quần đảo trường sa

“Bảo vật quốc gia – Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam”
Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức trưng bày “Bảo vật quốc gia – Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam” tại số 34 Phan Kế Bính, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Khoảnh khắc Trường Sa: Kỳ 5 - Xúc động Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa
    Trong chuyến hải trình đến với huyện đảo Trường Sa, tàu HQ571 đã thả neo trong vùng biển đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma làm lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh trên vùng biển Trường Sa. Để bảo vệ Tổ quốc, giữ được biển trời, hải đảo quê hương, bao người con Việt Nam đã dũng cảm quên mình hy sinh vì Tổ quốc, bao liệt sĩ đã hòa mình với biển quê hương, không mộ chí giữa muôn trùng sóng nước Trường Sa hay dưới đáy biển bao la.
  • Khoảnh khắc Trường Sa: Kỳ 3 - Sơn Ca, đảo trọng yếu
    Đảo Sơn Ca có chiều dài khoảng 450m, rộng chừng 102m, khi thủy triều xuống thấp nhất đảo cao từ 3,5-3,8m. Đây được coi là điểm chốt trọng yếu trên quần đảo Trường Sa. Trên đảo có cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm cành lá sum suê, rợp bóng mát rất thích nghi với điều kiện sinh sống của loài chim. Vì vậy, chim sơn ca thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.
  • Khoảnh khắc Trường Sa: Kỳ 2 - 'Đảo Phong ba'
    Khi đặt chân lên đảo Song Tử Tây, có lẽ ấn tượng nhất đối với tôi là đảo có rất nhiều cây. Trong đó có những cây Phong ba tới hơn 30 tuổi đã được công nhận là cây di sản. Vì đi chỗ nào cũng thấy cây phong ba tỏa bóng mát, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đảo xa cho nên từ lâu đảo Song Tử Tây được mệnh danh là "đảo Phong ba".
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO