cấp cứu...                                                                                                                                                                                                                                                                    

                 Không... Em muốn anh lính cứu hỏa đưa đi cho nhanh...Anh không đến à?

                 Sao?...Muốn để em  chết... Tùy anh... Ôi...Ai cứu...Cứu tôi...Cứu...Ối tròi

                 ơi... Đau quá....Hả...Hả.....Anh sẽ đến à?.. Nhanh lên... (Ngắt máy. Ngó ra

                 đường). Lính cứu hỏa có khác. Nhanh thật... Giờ mình phải giả vờ như ngã

                 thật... (Nằm xuống chân cầu thang rên rỉ. Có tiêng gõ cửa)...Ối..Đau quá...

                 Đau quá .. Cứu tôi .. Ai đấy... Vào đi... Cứu với...

Toàn        :       (Xuất hiện. Mũ cối. Khăn che  bên má). Em ngã sao?

Yến          :      Trượt chân. Lăn từ tầng hai xuống... Ôi dau. Đừng động vào chân em.

Toàn        :       Anh đưa đi bệnh viện.

Yến         :        Không ...Què càng tốt.

Toàn        :       Để đi tập tễnh à?...Ương vừa chứ.  Nào đi ...

Yến          :       Tập tễnh cũng được. Mấy bữa trước có thèm để ý đến người ta đâu...

                 Trốn viện để mọi người mất ăn mất ngủ.

Toàn        :       Tại.... Tại không muốn mọi người thấy khuôn mặt này  (Bỏ khăn mũ).

Yến         :       (Lùi lại kinh ngạc, rồi bình tĩnh ). Có thế mà trốn...Hai bác gầy sọp đi.

                 Điể em như người mất hồn nên mới ngã...

Toàn        :       Tại anh....Thôi nói sau... Giờ đi bệnh viện đã.

Yến          :       Không...Không khiến.

Toàn        :       Gãy chân không đi để què à?... Đừng giận... Nào anh đưa đi.. Nào.

Yến         :       (Đứng bật dậy). Em không ngã.

Toàn        :       Sao?.... Em lừa anh?... Lừa anh.

Yến          :       Có thế anh mới đến đây. Tại sao anh trốn em?

Toàn        :       Mặt anh thế này, anh không muốn em ngượng với bạn bè.

Yến         :        Đừng nghĩ vớ vẩn? Em không ngượng khi ở bên anh..

Toàn        :       (Quay mặt đi) Anh không yêu em nữa.... Chấm dứt thôi..

Yến          :       Chấm... dứt?... Anh nghĩ lung tung gì đấy?

Toàn        :        Anh nghĩ chín rồi. Chia tay thì có lợi cho em.

Yến          :       Lợi... cho... em.. Anh nói vậy mà nghe được à?...

Toàn        :       Chia tay đi....Anh không yêu em nữa...Nghe anh chia tay đi.

Yến          :       Anh Toàn.. Biết bao kỷ niệm... Anh quên à?     (Lao đến ôm Toàn).

Toàn        :       (Toàn đẩy ra)    Anh không muốn em xấu hổ...

Yến         ;        Anh vì dân sao em xấu hổ.?

Toàn        :       Em  đừng làm khổ mình... Chia tay đi.

Yến          :       Anh Toàn... Em vẫn yêu anh... Không bao giờ xa anh.

Toàn        :       Anh đã bảo không yêu nữa....Níu kéo làm gì..

Yến          :       Không...(Nhẹ nhàng cầm tay Toàn). Anh Toàn... Em hãnh diện vì anh

                 Anh đã quên thân mình mang lại bình yên và hạnh phúc cho mọi người.

                 anh mới bị thế này....Sao em phải xấu hổ đi cùng anh.

Toàn        :       Yến....Chia tay nhau sớm đi. Anh sợ sau này em ân hận.

Yến          :       Không... Ngàn lần không...Anh Toàn...Em không thể mất anh. Với em

                 anh vẫn như xưa.

Toàn        :       Trời ơi....Sao em bảo thủ vậy? Chia tay nhau càng sớm càng tốt.

Yến          :       Anh Toàn. Khi nào trời sập em mới xa anh.... Em nhắc lại. Em hãnh

                 diện vì anh đã quên thân mình mang lại hạnh phúc cho mọi người.          

Toàn        :       Yến .. Em nghĩ vậy. Nhưng bạn bè em. Bố mẹ em.... có nghĩ như em

                 không?....Vì tương lai của em, anh yêu cầu chúng mình chia tay.

Yến          :       Không... Để em nói anh nghe.... Đây đều là chuyện thật trong gia đình

                 em. Anh trai em là đồng nghiệp của anh. Trong vụ cháy anh ấy xông vào

                 lửa cứu cháu bé. Cứu được cháu thi anh ấy hy sinh.

Toàn        :       Quên thân mình để cứu người gặp nạn như tấm gương anh trai em là

                 nghĩa vụ của những người lính cứu hỏa bọn anh.

Yến          :       Chưa hết...Nếu không có các chiến sĩ cảnh sát chữa cháy thì chú em

                 ruột bố em, chú Hưng, đã bị thiêu trong lửa rồi.

Toàn        :       Cứu được người bị nạn là niềm vui của bọn anh. Do vậy bọn anh được

                 mọi người yêu mến. Cảm phục.

Yến          :       Thế đấy. Anh đừng buồn... Bố mẹ em, bạn bè em đều quý mến anh,

                 đều nghĩ về anh như em nghĩ. Anh đừng mặc cảm.

Toàn        :       (Xúc động cầm tay Yến). Yến... Thật vậy hả em? Có thật vậy không?..

Yến          :       Thật.... Mọi người nghĩ về anh như em nghĩ.

Toàn        :       Yến... Có thật mọi người nghĩ về anh như em nghĩ?....Thật không?...

                 Có thật không đây?...Yến?

Yến         :       Thật...Thật mà anh.

Toàn        :       Yến... Thực ra anh vẫn yêu em... Anh đòi chia tay vì anh quá yêu em..

                 Anh không muốn cả đời em thiệt thòi, đau khổ. Ân hận.

Yến          :      Anh... Em yêu anh mãi.

Toàn        :       Yến......Anh mãi yêu em....

Yến          :       Anh Toàn... Em yêu người lính gác lửa dũng cảm của em suốt đời...

Toàn        :       Yê...Yên....Yến.....                              

(hai người ôm chầm lấy nhau)

Hết

Tác phẩm  tham gia cuộc vận động sáng tác VHNT về lực lượng CS PCCC& CNCH

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nỗi niềm lính gác lửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO