Tổng Cục Hải quan yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu khám xét các lô hàng liên quan nhãn hiệu Asanzon

Theo ĐSPL| 19/08/2019 22:57

Cục Điều tra chống buôn lậu được chỉ đạo phải điều tra, khám xét hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo của các doanh nghiệp có liên quan công ty của ông Phạm Văn Tam.

Liên quan vụ việc Asanzo bị nghi vấn nhập linh kiện Trung Quốc về thay mác thành hàng "Made in Vietnam", Tổng Cục Hải quan đã có văn bản gửi Cục Hải quan TP HCM và Cục Điều tra chống buôn lậu, thực hiện khám xét các lô hàng liên quan nhãn hiệu Asanzo.

Văn bản do Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Dương Thái kí ngày 9/8, cho biết về vụ việc liên quan Tập đoàn Asanzo cần thời gian để điều tra, thu thập và củng cố chứng cứ để mở rộng điều tra.

asanzomoi_uoki-crop

Tổng Cục Hải quan yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu khám xét các lô hàng liên quan nhãn hiệu Asanzo. (Ảnh:Thanh Niên).

Vì vậy, Tổng Cục Hải quan chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu phải điều tra, chủ trì quyết định khám hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo của các doanh nghiệp có liên quan Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Cục Hải quan TP HCM có nhiệm vụ chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 liên hệ với hãng tàu, đại lí hãng tàu, cảng vụ và các bên liên quan để tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, khám xét, tạm giữ hàng hóa.

"Tổng Cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan TP HCM và Cục Điều tra chống buôn lậu khẩn trương thực hiện", văn bản của Tổng Cục Hải quan nêu rõ.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kì diễn ra vào đầu tháng 8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết quá trình xác minh vụ việc cho thấy hoạt động của Asanzo liên quan nhiều doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xác minh có đến 28 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu liên quan Tập đoàn Asanzo.

Đồng thời, các Bộ ngành cũng tiến hành xác minh từ Asanzo, các siêu thị, nhà bán lẻ và cả các sản phẩm của công ty này. Ngoài ra, còn phải kiểm tra thông tin với cơ quan thuế về các giao dịch…

Vì vậy, theo Thứ trưởng, việc tiến hành điều tra, xác minh có phần phứ tạp hơn.

Liên quan vụ việc này, trước đó, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin Asanzo nhập khẩu hàng nước khác, gắn mác xuất xứ Việt Nam bán ra thị trường, và làm rõ các vi phạm để xử lí theo quy định pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương báo cáo kết quả Thủ tướng trước ngày 30/7/2019. Tuy nhiên, theo các Bộ, do tính chất phức tạp của vụ việc nên các cơ quan liên quan cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng muộn hơn. 

Chánh Văn phòng của Ban Chỉ đạo 389 cho rằng phải tới 30/8 mới có kết luận vụ việc.

Khủng hoảng Asanzo diễn ra thế nào?

Ngày 21/6, Tuổi Trẻ khởi đăng loạt bài điều tra về nghi vấn Công ty CP Tập đoàn Asanzo chuyên nhập linh kiện TV, máy lạnh từ Trung Quốc về nước rồi thực hiện lắp ráp tại nhà máy, đưa ra thị trường với xuất xứ hàng Việt Nam.

Đáng chú ý, điều tra cũng phát hiện tại nhà máy, quy trình lắp ráp TV có công đoạn "bóc" nhãn "Made in China" để thay thế bằng mã vạch và tem bảo hành dán chồng lên tem sườn. Sau đó, sản phẩm được bán ra thị trường với xuất xứ Việt Nam, kèm khẩu hiệu: "Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản".

Ngày 23/6, CEO Asanzo Phạm Văn Tam đã có cuộc gặp báo chí trả lời những vấn đề xung quanh nghi án này. Ông Tam cho biết đối với sản phẩm TV, Asanzo nhập 70% linh kiện từ Trung Quốc, đây là những thứ Việt Nam chưa sản xuất được. 30% còn lại Asanzo tự làm, gồm thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV, bộ nguồn phù hợp với điện 220V, remote…

Về việc "bóc" tem "Made in China", ông Tam phủ nhận quy trình này, và cho rằng con tem này được dán lên linh kiện panel của TV, không phải TV. Con tem "Made in Vietnam" được hãng dán phía sau chiếc TV.

Ông Phạm Văn Tam cho rằng doanh nghiệp không nhập nguyên chiếc TV về Việt Nam, mà có chủ động thiết kế. Ông nói khi khâu đầu cuối nằm tại nhà máy Asanzo, hoàn thiện trên dây chuyền sản xuất của Asanzo thì hãng được phép ghi là xuất xứ Việt Nam, không vi phạm pháp luật.CEO Asanzo cũng nhiều lần lên tiếng cho rằng cáo buộc của báo chí thời gian qua là sai sự thật, khiến doanh nghiệp bị tổn hại nặng nề. Theo tính toán, tổng thiệt hại đến thời điểm này của Asanzo ước tính lên đến khoảng 1.000 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức văn hóa Kinh Kỳ qua tranh truyện Hàng Trống
    Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của đất và người Kinh kỳ xưa.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Hà Nội xử phạt người bán hàng rong bán túi táo nhỏ giá 200.000 đồng cho du khách nước ngoài
    UBND phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) đã xử phạt người bán hàng rong liên quan tới sự việc 'chặt chém' 200.000 đồng một túi táo nhỏ đối với hai du khách Tây.
  • Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ngành công nghiệp và trí tuệ nhân tạo
    Chiều 18/3/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”.
Đừng bỏ lỡ
Tổng Cục Hải quan yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu khám xét các lô hàng liên quan nhãn hiệu Asanzon
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO