Sân khấu Hà Nội

Tổ chức Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
“Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng, năm 2024" nhằm nâng cao giá trị văn hóa nghệ thuật Thủ đô. Giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng vẻ vang của Hà Nội ngàn năm văn hiến, của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội trong suốt chặng đường đấu tranh, xây dựng và phát triển Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình...
  • “Bàn tiệc” sân khấu Hà Nội ngày xuân
    Tết đến xuân về, khi mọi người quây quần bên nhau, náo nức chờ đón thời khắc giao thừa thiêng liêng thì các nghệ sĩ, một số đơn vị sân khấu của Thủ đô vẫn tất bật dưới ánh đèn sân khấu. “Nhưng nếu không diễn vào Tết cũng buồn lắm vì lâu nay đã quen rồi. Xuân đến mà nghệ sĩ không đi diễn có khi lại có cảm giác bồi hồi, nhớ nhung đấy”, NSND Thu Huyền, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội bộc bạch.
  • Hội Sân khấu Hà Nội: Một năm hoạt động sôi nổi và hiệu quả
    Sáng 28/12, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024 với sự tham gia của đông đảo các vị khách mời và hội viên.
  • Sân khấu Thủ đô hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước
    Sáng 8/12, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sân khấu Thủ đô hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước” nhằm mục đích vận động đội ngũ tác giả đẩy mạnh sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài chiến tranh cách mạng và khắc phục tình trạng thiếu vắng những tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân Thủ đô trong thời kỳ mới.
  • Những đóng góp cho sân khấu Hà Nội đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thúc Khiêm
    Vào những năm 1913 - 1930, ở Hà Nội có hai trung tâm nghệ thuật lớn đó là rạp Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài. Đây là nơi chiêu tập được nhiều đào kép nổi tiếng từ 3 miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ về biểu diễn. Đặc biệt là các vở diễn tuồng, chèo cải lương với ngôn ngữ sắc bén, đầy tính châm biếm, đả kích sâu cay, kích thích lòng yêu nước của dân tộc gắn liền với tên tuổi Nguyễn Thúc Khiêm đã góp phần vào việc thay đổi, phát triển của sân khấu Hà Nội trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
  • Bắc nhịp cầu nối kịch bản sân khấu đến với đơn vị nghệ thuật
    Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Giới thiệu các tác phẩm kịch bản sân khấu được hỗ trợ năm 2023” với sự tham gia của các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ cùng đại diện các đơn vị nghệ thuật Thủ đô. Tọa đàm là dịp để Hội Sân khấu Hà Nội “quảng bá” các kịch bản sân khấu của các hội viên đến với các đơn vị nghệ thuật Thủ đô.
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 27: NSND Thanh Trầm: ngọn “lửa chèo” tuổi “xế bóng”
    Hơn 70 năm tuổi đời, người nghệ sĩ được bạn bè, đồng nghiệp, khán giả công nhận “Là diễn viên có tài, một thời là trung tâm của sân khấu, có nghề, có tâm, sống rất trung thực” vẫn say đắm với “nghiệp” chèo. NSND Thanh Trầm nguyên là Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội và đang tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học sân khấu điện ảnh. Trong số podcast kỷ niệm 33 năm Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), Hộp nghệ thuật có dịp gặp gỡ, trò chuyện với người nghệ sĩ chèo gạo cội – NSND Thanh Trầm.
  • Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức Ngày giỗ tổ nghề
    Sáng ngày 21/9, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam và ngày Giỗ Tổ của ngành Sân khấu, với sự tham gia của đông đảo các hội viên.
  • Truyền thống và hiện đại – hướng phát triển của sân khấu Hà Nội
    Trong văn học nghệ thuật Hà Nội nói chung và mảng sân khấu nói riêng, việc vận dụng/ kết hợp tính truyền thống và hiện đại là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để phát huy tính truyền thống và hiện đại ấy trong hướng phát triển của sân khấu Thủ đô, trước tiên phải xét về mặt khái niệm.
  • Sân khấu Thủ đô với tính truyền thống và hiện đại
    Hội thảo “Sân khấu Thủ đô với tính truyền thống và hiện đại” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức sáng ngày 3/8/2023 đã thu hút đông đảo các hội viên tham gia. Các ý kiến, tham luận tại hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ những thuộc tính cơ bản của sân khấu; thành tựu cũng như các vấn đề tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp góp phần đưa sân khấu Thủ đô ngày một phát triển.
  • Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tác phẩm sân khấu
    Sáng ngày 20/6, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được vận dụng trong tác phẩm sân khấu” với sự tham gia của đông đảo các văn nghệ sĩ. Hội thảo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sáng tạo của hội viên, để ngày càng có nhiều tác phẩm sân khấu lấy Bác Hồ làm trung tâm, làm nguồn cảm hứng với những sáng tạo, tìm tòi mới.
  • Tìm đầu ra cho kịch bản sân khấu
    Tọa đàm “Giới thiệu tác phẩm kịch bản sân khấu được hỗ trợ năm 2021” do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức vừa diễn ra sáng ngày 21/3/2023 tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, số 19 Hàng Buồm, Hà Nội.
  • Tìm giải pháp xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng
    Sáng ngày 27/2, tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề “Văn hóa ứng xử của nghệ sĩ với công chúng” nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong mắt công chúng.
  • Phát huy vai trò của nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu
    Sáng ngày 22/12, tại Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu”. Bên cạnh việc khẳng định vai trò của nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, thực trạng của nghệ thuật sân khấu với nghệ sĩ biểu diễn sân khấu hiện nay, các ý kiến tham luận tại hội thảo cũng đã đề cập tới nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của nghệ sĩ biểu diễn sân khấu.
  • Bàn về xu hướng hoạt động sáng tạo nghệ thuật sân khấu theo cơ chế tự chủ hiện nay
    Sáng 17/11/2022, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo “Xu hướng hoạt động sáng tạo nghệ thuật sân khấu theo cơ chế tự chủ hiện nay” với sự tham gia của đông đảo các văn nghệ sĩ.
  • Nghệ sĩ sân khấu Hà Nội sum vầy giỗ Tổ
    Sáng ngày 5/9/2022 (tức ngày 10/8 Âm lịch), các nghệ sĩ sân khấu Hà Nội đã cùng sum vầy tại ngôi nhà chung của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội ở 19 Hàng Buồm, TP.Hà Nội để thành kính dâng hương giỗ Tổ và kết nạp hội viên mới.
  • Để sân khấu Hà Nội sáng tạo và phát triển
    Với chủ đề “Sân khấu Hà Nội sáng tạo và phát triển” cuộc hội thảo do Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức cuối tháng 11 vừa qua là dịp để giới chuyên môn nhìn nhận lại những thành tựu, hạn chế từ đó tìm ra những giải pháp cho sự nghiệp sáng tạo và phát triển của sân khấu Hà Nội hôm nay. Những ý kiến, tham luận tại hội thảo đã góp phần định hướng cho các hoạt động sân khấu bắt kịp với công cuộc đổi mới của Thủ đô và đất nước.
  • Đưa sân khấu Hà Nội phát triển xứng với di nguyện của các bậc tiền nhân
    Sáng ngày 6/9, Hội Sân khấu Hà Nội đã long trọng tổ chức chào mừng 10 năm Ngày Sân khấu Việt Nam và ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu. Đây là dịp để giới sân khấu Hà Nội cùng nhau thắp nén hương dâng Tổ nghiệp những bông hoa nghệ thuật đầy hương sắc.
  • Sân khấu Hà Nội với cách mạng công nghệ lần thứ 4: Góc nhìn từ thiết kế mỹ thuật
    Suốt trên nửa thế kỷ qua, tính từ ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc đến nay, mỹ thuật sân khấu Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể với hàng nghìn vở diễn, hàng trăm giải thưởng, huy chương vàng, bạc, trong nước và quốc tế… Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong và ngoài giới sân khấu đều cho rằng: sân khấu Việt Nam, trong đó có mỹ thuật sân khấu, nếu không được “công nghiệp hóa”, “hiện đại hóa”, thì sẽ lạc hậu và tiếp tục tụt hậu, so với sân khấu của châu lục cũng như các nước có nền sân khấu tiên tiến trên thế
  • Sân khấu Hà Nội: Nghĩ xa để tiến xa
    Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho nghệ thuật sân khấu để tồn tại và phát triển. Sân khấu Thủ đô dù đang có những bước chuyển mình, nhưng vẫn cần nghĩ xa để tiến xa hơn, đáp ứng nhu cầu của khán giả, nhất là thế hệ “công dân toàn cầu”.
  • Sân khấu Hà Nội với Cách mạng công nghiệp 4.0
    Sáng 29-5, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo chuyên đề “Sân khấu Hà Nội với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trên địa bàn và đông đảo nghệ sĩ sân khấu Thủ đô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO