Phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

28/11/2018 16:51

Phố Phủ Doãn bắt đầu từ phố Hàng Bông đến phố Tràng Thi. Đời Lê, ở đây có nha Phủ Doãn. Phủ Doãn là một chức quan đứng đầu phủ Phụng Thiên, được đặt từ đời Hồng Đức (1470-1497). Phủ này gồm hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức (sau đổi gọi là Thọ Xương và Vĩnh Thuận) tức là toàn bộ kinh thành Thăng Long xưa.

Phố Phủ Doãn dài 372m, rộng 10m.

Phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Khi Gia Long lên ngôi (1802) đã cho lập kinh đô ở Huế, chức Phủ doãn Phụng Thiên bị bãi. Tới năm 1805, cùng với việc đổi Thăng long làm trấn thành, đổi chữ “Long” là rồng ra chữ “Long” là thịnh vượng, phủ Phụng Thiên cũng đổi ra phủ Hoài Đức. Chức quan đứng đầu phủ này gọi là Tuyên phủ sứ. Đến đời Minh Mạng thứ 8 (1827) đổi là tri phủ. Năm 1833 lại dời phủ lỵ ra xã Dịch Vọng nay thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Từ đó không còn nhà Phủ Doãn, nhưng dân chúng vẫn quen lấy cái tên đó để gọi dãy phố chạy qua phía ngoài nha này.

Thời Pháp thuộc, có tên là phố Giuy-liêng Bờ-lăng (Julien Blanc), có từ năm 1920. Đến năm 1945 đổi tên thành phố Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1949 đổi tên thành phố Phủ Doãn. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.

Tại đây có một bệnh viện quen gọi là Nhà thương Phủ Doãn, (nay là Bệnh viện Việt - Đức) vì hồi mới lập thì cửa chính quay ra phố Phủ Doãn. Nguyên là cho tới năm 1891, cả thành phố Hà Nội chỉ mới có một bệnh viện chuyên chữa cho thực dân Pháp là Nhà thương Đồn Thủy (nay là Quân y Viện 108). Tới năm 1896, một nữ tu sĩ đứng ra quyên tiền, dựng một nhà thương làm phúc ở khu vực đầu phố này, giáp phố Hàng Bột, gồm mấy dãy nhà vách đất lợp ngói. Y sĩ điều trị mượn bên Nhà thương Đồn Thủy sang. Tới năm 1904, chính quyền thực dân mới chủ trương xây dựng nhà thương này thành nơi chữa bệnh cho người bản xứ  và thế là nhà thương cũ được dỡ bỏ, xây nhà kiểu mới, nới rộng diện tích, mở cổng chính quay ra phố Tràng Thi, đặt tên là Bệnh viện Bảo hộ.

Đêm Nô-en 24/12/1932 bảy người tù chính trị được tổ chức Đảng trong tù bố trí được ra nằm điều trị tại bệnh viện này và khéo léo trốn thoát ra ngoài, trở về với Đảng với phong trào. Trong số bảy người đó có đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo, Lê Đình Tuyển...

Phủ Doãn còn là tên một ngõ cụt ở đầu phố Phủ Doãn bên dãy số lẻ, xế cửa phòng khám bệnh của Bệnh viện Việt - Đức. Thời Pháp thuộc, cũng có tên là ngõ Phủ Doãn (impasse Phủ Doãn).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chợ tranh Đông Hồ xưa được tái hiện tại Bắc Ninh
    Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ thường được phát hành vào dịp Tết nguyên đán, còn gọi là tranh Tết.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu không được tăng giá vé xe khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
    Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2024.
  • Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
    “Tầm 4h chiều là lúc cơ thể thèm ăn nhất sau khi đã sử dụng hết năng lượng từ bữa trưa và trải qua mấy tiếng làm việc căng thẳng nhất trong ngày. Những lúc “yếu lòng” này thường được vượt qua suôn sẻ nếu có sẵn ít trái cây, hũ sữa chua hay thanh yến mạch. Riêng tôi thường mang sẵn trong túi một hộp sữa tươi bổ sung ngũ cốc TH true MILK LIGHT MEAL”.
Đừng bỏ lỡ
Phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO