Công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố trong ngày 22/9

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 22:56, 22/09/2021

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội, số ca mắc công bố ngày 22/9 (từ 18h00 ngày 21/9 đến 14h00 ngày 22/9): 06 ca mắc, trong đó 01 ca mắc trong cộng đồng (Hà Đông), 05 ca mắc tại khu vực cách ly (Long Biên 02, Phú Xuyên 1, Hà Đông 01, Thanh Xuân 01).
Lũy kế đợt 4 đến 14h00 ngày 22/9/2021: Hà Nội có 4.212 ca, trong đó: 1.598 ca ngoài cộng đồng; 1.630 ca trong khu cách ly, 722 ca trong khu phong tỏa; 213 ca trong bệnh viện; 49 ca nhập cảnh. Trong đó từ ngày 24/7/2021 (giãn cách theo Chỉ thị số 17) đến nay: 3.295 ca (898 ca cộng đồng, 1.653 ca mắc trong khu cách ly, 722 ca mắc trong phong tỏa, 05 ca trong Bệnh viện và 17 ca nhập cảnh).
Thành phố có 11 chùm ca bệnh: Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân (590 ca); Văn Miếu, Đống Đa (120 ca); Văn Chương, Đống Đa (100 ca); Minh Khai, Hai Bà Trưng (60 ca); chung cư A1-A4-A5 Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai (26 ca); Thanh Liệt, Thanh Trì (19 ca); Việt Hưng, Long Biên (20 ca); Tả Thanh Oai, Thanh Trì (10 ca), Thụy Hương, Chương Mỹ (05 ca); Liên Phương, Thường Tín (04 ca); Chung cư Đồng Phát, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai (05 ca).
Toàn Thành phố có 2.888 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, hiện còn 663 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế.
Trong ngày (từ 18h00 ngày 21/9 đến 14h00 ngày 22/9) các đơn vị đã thực hiện lấy mẫu 5.278 mẫu xét nghiệm (tồn hôm trước: 573 mẫu), kết quả: 06 mẫu dương tính, 5.441 mẫu âm tính, còn lại đang thực hiện xét nghiệm. Tổng số mẫu xét nghiệm thường quy do CDC Hà Nội và các bệnh viện thành phố thực hiện là 1.201.252 mẫu.
Cộng dồn từ đầu năm 2021 đến nay, số vắc xin đã được phân bổ là 6.161.386 liều; số lượt người được tiêm là 5.429.194 người.

Về số điểm phong tỏa, tổng số điểm phong tỏa là 654 tính đến 14h00 ngày 22/9/2021. Số điểm đang còn phong tỏa: 21/654 tổng số điểm phong tỏa với khoảng 18.800 người.
Rà soát được 577 cơ sở/118.804 chỗ (05 cơ sở cách ly do Quân đội tổ chức/1.410 chỗ; 572 cơ sở cách ly dân sự/117.394 chỗ).
Khai báo y tế, theo dõi truy vết:

Số người dân có điện thoại đã cài đặt Bluezone: 3.398.239/6.844.865 chiếm tỷ lệ ~ 49,65% đứng thứ 6 cả nước.
Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn Thành phố trong ngày: 198.596 lượt. Trung bình 7 ngày vừa qua: 152.970 lượt.
Tổng số tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm: 7.894.647; số tờ khai trong ngày: 35.189 tờ  khai, giảm 7.506 so với ngày hôm trước (42.695), trung bình 7 ngày 97.513 trường hợp
Khai báo ho sốt khó thở: Tổng cộng 523 người khai báo, tăng 57 trường hợp so với ngày hôm trước (466); trong đó: có 231 người khai báo ho, sốt qua bluezone, tăng 30 so với ngày hôm trước (201); có 292 người khai báo ho sốt qua tokhaiyte, tăng 27 trường hợp so với ngày hôm trước (265).
Tiếp nhận, xử lý phản ánh qua hotline, Zalo, Bluezone:
Từ 12h ngày 21/9 đến 12h ngày 22/9, Sở TT&TT đã tiếp nhận thêm 590 cuộc gọi, tin nhắn, trong đó giải đáp 538 phản ánh, chuyển xử lý 52 phản ánh. Lũy kế từ ngày 22/7/2021 đến thời điểm báo cáo: 31.939 cuộc gọi, tin nhắn. Trong đó, giải đáp 26.228 phản ánh, chuyển xử lý 5.711 phản ánh.
Tiếp nhận, xử lý thông tin từ Tổng đài 1022:
Từ ngày 20/8/2021 đến 12h ngày 22/9/2021 đã tiếp nhận 26.857 cuộc gọi đến, trong đó số cuộc đáp ứng là 18.621, đạt 69.33 % Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 13.458 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 1.791 cuộc.
Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 6900/11.423 cuộc gọi đi thành công; Số người được tư vấn, chăm sóc F0 là 1.410.
An sinh xã hội:

Đến 15h, ngày 22/9/2021, các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội và huy động xã hội hoá để quyết định hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí 1.196,55 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 904,28 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 292,27tỷ đồng).
Thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội và một số quận, huyện, thị xã đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa giúp đỡ, hỗ trợ cho 1,051triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 288,83 tỷ đồng.
Từ ngày 27/4/2021 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu, ủng hộ quỹ vắc xin và phòng chống dịch của Thành phố…tổng số hơn 169,5 tỷ đồng cho 163.942 đoàn viên, NLĐ và 2.098 doanh nghiệp có“Tổ An toàn Covid-19”.
Liên đoàn Lao động Thành phố triển khai95 chuyến Xe buýt Siêu thị 0 đồng” với 46.027“Túi An sinh Công đoàn” để hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho hơn46.027đoàn viên, CNLĐ tại 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với tổng trị giá hàng hóa hơn 9,2 tỷ đồng.

Đã có 33 đơn vị tổ chức “Chuyến xe Siêu thị 0 đồng”, 09đơn vị đã triển khai thực hiện mô hình“Siêu thị 0 đồng” và 22 đơn vị triển khai các hình thức hỗ trợ khác để vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ khẩn cấp“Túi An sinh Công đoàn” giá trị 200.000 đồng/suất cho 33.222 đoàn viên, NLĐ khó khăn, tổng số tiền hơn 6,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê từ 30-100% của 1.650 phòng trọ cho công nhân, với số tiền miễn, giảm lên đến hàng chục tỷ đồng.
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
Thanh tra Sở GTVT đã bố trí lực lượng phối hợp với lực lượng Công an, Quân đội, y tế, chính quyền các địa phương tiến hành chốt trực 24/24h trong ngày, phân luồng, hướng dẫn đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát việc chấp hành cấc biện pháp phòng, chống dịch bênh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới tại 22 chốt trực cửa ngõ lớn ra vào Thành phố huy động tổng số 136 cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên trong một ngày trực. Tình hình giao thông tại các chốt trực ổn định, không xảy ra ùn tắc.
Kết quả kiểm tra các phương tiện được cấp thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “Luồng xanh” lưu thông qua 22 vị trí chốt trực cửa ngõ ra, vào Thành phố:
Trong ngày 21/9/2021 (từ 09h00 ngày 21/9/2021 đến 09h00 ngày 22/9/2021), đã có tổng số 47.629 phương tiện được dán thẻ nhận diện có mã QRCode, đảm bảo điều kiện quy định về y tế lưu thông qua chốt, không phát hiện vi phạm; yêu cầu 1.432 phương tiện không đảm bảo điều kiện theo quy định quay lại nơi xuất phát (1.379 trường hợp Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 đã hết hạn, 53 trường hợp đi không đúng tuyến, hành trình đã đăng ký). Lũy kế từ 06h00 ngày 24/7/2021 đến nay đã tiến hành kiểm tra, cho phép 2.064.889 lượt phương tiện có thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua các chốt trực.
 Kiểm tra xử lý vi phạm:
Từ 15h ngày 21/9/2021 đến 15h ngày 22/9/2021, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã xử phạt 79 vụ vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 318.000.000 đồng. Hành vi vi phạm phổ biến bao gồm: Ra ngoài khi không thực sự cần thiết (13 vụ); Không đeo khẩu trang nơi công cộng (50 vụ); Không giữ khoảng cách khi tiếp xúc (10 vụ); Hành vi khác (06 vụ).
22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào Thành phố đã kiểm soát 18.220 lượt phương tiện (trong đó 24 lượt phương tiện vận tải hành khách) với 24.238 lượt người qua chốt; yêu cầu 2.675 lượt phương tiện quay đầu (1.833 không vào Thành phố, 842 không ra ngoài Thành phố).

Các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Sơn Dương