Triệu Mẫn 'Ỷ Thiên Đồ Long ký' đời thực: Không làm vợ Trương Vô Kỵ, cuộc đời bất hạnh và kết cục bi thảm

Helino/Sohu/Sina| 15/11/2018 07:24

Không mạnh mẽ, độc lập và vô cùng cá tính như Triệu Mẫn dưới ngòi bút của Kim Dung, cô Quận chúa ngoài đời thực cũng như những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải sống một cuộc đời đau khổ theo sự sắp đặt của bàn tay kẻ khác.

Nhân vật Triệu Mẫn - nữ chính trong tác phẩm nổi tiếng 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký' của nhà văn Kim Dung vẫn luôn là hình mẫu lý tưởng mà người hâm mộ tiểu thuyết, phim ảnh võ hiệp yêu thích. Nàng là người Mông Cổ, con gái của Nhữ Dương Vương Sát Hãn Đặc Mục Nhĩ thời nhà Nguyên, em gái của Khố Khố Đặc Mục Nhĩ (hay còn gọi là Vương Bảo Bảo).

Dưới ngòi bút của bậc thầy viết truyện kiếm hiệp, Triệu Mẫn hiện ra dưới mắt độc giả là một quận chúa có sắc đẹp, được mệnh danh là "đệ nhất mỹ nữ của Đại Nguyên"; kiêu hãnh, thông minh tài trí, mưu mẹo hơn người, được cha hết mực nuông chiều, mời nhiều cao thủ võ lâm về dạy võ công cho nàng, lại cho phép nàng tự do đi lại trên giang hồ. Về sau, Triệu Mẫn còn tìm được tình yêu của cuộc đời mình - Trương Vô Kỵ, trở thành một cặp trai tài gái sắc nức tiếng giang hồ và cũng là mỹ nhân có kết cục viên mãn bậc nhất trong truyện.


Tuy nhiên, nhân vật Triệu Mẫn có thật trong lịch sử Trung Quốc thì lại không may mắn như vậy. Nàng cũng có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, nhưng phải sống một cuộc đời đau khổ cho đến tận khi rời bỏ nhân gian.
Triệu Mẫn Ỷ Thiên Đồ Long ký đời thực: Không làm vợ Trương Vô Kỵ, cuộc đời bất hạnh và kết cục bi thảm - Ảnh 1.

Những Triệu Mẫn xinh đẹp trên màn ảnh Trung Quốc

Mỹ nhân trong thời loạn

Nhân vật Triệu Mẫn được lấy cảm hứng từ mỹ nhân có thật trong lịch sử - Quan Âm Nô (Vương thị), em gái của Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi hay Khố Khố Đặc Mục Nhĩ (Tên Hán: Vương Bảo Bảo), tướng lĩnh cuối đời nhà Nguyên, trụ cột của triều đình Bắc Nguyên.

Vương Bảo Bảo không chỉ là "đệ nhất hổ tướng" của nhà Nguyên, mà còn là kỳ phùng địch thủ đáng gờm nhất của Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) - hoàng đế khai quốc của vương triều Nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù đã từng bại trận trong cuộc chiến với Vương Bảo Bảo, nhưng Chu Nguyên Chương vẫn không hề ôm hận mà còn đánh giá rất cao vị tướng này, vì vậy rất muốn thu phục ông về dưới trướng của mình.

Mặc cho Chu Nguyên Chương đã nhiều lần dụ hàng, Vương Bảo Bảo vẫn không chịu, còn giết cả sứ giả. Theo Minh Thực Lục, Chu Nguyên Chương đã bảy lần viết thư rất thống thiết, hai lần sai người tâm phúc của Vương Bảo Bảo đã về hàng sang chiêu dụ nhưng không lay chuyển được tâm ý của vị tướng tài ba này.

Theo sử sách, võ tướng Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi có hai người em, em trai là Thoát Nhân Thiếp Mộc Nhi, em gái là Vương Thị (cũng chính là nguyên gốc của Triệu Mẫn). Thoát Nhân theo anh xông pha chiến trường còn cô em gái do tuổi vẫn còn nhỏ nên ở lại sinh sống quanh vùng Trẩm Khâu, Hà Nam hoặc với ông nội là A Lỗ Đài ở Biện Lương.

Triệu Mẫn Ỷ Thiên Đồ Long ký đời thực: Không làm vợ Trương Vô Kỵ, cuộc đời bất hạnh và kết cục bi thảm - Ảnh 2.

Triệu Mẫn trong 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký' không chỉ được nam giới mến mộ mà còn được phái nữ yêu thích vì sự mạnh mẽ, quyết đoán, dũng cảm theo đuổi tình yêu của mình

Cuộc hôn nhân chính trị với con trai Chu Nguyên Chương

Theo sách "Minh sử" (Lịch sử nhà Minh) ghi lại, "Sảng Phi, em gái của Hà Nam Vương Vương Bảo Bảo". "Sảng Phi" ở đây nói đến vợ của Tần Mẫn vương Chu Sảng, con trai thứ hai của Chu Nguyên Chương.

Tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 4 (1371), tướng Từ Đạt đã bắt được em gái Vương Bảo Bảo đưa đến trình diện Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Sau khi nhìn thấy Quan Âm Nô Vương thị, Chu Nguyên Chương vô cùng vui mừng, muốn ban nàng làm vợ cho con trai Chu Sảng, đồng thời làm con tin uy hiếp Vương Bảo Bảo.

Là một cô gái có khí khách, không chịu khuất phục cường quyền, Vương thị không muốn mình phải làm vợ của Hoàng tử phía kẻ địch. Nàng lấy cớ ông vừa qua đời, phải giữ tròn đạo hiếu nên tỏ ý cự tuyệt hôn sự mà Chu Nguyên Chương định đoạt. Tuy nhiên, Thái Tổ nhà Minh không dễ bỏ cuộc như vậy. Ông hỏi nàng: "Trong thiên hạ, điều gì là quan trọng nhất?'. Vương thị đáp: "Chính là chữ Hiếu". Chu Nguyên Chương bèn nói: "Sai, Trung Hiếu mới là quan trọng nhất. Mà trong Trung Hiếu, chữ Trung nằm phía trước. Bây giờ ta là vua, nhà ngươi buộc phải tận trung với ta".

Dưới sự ép buộc rõ ràng của Chu Nguyên Chương, tháng 10 năm 1371, Chu Sảng Hoàng tử cưới Vương thị và phong nàng làm Vương Phi. Nhưng cuộc hôn nhân chính trị này vẫn không thể lay chuyển được Vương Bảo Bảo, vị mãnh tướng không hề đầu hàng nhà Minh vì sự an nguy của em gái. Điều đó cũng là nền móng cho cuộc đời đau khổ sau này của mỹ nhân bạc mệnh Vương thị.

Triệu Mẫn Ỷ Thiên Đồ Long ký đời thực: Không làm vợ Trương Vô Kỵ, cuộc đời bất hạnh và kết cục bi thảm - Ảnh 3.

Suốt đời bị chồng ghẻ lạnh, hứng chịu kết cục bi thảm

Cuộc hôn nhân do một tay Minh Thái Tổ tạo nên lại khiến cho đến hai người phải chịu khổ. Vương thị bị ép cưới Hoàng tử Chu Sảng, Chu Sảng cũng không hề yêu Vương thị, thậm chí còn hành hạ nàng. Mặc dù sinh cho Chu Sảng đến 3 người con trai, nhưng nàng vẫn không hề được Tần Mẫn vương sủng ái. Thậm chí, Chu Sảng còn giam cầm Vương thị ở hậu viện, cuộc sống như bị cầm tù, cả đời chỉ được quanh quẩn ở chốn sân vườn phía sau.

Vào đầu năm 1395, Tần Mẫn vương Chu Sảng cho dẫn một đoàn quân đi đánh người Tây Tạng đang làm loạn ở vùng biên cương, thu nạp được rất nhiều hàng quân. Sau khi trở về, ông lâm bệnh mà mất trong cùng năm đó. Chánh phi Vương thị bị buộc phải tuẫn táng theo chồng. Trong suốt nhiều năm phải sống với cuộc hôn nhân không có một ngày vui vẻ, cuối cùng nàng vẫn bị buộc phải chôn theo người đàn ông mà mình không yêu.

Triệu Mẫn Ỷ Thiên Đồ Long ký đời thực: Không làm vợ Trương Vô Kỵ, cuộc đời bất hạnh và kết cục bi thảm - Ảnh 4.

Cuộc sống của Quận chúa Triệu Mẫn trong truyện viên mãn bao nhiêu, Quan Âm Nô Vương thị ngoài đời thực lại bi thảm bấy nhiêu. Dù là một nữ nhân tài sắc vẹn toàn hay mạnh mẽ dũng cảm đến bao nhiêu, nàng cũng không thể thoát khỏi được sự an bài của số phận, của cường quyền trong xã hội phong kiến. Đoạn kết của 'Ỷ Thiên Đồ Long ký', Triệu Mẫn cùng Trương Vô Kỵ quy ẩn giang hồ, sống cuộc đời hạnh phúc mãi mãi về sau. Còn Vương thị, nàng chỉ là nạn nhân của cuộc đấu tranh quyền lực, bị giam cầm cả đời trong một cuộc hôn nhân chính trị, rồi cũng bị chính cuộc hôn nhân đó vùi chôn xuống nấm mồ lạnh lẽo.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Triệu Mẫn 'Ỷ Thiên Đồ Long ký' đời thực: Không làm vợ Trương Vô Kỵ, cuộc đời bất hạnh và kết cục bi thảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO