Xung quanh thiết kế mẫu trụ sở phường, xã: Không đập bỏ để xây mới

Vân Hằng/KTĐT| 30/09/2018 15:44

Đồng tình - phản biện là hai thái cực cơ bản của dư luận khi đề xuất "mặc áo đồng phục" cho các xã, phường được cơ quan cấp quản lý phát đi. Phải khách quan rằng, trong lộ trình trưng cầu ý kiến, sự bàn luận của nhiều luồng quan điểm được xem như động thái tích cực để hoàn thiện mục tiêu đề án.

Sự tinh giản, dễ nhận diện về thiết kế

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến của TP Hà Nội mới đây, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, cơ quan chuyên môn đang tổng hợp ý kiến các quận, huyện về phương án thiết kế mẫu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội. Sở QH&KT Hà Nội cũng đang gửi công văn xin ý kiến UBND các quận, huyện. Theo thống kê của Sở này, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng số trụ sở có thể áp dụng thiết kế mẫu khi đầu tư xây dựng mới là 483/584.
Về vấn đề này, ông Lê Vinh - Giám đốc Sở QH&KT Hà Nội cho biết, hiện đang trong quá trình nghiên cứu, lấy ý kiến của các địa phương, chưa áp dụng ngay vào thực tế khi xây dựng trụ sở mới. 

Phương án được đưa ra lấy ý kiến do Trung tâm nghiên cứu kiến trúc và quy hoạch đô thị, nông thôn (HRAP) trực thuộc Sở QH&KT Hà Nội thực hiện. Lập luận về đề án, HRAP đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể về tình trạng nhiều trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn thiếu thống nhất về diện tích đất xây dựng, sàn sử dụng, dẫn đến việc một số trụ sở quá lớn (hơn 3.000m2) hoặc không thống nhất gây lãng phí về tiền bạc, đất đai. Về ngôn ngữ kiến trúc, không ít phương án kiến trúc còn cầu kỳ, rườm rà, chất lượng thẩm mỹ thấp, thiếu tính phù hợp với cơ quan công quyền.

Phải có ít nhất 4 mẫu phù hợp từng vùng

Theo một vị Phó Chủ tịch UBND phường trên địa bàn quận Ba Đình, gần 8 năm qua, phường mong muốn được cung cấp trang thiết bị, cải tạo lại trụ sở (từ phòng họp, hội trường, nhà văn hóa, phòng tiếp dân…) để phục vụ người dân tốt hơn. “Tuy nhiên, để dùng thiết kế mẫu của Sở QH&KT Hà Nội trong quá trình cải tạo, sửa chữa vào phường khó phù hợp. Bởi diện tích phường nhỏ (xấp xỉ 200m2), không thể áp dụng được thiết kế trụ sở mẫu. Nếu được, chỉ nên quy định thống nhất một màu sắc đặc trưng để người dân nhìn vào có thể nhận biết ngay đó là trụ sở phường, xã hay thị trấn" - vị này ý kiến. 

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho rằng, nên áp dụng với trụ sở xây mới để dễ nhận diện, tránh lãng phí. Việc quy định rõ các loại vật liệu đến màu sơn sẽ khó xảy ra tình trạng rút ruột công trình. Đồng thời, sự chuẩn hóa các tiêu chuẩn xây dựng trụ sở xây mới sẽ tiết giảm giá thành thiết kế vì đã có mẫu sẵn. Kiến trúc trụ sở xây dựng đồng bộ sẽ có tính uy quyền nhất định.

Trong khi đó, không ít ý kiến từ giới kiến trúc sư bày tỏ tính quan ngại về sự triệt tiêu khả năng sáng tạo, bản sắc của mỗi vùng, miền địa phương. Bình luận vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, trong địa bàn một quận, trụ sở UBND có thể giống nhau. Song, đại trà hình thức sang các quận khác sẽ rất rập khuôn, cứng nhắc. Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội gồm nhiều đơn vị như miền núi (Hòa Bình); Trung du (Sóc Sơn); những địa điểm ngoại ô thuộc khu vực Hà Tây (cũ) và 4 quận nội đô cần được thể hiện bản sắc riêng về văn hóa, điểm nhấn tính bản địa.

Vị chuyên gia này phân tích, hiện thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đẩy mạnh việc áp dụng Chính phủ điện tử, tinh giảm biên chế, mà cấp xã, phường là hạt nhân của sự phát triển đó. Không thể UBND xã, phường, thị trấn nào cũng y xì nhau về mặt hình thức, nội dung. Nó còn thuộc quy mô dân số, cơ cấu tổ chức. Vậy thì, việc “mặc đồng phục” cho tất cả trụ sở, liệu còn phù hợp trong hoàn cảnh này nữa hay không cũng cần tính toán kỹ lưỡng. “Trường hợp Hà Nội quyết tâm làm, cá nhân tôi cho rằng, với đặc thù Thủ đô cần làm ít nhất 4 mẫu thiết kế đại diện cho mỗi khu vực, địa hình. Cụ thể, tương ứng với vùng trung du, miền núi, ven đô và các quận nội thành. Các mẫu thể hiện được sự nghiêm minh của luật pháp, nhưng cũng phải thân thiện với người dân. Đồng thời, lồng ghép được tính hiện đại cập nhật của Chính phủ vào từng thiết kế” – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Xung quanh thiết kế mẫu trụ sở phường, xã: Không đập bỏ để xây mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO