văn hóa hà nội

Khát vọng về một Thủ đô Văn hiến
Mùa xuân này, những người sinh ra trong năm đầu tiên khi Thủ đô giải phóng 1954 cũng đã tròn 70 tuổi. Chúng ta tự hào vì đã làm được rất nhiều điều trong suốt những năm qua, từ kháng chiến thắng lợi bước vào cuộc sống kiến quốc hòa bình; tự hào vì vị thế của Hà Nội không ngừng tăng lên, vì đời sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần đều được cải thiện không ngừng. Tuy nhiên, điều mỗi người dân đau đáu trông chờ nhất, vẫn là tầm vóc về văn hóa của Thủ đô phải đạt được những hiệu quả thiết thực, phải vươ
  • Ấn tượng Đoàn Văn Mật
    Lần đầu gặp Mật thấy anh thật dễ gần, giọng nói ấm áp của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Có lẽ do đều còn trẻ, nên chúng tôi dễ dàng kết nối và chia sẻ với nhau. Sau lần gặp đó, tôi cảm nhận Đoàn Văn Mật là một người không ồn ào và kĩ lưỡng qua từng câu chữ.
  • Cùng “nhặt mưa” với “đứa trẻ biết già”
    Trong đời sống thi ca, khái niệm “trẻ” chỉ mang tính tương đối, và không phải lúc nào “trẻ” cũng đồng nhất với “mới”. Nhưng đọc “Những đứa trẻ nhặt mưa” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) thi tập thứ ba của Trần Thị Hằng - nhà thơ trẻ thuộc thế hệ 9X, tôi đã gặp sự đồng nhất ấy, và muốn cùng “nhặt mưa” với “đứa trẻ biết già”.
  • "Hoa" trong Hà Nội
    Từ bé, tôi ấp ôm giấc mộng được sinh sống và học tập ở Thủ đô Hà Nội mặc dù tôi chỉ biết đến Hà Nội qua ti vi và những mùa hoa bà kể. Hà Nội 12 mùa hoa, bà đều đưa tôi lạc vào những khung trời nên thơ, cổ tích. Tôi cũng mang trong mình nỗi bâng khuâng, bồi hồi xao xuyến như kiểu mình là đứa con xa quê vọng nhớ về cố hương của mình vậy. Mặc dù từ nhỏ tới lớn, tôi chưa hề được đặt chân đến Hà Nội để chiêm ngưỡng trực tiếp vẻ dịu dàng đằm thắm, đường phố nên thơ với những cánh hoa rụng rơi phủ khắp lối về.
  • Du lịch văn hoá kết nối Hà Nội - Bắc Giang
    Du lịch gắn với câu chuyện văn hóa và tâm linh: Đây là cốt lõi của tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang với tour 1 ngày “Hà Nội - Tây Yên Tử: Theo dấu chân Phật Hoàng”.
  • Tôi đã gặp Hà Nội giữa lòng Tây Nguyên
    Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo xứ Nghệ. Tính theo chiều địa lý, quê tôi cách Hà Nội hơn hai trăm ki lô mét đường chim bay, nghĩa là Hà Nội với tôi và những người dân quê chất phác miền khu Bốn xưa, xa, xa lắm.
  • Phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững
    Sau 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội đã giành được nhiều kết quả quan trọng, từng bước vươn tới mục tiêu đưa văn hóa trở thành giá trị tinh thần to lớn...
  • Công nghiệp văn hóa ở Thủ đô, thách thức và triển vọng
    Đối với văn nghệ sĩ chúng ta, khái niệm “hoạt động văn hóa văn nghệ” và “tố chất sáng tạo” hầu như không gắn gì với khái niệm “công nghiệp”, vì theo quan niệm từ xưa ở phương Đông thì sáng tác văn học nghệ thuật và các sáng tạo trí tuệ, cùng các sáng tạo gắn với giá trị văn hóa, tinh thần con người…
  • Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca sáng mãi” tại Hà Nội
    Tối ngày 19/12, tại sân khấu ngoài trời Khu trung tâm hành chính mới quận Hà Đông, Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Bản hùng ca sáng mãi”, chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2022), 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022) và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2022).
  • “Thức quà” - cốt cách văn hóa Hà Nội qua ngòi bút Thạch Lam
    Thạch Lam từng tâm sự trong “Hà Nội 36 phố phường”: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu. Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội...”. Song, cũng thật lạ, nhà văn lại chọn “thức quà” để giới thiệu về “vẻ đẹp của Hà Nội”, về “sức quyến rũ” của Hà Nội.
  • SEA Games 31: Cơ hội đón khách cho các điểm đến văn hoá Hà Nội
    Sea Games 31, Hà Nội là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Tận dụng điều đó, các điểm đến văn hoá tại Hà Nội đã xây dựng sản phẩm phù hợp khách quốc tế.
  • Thúc đẩy du lịch văn hóa Hà Nội
    Du lịch văn hóa là một trong 12 lĩnh vực được xác định trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ. Với Hà Nội, du lịch văn hóa mang nhiều lợi thế song cũng rất cần những giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển xứng với tiềm năng.
  • Nhóm "Van Hoa" trăn trở về ý tưởng sáng tạo của văn hóa Hà Nội
    Trong khuôn khổ Tuần lễ thiết kế Việt Nam với chủ đề “Đánh thức truyền thống” đang diễn ra tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhóm “Van Hoa” - tập hợp của một nhóm các bạn trẻ cùng chung niềm tin đã gây ấn tượng bằng ý tưởng sáng tạo các sản phẩm văn hoá mang đậm dấu ấn biểu tượng, hoa văn Việt.
  • Xây dựng văn hóa Hà Nội đậm đà bản sắc: Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường
    Nhắc đến văn hóa là nhắc đến câu chuyện bản sắc. Và chính những chưng cất bản sắc đã làm nên nền văn hiến dân tộc. Văn hiến Thăng Long - Hà Nội được xem là “một sự kết tinh, là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hiến dân tộc” (GS Vũ Khiêu).
  • Góp sức xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội
    Sự quyết liệt của Thành phố Hà Nội trong việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô đã nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các tổ chức quốc tế, chuyên gia, doanh nghiệp. Và ngay lúc này, tất cả đều sẵn sàng góp sức để có thể đồng hành cùng Hà Nội đi đến mục tiêu: công nghiệp văn hóa sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP của thành phố.
  • Kem Tràng Tiền - một nét văn hóa Hà Nội
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem ấy là điểm đến quen thuộc của người dân Thủ đô và khách du lịch.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO