Tỉnh táo với mứt Tết!

Tieudung.vn| 25/12/2019 13:51

Mứt là món truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Những món mứt Tết được chế biến từ đa dạng các loại nguyên liệu như gừng, cà rốt, cà chua, quất, khoai lang… khiến khay mứt trở nên phong phú và đa dạng hơn. Nhưng để mứt tác dụng tốt cho sức khỏe nhờ những chất dinh dưỡng tự nhiên thì lại phụ thuộc vào việc tỉnh táo tiêu dùng.

Như mọi năm,Tết được cho là khởi động chậm và sức mua chưa rõ nét. Tuy nhiên, ở thời điểm chỉ còn tháng nữa là Tết,  động thái này cũng đã bắt đầu. Nhộn nhịp là cảnh có thể đặc tả cho hình ảnh của thị trường mứt Tết. Và trong những nhộn nhịp đó, thị trường bánh mứt được xem là có nổi trội hơn. Hiện các khu vực chuyên sản xuất mứt Tết ở TP. Hồ Chí Minh đã khá sôi động.
Mô tả ảnh

Cần tỉnh táo trước các sản phẩm mứt Tết trôi nổi.

Diễn biến thị trường cho thấy những sản phẩm sản xuất trong nước đang chiếm được cảm tình của người  với nguồn cung dồi dào, chủng loại phong phú. Ngoài dòng sản phẩm truyền thống, nhiều nơi cũng tăng cường cải tiến mẫu mã, bao bì để hướng đến đối tượng là khách hàng mua để biếu, tặng… có giá bán khá đa dạng, do được đầu tư khá kỹ về hương vị, hình dáng, chất lượng.

Nắm bắt tâm lý  ngày càng thận trọng trong việc tiêu dùng , nên các chủ hàng chủ yếu kinh doanh các dòng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác và đóng gói bao bì theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại mứt Tết gồm mãng cầu, me, gừng, dừa… được đóng gói riêng biệt từng sản phẩm hoặc theo trọng lượng, với bao bì đảm bảo và mẫu mã bắt mắt; đồng thời giá bán cũng được niêm yết cụ thể.

Hiện tại các chợ lẻ ở đã tràn ngập các loại bánh, mứt cho ngày Tết. Giá năm nay tăng từ 20% -  40% so năm ngoái: Tắc dẻo 105.000 đồng/kg, Kiwi 110.000 đồng/kg, Sen huế 120.000 đồng/kg, Nho và Me 150.000 đồng/kg, Chà là 90.000 đồng/kg, củ năng 95.000 đồng/kg, dừa 100.000 đồng/kg,

Tuy nhiên, đàng sau cái bề nổi ấy của thị trường lại là những lo ngại rình rập, khi mà nhìn từ các cơ sở sản xuất, các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm dường như chưa đủ để an tâm.

Ở TP. Hồ Chí Minh, khu vực cư xá Đường sắt, phường 1, quận 3; khu Xóm Đất, Thái Phiên, phường 9, quận 11 được xem là “thủ phủ” của mứt Tết. Trong những ngày này, nhà nhà, người người đều đua nhau làm mứt Tết. Thế nhưng, cùng với cái không khí lao động khẩn trương là hình ảnh một môi trường sản xuất đầy nghi ngại.

Mô tả ảnh

Sản phẩm sản xuất trong nước đang chiếm được cảm tình của người tiêu dùng với nguồn cung dồi dào, chủng loại phong phú.

Theo mô tả, vỏ dừa, vỏ mít, mãng cầu… chất đống trước nhà bốc mùi hôi nồng nặc. Đó là chưa kể, hầu hết các loại nguyên liệu làm mứt đều có xuất xứ không rõ ràng. Các nguyên liệu này trước khi “biến” thành mứt, hầu như đều qua công đoạn bắt buộc là sơ chế là ngâm tất tần tật vào các thùng hóa chất (loại hóa chất này không ai có thể định tính và định lượng, chỉ biết khi chạm vào da tay là có thể gây lở loét. Đó cũng là lý do vì sao khi quan sát, những người làm công đều phải mang găng tay…). Thêm nữa, nhờ có hóa chất tạo dẻo, chống mốc và tạo độ trong, độ giòn nên nhiều thứ nguyên liệu tưởng như chỉ có thể đổ bỏ vẫn có thể trở thành thứ mứt thơm ngon…

Điều này lý giải vì sao trên thị trường có rất nhiều loại mứt xá giá rất rẻ. Người bán hàng sau khi đóng gói, cho vào một nhãn mác tự in, thế là mứt.

Điều đáng nói là đã có nhiều cơ sở tại sản xuất từng bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; thuê nhân công không hợp đồng lao động, không kiểm tra sức khỏe,… nhưng đến hẹn lại lên, các cơ sở này lại vẫn tấp nập bình thường.

Theo các tiểu thương chợ hóa chất Kim Biên, những ngày gần Tết, mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất là các loại đường hóa học, phẩm màu công nghiệp, chất tẩy trắng, chất tạo giòn..., đây là những hóa chất không thể thiếu trong công nghệ sản xuất mứt Tết.

Chúng ta đang buông lỏng quản lý hóa chất mà không biết nó độc hại ra sao với con người và quan trọng nhất là nguồn gốc từ đâu? Trong lúc, mọi hoạt động sản xuất, mua bán hóa chất dường như công khai. Các cơ quan có chức năng kiểm tra thị trường đang ?

Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, người tiêu dùng nên “tẩy chay” mặt hàng không nguồn gốc, không nhãn mắc, không hạn sử dụng.

Nhưng xin thưa rằng, người tiêu dùng biết đâu là nguồn gốc, là nhãn mác, là hạn sử dụng “thật” của các loại sản phẩm này.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tỉnh táo với mứt Tết!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO