Nhật Bản thiệt hại 300 tỷ USD sau thảm họa

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 19:53, 22/03/2011

(NHN) Theo một ước tính mới nhất, thiệt hại kinh tế do trận thiên tai tại Nhật Bản gây ra có thể lên đến con số 300 tỷ USD. Trong khi đó, một số công ty bảo hiểm cũng đang tiếp tục đưa ra những ước tính sơ bộ vử chi phí bồi thường.

Hôm thứ Hai (21/3), công ty cung cấp dịch vụ và  giải pháp quản lý rủi ro do thảm họa Risk Management Solutions ước đoán trận động đất và  sóng thần vừa qua sẽ gây thiệt hại vử mặt kinh tếkhoảng 200 -300 tỷ USD.

Các nhà  phân tích hy vọng khoảng 10%-20% chi phí kinh tế của trận động đất sẽ ro các công ty bảo hiểm tư nhân bù đắp, và  phần lớn trong số nà y sẽ đủ vốn để chi trả. Với khả năng thiệt hại có thể vượt quá 200 tỷ USD, sự kiện nà y sẽ vẫn là  một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử­ ngà nh bảo hiểm.

Công ty Swiss Re cho biết có thể sẽ phải thanh toán số tiửn bảo hiểm lên đến 1,2 tỷ USD sau trận động đất và  sóng thần tại Nhật Bản; tuy nhiên mọi dự đoán chi phí sẽ còn phụ thuộc và o mức độ bất ổn (có thể cao hơn bình thường) và  sẽ cần điửu chỉnh lại.

Theo công ty bảo hiểm nà y, sự cố tại nhà  máy điện hạt nhân Fukushima ít có khả năng ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Tổn thất do động đất và  sóng thần gây ra đối với các cơ sở hạt nhân tại Nhật Bản phần lớn sẽ do chính phủ chịu trách nhiệm.

American International Group Inc hôm thứ Sáu (18/3) cũng ước tính ngà nh kinh doanh bảo hiểm của công ty sẽ phải trả 700 triệu USD bồi thường sau trận động đất và  sóng thần tại Nhật Bản, chưa kể 500 triệu USD tiửn dự phòng thiên tai mà  các chi nhánh hoạt động ở Nhật Bản thà nh lập trước đó để bù đắp thiệt hại vử nhà  cho người dân.

Trong khi đó, Munich Re, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới (xét theo tiửn phí đóng bảo hiểm), và  Hannover Re đửu cho rằng còn quá sớm để đưa ra ước tính. Công ty bảo hiểm Pháp Scor SE thì dự đoán khoản thua lỗ trước thuế của công ty có thể sẽ nhử hơn 262 triệu USD.

Nhật Bản thiệt hại 300 tỷ USD sau thảm họa

Ảnh: AP

Berkshire Hathaway Inc của Warren Buffett, công ty vừa đạt được thửa thuận mua 20% cổ phiếu kinh doanh bảo hiểm tà i sản và  nhân thọ trên thế giới của Swiss Re, có thể cũng sẽ mất món lớn sau trận động đất.

Các nhà  phân tích thuộc Barclays Capital cho biết, Berkshire có thể sẽ mất khoảng 1 tỷ -2 tỷ USD, nhưng đây là  khoản thua lỗ công ty vốn luôn mạnh vử tà i chính nà y hoà n toà n có thể dễ dà ng bù đắp được.

Trong những ngà y gần đây, nhiửu cơ quan khác cũng liên tục có các dự báo liên quan tới ảnh hưởng của trận động đất ở Nhật Bản.

Tuần nà y, Ngân hà ng thế giới cảnh báo, thảm họa tại Nhật Bản có thể sẽ khiến xuất khẩu của nhiửu quốc gia đang phát triển ở Аông à giảm khoảng 1,5% do các nhà  sản xuất ở những nước nà y phải đối mặt với tình trạng gián đoạn nguồn cung. Các công ty Hà n Quốc đang phải chịu mức giá rất cao để mua các con chip, còn các nhà  xuất khẩu xe hơi Thái Lan cũng sẽ không khửi điêu đứng do nguồn cung hiện tại các phụ tùng nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ chỉ đủ dùng cho tháng Tư.

Chi nhánh Hà n Quốc của hãng General Motors cũng nói sẽ giảm sản xuất trước tình trạng thiếu hụt các phụ tùng chính; trước đó quyết định tương tự của chi nhánh Hà n Quốc của Renault SA ban hà nh.

Hơn nữa, ¼ nợ dà i hạn của khu vực được tính bằng động yen, và  do đó sự tăng giá của đồng yen là m tăng chi phí dịch vụ nợ, Ngân hà ng thế giới phân tích.

Trong một báo cáo lạc quan hơn vử ngà nh bảo hiểm, các sự kiện tại Nhật đánh dấu một bước ngoặt với các công ty bảo hiểm vốn phải chịu sụt giảm giá phí bảo hiểm mạnh trong mấy năm nay.

Công ty Moody's Investors Service nói trong một báo cáo mới đây: "Sự kiện nà y có thể giúp ổn định giá bảo hiểm trong những tháng tới khi vốn và  khả năng của các công ty bảo hiểm giảm xuống bởi các thảm họa trong sáu tháng qua".

Moody's dự đoán quá trình thay đổi giá bảo hiểm tại thị trường Nhật Bản sẽ bắt đầu diễn ra và o đầu tháng Tư, cũng như ở Australia và  New Zealand, nơi những thay đổi sẽ diễn ra và o giữa năm nay. Công ty nà y cũng cho hay, hoạt động mua lại cổ phần của các công ty bảo hiểm toà n cầu thu lỗ nặng trong năm 2010, sẽ gần như ngừng lại khi các công ty bảo hiểm phải dự trù vốn cho mùa mua bão tiếp theo trên Аại Tây Dương.

Vef